27/07/2012
Thông thường, mọi người đều biết tôi ít cho ý kiến về
vàng và usd vì những màn ảo thuật, nhưng khi thiếu thốn thật thì không còn khả
năng ảo thuật nữa.
Chúng ta ai cũng biết tình hình kiều hối đang rất căng
(sụt 23% trước khi có lời kêu gọi của tôi) tại đây…CXN_072312_1665_Lời kêu gọi Người Việt Hải Ngoại giảm thiểu
tối đa gửi kiều hối trong 6 hay 12 tháng tới đây
Lượng kiều hối năm 2011 là 9 tỉ usd, nếu lời kêu gọi của
tôi mà thành công rực rỡ (sáng hôm nay tôi biết là nó lan rộng trong rất nhiều
diễn đàn email và tôi nhìn thấy những lượt độc giả tăng khủng
khiếp với một bài tôi viết trong email CXN*_043012_1488_Gánh nặng kinh tế của ĐCS ngày càng trì trệ
hơn) thì lượng kiều hối còn 10%, còn 1 tỉ usd trong năm 2012. Vậy là
8 tỉ usd sẽ bị mất đi (CS chỉ cần in polymer 160 ngàn tỉ để đổi lấy 8 tỉ usd
này ngon ơ) trong cán cân thâm thủng vãng lai thương mại của VN (current
account deficit).
Điều này dẫn tới
tại sao NHTM đột nhiên trả lãi cho vàng như bài báo dưới đây. Lý do là vì NHNN
dụ NHTM cầm vàng của nhân dân lấy tiền polymer in ra từ NHNN. Nhà nước sẽ lấy
số vàng này xuất khẩu lấy usd bù vào khoảng trống bị mất bởi kiều hối. Bây giờ
chỉ còn 4 tháng nữa là nghị định vàng có hiệu lực, chỉ cần một chử ký của Thống
Đốc Nguyễn văn Bình thôi, là tất cả vàng của dân gửi sẽ không lấy lại được vàng
mà phải được cung cấp bằng “chứng chỉ vàng”, từ đó, mọi buôn bán đều qua tờ
giấy lộn này gọi là “chứng chỉ vàng”, khi NH thương mại nơi gửi vàng phá sản,
thì chứng chỉ vàng này là một tờ giấy lộn không hơn, không kém, vì lúc đó NHNN
sẽ quay qua nói là NHTM cầm cho tôi số vàng, tôi chi tiền polymer rồi, NHTM
không thanh toán cho nhân dân thì đó không phải chuyện của NHNN, vậy là người
dân mất trắng vì vàng không có bảo hiểm, chứng chỉ vàng lại càng không có bảo
hiểm hơn.
Về phần NHTM huy động vàng của nhân dân, họ trả 4% lãi
suất, lấy số vàng này thế chấp với NHNN, lấy tiền mặt với lãi suất tái cấp vốn
là 8%, cho vay liên NH cho những Nh thiếu thanh khoản (hay chính Nh huy động
thiếu thanh khoản) với lãi suất 12 tới 15%, chênh lệch 4% NH huy động trả lãi
cho người gửi vàng, 8% tái cấp vốn đưa cho NHNN, vậy là họ sử dụng số tiền
tương đương với vàng gửi mà không trả một đồng lãi suất nào, nhiều khi lãi thêm
nếu họ cho vay liên Nh hơn 12%.
Còn người gửi vàng thì sau ??? Vì
ham 4% lời, nguy cơ mất trắng đống vàng đó là có thật.
Từ đây đến cuối năm, vàng, usd và lãi suất đều tăng vì hệ thống thiếu thốn
do ảnh hưởng của kiều hối. Với người dân, đừng ham 4% lời mà sẽ mất trắng vàng. hãy giữ vàng ở nhà.
Melbourne
23.07.2012
Châu Xuân Nguyễn
———————————————————————–
Tăng lãi suất huy động vàng, vì sao?
Một số NH bắt đầu tăng lãi suất huy động vàng, số khác
lại ngưng huy động. Diễn biến của thị trường vàng trong các NH tỏ ra khó hiểu,
khi thời hạn được phép huy động, cho vay vàng chỉ còn hơn 4 tháng.
Dự báo giá vàng khó biến động, các NH bắt đầu huy động
vàng trở lại để bổ sung thanh khoản?.
Ngân hàng (NH) Á Châu (ACB) vừa chính thức công bố huy
động vàng trở lại với lãi suất các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng là 0,8%/năm. ACB còn
đảm bảo đáo hạn trước ngày 25-11-2012, ngày kết thúc thời hạn được phép huy
động, cho vay vàng.
Bất ngờ và đột ngột
Theo ghi nhận, trước 18-7, nhiều khách hàng đến gửi vàng
tại ACB còn không được nhận nếu dưới 1 lượng. “Hôm 16-7, tôi đến gửi 5 chỉ vàng
tại ACB nhưng nhân viên giao dịch ở đây không nhận vì số lượng nhỏ, nhưng nếu
gửi số lượng lớn thì họ cũng chỉ giữ hộ thôi. Nhưng không hiểu sao, giờ NH này
lại tăng lãi suất huy động vàng”, chị Mai, một khách hàng gửi vàng tại ACB ngày
19-7 cho biết.
Quả thực, chỉ mới hơn 10 ngày trước, ngày 5-7, ACB thông
báo tạm ngưng phát hành chứng chỉ huy động vàng có kỳ hạn, và cho biết những
khoản có ngày đến hạn sau 4-7 nhưng khách hàng không đến rút, ACB sẽ chuyển
sang giữ hộ vàng và không trả lãi.
Ngoài ra, ACB cũng lưu ý, họ sẽ giữ hộ miễn phí vàng đến
30-7, nhưng nếu trong khoảng thời gian này mà ACB triển khai phát hành chứng
chỉ huy động vàng mới, khách hàng rút một phần hoặc tất toán tài khoản giữ hộ
vàng mà không mua chứng chỉ huy động vàng, ACB sẽ thu phí giữ hộ vàng. Trường
hợp khách hàng mua chứng chỉ vàng sẽ được ACB tặng thêm lãi suất với điều kiện số
vàng mua chứng chỉ huy động ngang bằng số vàng giữ hộ ban đầu.
Như vậy, có thể nói việc ACB đưa ra quyết định huy động
vàng vào ngày 18-7 là bất ngờ và đột ngột không chỉ với khách hàng. Tuy vậy, họ
cũng nhanh chóng cạnh tranh lãi suất khi đưa ra mức 0,8%, cao hơn mặt bằng
chung khoảng 0,2%/năm cho các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng.
Eximbank cũng đang huy động vàng các kỳ hạn từ 1,2,3
tháng nhưng lãi suất chỉ 0,6%/năm đối với số lượng gửi dưới 10 lượng. Tuy
nhiên, nếu khách hàng gửi thời gian dài hơn (từ 6 tháng trở lên), khách hàng
không được nhận mức lãi suất này mà chỉ được lãi suất 0,4%/năm. Nếu gửi trên 10
lượng, Eximbank sẽ trả lãi suất 0,8%/năm cho các kỳ hạn 1, 2, 3 tháng.
Trong khi đó, một NH trước đây “khá thích vàng” và luôn
huy động với lãi suất cao nhất nhì thị trường là SCB thì đã ngưng huy động vàng
từ đầu tháng 6.
Khó hiểu
Diễn biến việc huy động vàng trong các NH thật khó hiểu,
khi ngay cả chính NH cũng không nắm chắc kế hoạch huy động hay không huy động.
Còn một số NH lại đẩy lãi suất huy động vàng tăng lên trong bối cảnh một số NH
khác lại ngưng huy động. Theo tiết lộ của lãnh đạo một NH, việc chính NH cũng
“không có kế hoạch” huy động vàng là do… chờ giấy của NHNN. Nếu NHNN cấp giấy
cho phép thì NH thương mại mới được huy động vàng để bán, nên việc huy động hay
không huy động sẽ không giống nhau giữa các NH. Thời hạn cho phép huy động vàng
để bán ra với mỗi NH là khác nhau, nên ngay cả ACB hồi đầu tháng 7 cũng không
biết cuối tháng 7 có được huy động vàng hay không.
Ông Nguyễn Công Tường, Phó Trưởng phòng kinh doanh Công
ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), cho biết, sức mua bán kim loại quý đã giảm
khoảng 70 – 80% so với trước. Vào thời điểm này, theo dự báo giá vàng thế giới
từ nay đến cuối năm rất khó tăng. Vì thế, nếu huy động với lãi suất khoảng 1%/năm
và giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới ít nhất 1,7 triệu đồng/lượng thì
NH vẫn khá hời.
“NH bán kiếm lời hoặc bán bổ sung thanh khoản thì 3 tháng
nữa vẫn không có gì lo lắng, vì từ nay đến cuối năm giá thế giới khó biến động
dữ dội. Sau 25-11-2012, tình hình còn tốt hơn cho các NH vì giá vàng trong nước
sẽ về ngang giá thế giới, nếu giá vàng thế giới không tăng lên so với mức hiện
nay thì NH càng… lãi đậm”, một chuyên gia về ngoại hối nhận xét.
No comments:
Post a Comment