Prashanth
Parameswaran
The Diplomat,
ngày 23-7-2012
Trần
Ngọc Cư
dịch
25-07-2012
ASEAN
phải tiếp tục là một thế lực mạnh cho việc củng cố các quan hệ trong khu vực
châu Á-Thái Bình Dương và phải tránh các âm mưu thiển cận nhằm phá hoại sự đoàn
kết của khối này và khai thác những chia rẽ giữa các quốc gia thành viên.
Nhiều
câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra về việc ASEAN lần đầu tiên không đưa ra được
một thông cáo chung tại Phnom Penh vào đầu tháng này do những bất đồng về Biển
Đông, một sự kiện chưa từng có trong 45 năm lịch sử của tổ chức này. Bất luận
việc gì đã xảy ra trong hội nghị, đây là giai đoạn rất lúng túng cho ASEAN và
nó nêu lên những nghi vấn về khả năng của tổ chức này trong việc duy trì sự tự
trị và tính trung tâm (autonomy and centrality) của tổ chức này giữa các đại
cường có tiềm năng khống chế khu vực. Nếu nhóm quốc gia này cần phải “duyệt xét lại chính mình”
trong vài tháng sắp tới, như Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã nói, nó phải
bắt đầu từ đâu?
Một
khởi điểm hợp lý là phải cố gắng đạt được một số tiến bộ trong tình hình Biển
Đông, vì những diễn biến ở Phnom Penh đã minh họa rằng những chia rẽ trong nội
bộ ASEAN về vấn đề Biển Đông rõ ràng có thể làm hoen ố hình ảnh của tổ chức
này.
Bước
đầu tiên là, bốn quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền – Philippines, Việt Nam,
Brunei, và Malaysia – phải nhắm vào việc làm rõ và đưa vào qui tắc những tuyên
bố chủ quyền khác nhau của mình tại Biển Đông để có thể đứng trong một mặt trận
đoàn kết hơn đối diện với Trung Quốc, như các thành viên ASEAN khác đã đề nghị.
Bắc Kinh chứng tỏ có một thành tích khai thác sự nhập nhằng (ambiguity) để đưa
ra những tuyên bố chủ quyền trái ngược trên Biển Đông, một số tuyên bố ấy rất
thiếu cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Nếu
các nước ASEAN làm minh bạch các tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách đặt
chúng thành luật qua tiến trình lập pháp trong nước và qua các khung pháp lý đa
phương phù hợp với luật quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), những
quốc gia này có thể phân định những lãnh vực có các tranh chấp đặc biệt khó
giải quyết và những lãnh vực họ có cùng quan điểm với nhau. Tiếp theo đó, Trung
Quốc phải có nhiệm vụ trình bày rõ cơ sở cho việc tuyên bố chủ quyền của mình.
Cho đến nay, sự nhập nhằng về Biển Đông chỉ cho phép Bắc Kinh đưa ra những
tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở đồng thời phơi bày những chia rẽ trong nội bộ
ASEAN. Trong khi ASEAN phải tiếp tục những nỗ lực tiến tới một bản qui tắc ứng
xử giữa tổ chức này với Trung Quốc, không còn cách nào khác hơn là phải tỏ ra
rõ ràng trong vấn đề này.
Bước
thứ hai và bao quát hơn, ASEAN trong tư cách một tập hợp các quốc gia phải nỗ
lực gấp bội để duy trì tính trung tâm và sự cố kết (centrality and cohesion)
của mình. Tổ chức này đang được quốc tế theo dõi kỹ hơn trong thời gian hiện
nay và sẽ tiếp tục vật lộn với những vấn đề gay go như vấn đề Biển Đông trong
tương lai. Tuy nhiên đồng thời, cũng như Campuchia năm 2012, những năm tiếp
theo sẽ chứng kiến ASEAN được chủ toạ bởi những quốc gia nhỏ hơn và kém phát
triển hơn (Brunei năm 2013, Miến Điện 2014, Lào 2016). Mặc dù những quốc gia
này tự mình cũng có khả năng, nhưng có thể họ không đủ tầm cỡ để thúc đẩy sự
hội nhập khu vực hay đương đầu với những tranh chấp cam go như mộ tIndonesia hay
Singapore. Và mặc dù Đông Nam Á còn có những lãnh đạo lớn khác, nhưng ASEAN sẽ
khó kéo dài cái thập niên dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ và năng động của các Tổng
Thư ký Ong Keng Yeong (2004-2008) và Surin Pitsuwan (2008-2012).
Đương
đầu với thách thức này sẽ đòi hỏi những nỗ lực to lớn hơn trên nhiều mặt trận
khác nhau. Một trong những nỗ lực ấy là, ASEAN phải chuyển động nhanh hơn trong
mục tiêu tạo ra một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (gọi tắt là AEC) trước năm 2015,
trong tình hình khối này đã bị chậm trễ trên một số phương diện của sáng kiến
này. Một sự cố kết chặt chẽ hơn nữa trong khu vực sẽ tạo được một bản sắc tập
thể mạnh mẽ hơn nữa cho tất cả các thành viên của tổ chức và tăng cường quan hệ
kinh tế giữa họ với nhau, cả hai điều này sẽ khích lệ việc đưa ASEAN lên ưu
tiên trước nhất. Nhưng nếu các quốc gia chọn con đường “xé lẻ”, như Pitsuwan đã
nói với báo Myanmar Times
vào đầu năm nay, điều này chỉ sẽ làm cho ASEAN trì trệ thêm mà thôi. Các thành
viên ASEAN có thể tránh lặp lại sự thất bại như đã diễn ra ởPhnom Penh bằng
cách thỏa thuận những phương cách sáng tạo hơn để bày tỏ những bất đồng chính
đáng, điều này sẽ đòi hỏi sự linh động (flexibility) của cả nước chủ nhà lẫn
các nước thành viên ASEAN khác. Và nếu các khủng hoảng thực sự xảy ra trong
tương lai, việc giải quyết có thể cần đến các thành viên kỳ cựu để chứng tỏ tài
lãnh đạo và óc sáng kiến, như “đường lối ngoại giao con thoi” (shuttle
diplomacy) của ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natalegawa, đã dẫn đến thoả
thuận nguyên tắc sáu điểm của ASEAN vào hôm thứ Sáu.
Các
tác nhân bên ngoài như Hoa Kỳ và Trung Quốc phải tiếp tục hậu thuẫn một ASEAN
mạnh và đoàn kết. Mặc dù có nhiều bất cập, tổ chức này vẫn là cái trục tốt nhất
để xây dựng quanh nó một kiến trúc khu vực có thể giúp các quốc gia làm quen
với các qui phạm và hành vi ứng xử có thể chấp nhận được, đồng thời đưa châu Á
đến một tương lai phồn thịnh và hoà bình. Một điều không kém phần quan trọng
là, các quốc gia này cần phải chống lại các âm mưu thiển cận nhằm phá hoại sự
đoàn kết trong khối hoặc khai thác sự chia rẽ nội bộ, vì những âm mưu này chỉ
sẽ phá hoại mục tiêu chung và ngày càng làm cho họ bị cô lập trong một thế giới
hội nhập hơn.
P.
P.
Prashanth
Parameswaran là một nghiên cứu sinh Tiến sĩ về bang giao quốc tế tại Phân khoa
Luật và Chính sách ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts và là một nhà nghiên
cứu bất thường trú trong chương trình WSD-Handa tại CSIS Pacific Forum. Quí vị
có thể đọc blog The Asianist của ông và theo dõi ông trên Twitter ở điạ chỉ
@TheAsianist.
Dịch
giả gửi trực tiếp cho BVN
No comments:
Post a Comment