Tuesday, 24 July 2012

DÂN CHỦ & TRỤC CHÂU Á (Ellen Bork - The Weekly Standard)




Ellen Bork

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ,
CTV Phía Trước
25/07/2012

 “Trục” châu Á mà Tổng thống Obama công bố mùa thu năm ngoái đã được chào đón với nhiều thái độ hoài nghi. Một điều chắc chắn rằng, gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực trong thời gian tới cũng không được nồng nhiệt đón nhận. Hơn nữa, ngay cả đối với một chính quyền thường không thuyết phục được các cam kết của mình để thúc đẩy dân chủ và nhân quyền ở nước ngoài, thì nhóm của Obama đã khá rụt rè trong việc thúc đẩy bất kỳ chương trình nghị sự nào như vậy trong khu vực khoảng 4 tỷ người này.

Điều được khuyến khích nhiều nhất xoay quanh chuyến đi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hồi tuần qua, là thông điệp mà bà đã phát đi trong một cuộc họp ở Mông Cổ rằng hỗ trợ cho dân chủ và quyền là “điều cốt lõi” của trục châu Á. Bà cũng không để lại nghi ngờ nào về những trở ngại lớn nhất đối với sự thành công của nền dân chủ ở châu Á. Trong một vài đoạn văn dường như ám chỉ Trung Quốc, bà Clinton bác bỏ ý tưởng rằng thành công kinh tế có thể được duy trì trong trường hợp không có cải cách chính trị [political reform] và các quy định về pháp quyền [rule of law]. Đàn áp, bà nói, có thể “tạo ra cảm giác bất an về an ninh, nhưng ảo tưởng này có thể phai nhạt dần còn khát khao tự do của người dân thì không”. Thật không may rằng hùng biện này đã vắng bóng khi bà gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Tổng Thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính quyền [của Obama] cũng nêu ra ngờ vực về những cam kết dân chủ và quyền con người khi họ lùi một bước trong chính sách liên quan đến Miến Điện, giảm bớt các biện pháp trừng phạt về đầu tư, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Tổng thống Obama đã hủy bỏ kế hoạch “từng bước một” sớm hơn nhằm tìm cách tiếp cận để thúc đẩy lợi ích tối đa cho người dân Miến Điện, bằng cách trước tiên cho phép đầu tư trong các lĩnh vực như du lịch, sản xuất, và nông nghiệp, và tiếp đó, sau khi có dấu hiệu tiến bộ về thể chế dân chủ, sẽ cho phép đầu tư trong các lĩnh vực dầu khí được kiểm soát bởi nhóm quân sự tàn bạo.

Động thái của Washington có phần làm suy yếu hình ảnh bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo dân chủ của Miến Điện, người gần đây đã cảnh báo chống lại việc cho phép đầu tư trong ngành công nghiệp dầu khí do nhà nước kiểm soát cho đến khi đảm bảo minh bạch có thể được thực hiện. Với sự hiện diện nhỏ trong quốc hội của Miến Điện, bà Suu Kyi và Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã bị giới hạn quyền lực chính trị trong một giai đoạn bấp bênh mà sẽ kéo dài ít nhất cho đến khi cuộc bầu cử vào năm 2015, sau đó thì đảng của bà mới có cơ hội trong các phong trào dân chủ phổ biến để củng cố lại vị trí. Sự hỗ trợ của Mỹ trong thời gian này là vô cùng quan trọng.
Vấn đề dân chủ không bao giờ có thể tách ra khỏi các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một trong các điểm mang tính biểu tượng thế giới của nước này. “Đó [dân chủ] là giá trị của chúng ta”, Tổng thống Obama nói về cam kết của Hoa Kỳ đối với các giá trị về dân chủ và nhân quyền. Thật vậy, Hoa Kỳ đã đóng góp vào quá trình chuyển đổi dân chủ ở Philippines, Đài Loan, và Hàn Quốc và đã làm biến đổi cả khu vực này.

Nhưng đó tất nhiên là những chế độ độc tài nhỏ, những nước không tìm kiếm cơ hội để đẩy mạnh mô hình chính trị của họ ra thế giới. Ở Trung Quốc, Washington phải đối mặt với một thách thức lớn và phức tạp hơn. Nhưng bà ngoại trưởng đã đặt ra một vị trí đầy tham vọng ở Mông Cổ qua bài phát biểu cách đây hơn một tuần. Nếu Hoa Kỳ không làm theo những gì đã cam kết thì trục châu Á sẽ bị tổn hại đáng kể. Và người châu Á sẽ là đối tượng bị mất mát nhiều hơn nhất.


© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012





No comments:

Post a Comment

View My Stats