Mai Vân / Trọng Nghĩa -
RFI
Thứ ba 10 Tháng Bẩy 2012
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đến Hà Nội vào hôm nay 10/07/2012 trong một chuyến công du sẽ kéo dài đến ngày mai. Theo phía Hoa Kỳ, những hồ sơ lớn được thảo luận trong chuyến ghé thăm lần này chủ yếu liên quan đến thương mại. Tuy nhiên, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ - Việt.
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng trở lại sau một loạt động thái quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, và nhất là khi cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đều sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN - ARF - ngày 12/07 tới đây ở Phnom
Penh, hồ sơ Biển Đông cũng nổi bật trong các cuộc thảo luận Mỹ - Việt.
Ngay sau khi đặt chân xuống Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ đã tiếp xúc ngay với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh. Theo hãng tin Pháp AFP, chương trình làm việc của bà Hillary Clinton tại Việt Nam còn bao gồm các cuộc thảo luận với các lãnh đạo khác của Việt Nam, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ có một buổi nói chuyện với sinh viên cũng như đại diện của giới doanh nhân Mỹ và Việt Nam.
Phát biểu tại Hà Nội, bà Hillary Clinton ghi nhận là đã có những thay đổi « rất đáng chú ý » tại Việt Nam, và quan hệ hợp tác giữa hai nước đang « phát triển đều đặn ». Ngoại trưởng Mỹ còn xác nhận là hai nước cùng chia sẻ "những lợi ích chiến lược quan trọng" trong các vấn đề như Biển Đông.
Vào hôm qua, ngay khi bà
Clinton còn ở Mông Cổ, phía Mỹ đã cho biết là tại Hà Nội, Ngoại trưởng cũng sẽ thảo luận với phía Việt Nam về « những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Đông ». Một quan
chức ngoại giao Mỹ tiết lộ là bà Clinton rất muốn đích thân « lắng nghe, từ cấp cao », lập trường của Việt Nam tại Diễn đàn Khu vực ASEAN
- ARF - ngày 12/07.
Về phần mình, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết là hai bên đều nhất trí rằng tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua « các biện pháp hòa bình ». Ông đồng thời bày tỏ hy vọng là quan hệ song
phương Mỹ-Việt sẽ « phát triển một cách mạnh mẽ » trong những năm tới.
Riêng về việc thúc đẩy hợp tác thương mại, trọng tâm chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ lần này, Ngoại trưởng Việt Nam xác định với đồng nhiệm Mỹ rằng : « Có nhiều cơ hội cho thương mại và đầu tư sẽ được mở ra sau chuyến thăm này. Đầu tư và các thương mại sẽ luôn luôn là một động lực trong quan hệ song phương của chúng ta ».
Theo AFP, Hoa Kỳ đang tìm cách
thúc đẩy nền kinh tế hiện đang bị hụt hơi của mình bằng cách tăng gia xuất khẩu qua các thị trường Châu Á, hiện rất năng động. Ngoại trưởng Mỹ muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam và các nước ASEAN nói chung, trước tham vọng ngày càng cao của Trung Quốc trên mặt kinh tế cũng như về lãnh thổ.
Một viên chức ngoại giao tháp tùng bà Clinton đã giải thích với báo chí rằng : « Một trong những chìa khóa ở đây, khi ta nhìn trường hợp ASEAN, là tầng lớp trung lưu tại đây thuộc loại phát triển nhanh
nhất thế giới (...). Vai trò của ngành xuất khẩu, đặc biệt là qua Châu Á, rất quan trọng đối với sự vực dậy của nền kinh tế Mỹ ».
Viên chức xin ẩn danh này còn nói thêm là đang « cố gắng khuyến khích những người chưa bao giờ nghĩ đến việc xuất khẩu hãy nỗ lực thêm và hướng về Châu Á nói chung ». Theo số liệu của Mỹ, thất thu thương mại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam lên đến 13,2 tỷ đô la vào năm 2011.
Phát biểu tại Hà Nội hôm nay, bà Clinton đã hoan
nghênh sự phát triển của thương mại song phương Mỹ - Việt, đã tăng « hầu như là từ số không vào năm 1995 lên thành hơn 22 tỷ đô la hiện nay, », nhưng theo
bà, tiềm năng còn cao hơn nữa. Đối với Ngoại trưởng Mỹ, Việt Nam có thể có lợi ích đáng kể nếu khối mậu dịch Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP – mà cả Việt Nam lẫn Mỹ đang đàm phán cùng với nhiều nước khác - được hình thành vào cuối năm nay.
-------------------------------------------
Trọng Nghĩa -
RFI
Thứ ba 10 Tháng Bẩy 2012
Ghé thăm Việt Nam hôm nay, 10/07/2012, với trọng tâm kinh tế thương mại được tuyên bố công khai, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đã tỏ thái độ ủng hộ Việt Nam trên vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, bà cũng không ngần ngại cổ vũ cho dân chủ, bày tỏ mối quan ngại về tình hình tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam. Các tuyên bố về nhân quyền của bà Clinton được cho là nhằm đáp ứng những lời kêu gọi của giới bảo vệ nhân quyền trong những ngày gần đây.
Phát biểu vào hôm nay sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, sau khi nhấn mạnh đến lợi ích mà Việt Nam có thể thu hoạch được trong khuôn khổ khối tự do mậu dịch gọi là Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đang được thương thuyết, bà Hillary Clinton đã lưu ý là thỏa thuận TPP đòi hỏi những « tiêu chuẩn cao hơn », và Việt Nam cần « mở rộng thêm không gian cho tự do trao đổi ý tưởng, tăng cường các quy định của pháp luật và tôn trọng các quyền phổ quát của tất cả những người lao động của mình, kể cả việc cho tự do thành lập công đoàn ».
Nhấn mạnh ý kiến đã được nêu lên vào hôm qua tại Mông Cổ, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng các quốc gia
châu Á, với các hệ thống chính trị khép kín, cũng phải để ý đến những lời kêu gọi dân chủ hóa rộng rãi hơn, vì điều đó sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế của họ phát triển.
Theo bà Clinton : « Dân chủ và thịnh vượng song hành với nhau. Cải cách chính trị và tăng trưởng kinh tế liên kết với nhau. Tiến trình dấn thân sâu hơn của Mỹ trong khu vực này sẽ hỗ trợ tiến bộ trên cả hai hướng đó ».
Mặt khác, Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết là bà đã nêu lên mối quan ngại của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, « trong đó có cả những vụ bắt giam các nhà đấu
tranh, các luật sư, và các blogger vốn đã phát biểu ý kiên và quan điểm một cách ôn hòa ». Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ không nêu danh tánh cụ thể của những người này.
Theo AFP, bà Clinton đã phải chịu nhiều sức ép, muốn bà phải lên tiếng mạnh mẽ về các vấn đề nhân quyền. Vào hôm qua, một dân biểu Mỹ - Frank Wolf, đảng Cộng hòa - đã công khai đòi
Washington cách chức đại sứ Mỹ David Shear tại Việt Nam, cho rằng nhân vật này thiếu quan
tâm đến vấn đề nhân quyền.
Cùng lúc, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trong một bản thông báo, cũng kêu gọi bà Clinton thúc giục Chính quyền Việt Nam giảm thiểu các hạn chế chặt chẽ quyền tự do trên Internet và trả tự do cho hàng chục blogger đang bị giam cầm.
Theo AFP, dân biểu Frank Wolf là một người nổi tiếng thẳng thắn trong lãnh vực nhân quyền.
Trong một bức thư gởi Tổng thống Mỹ Barack Obama được ông công bố hôm qua, ông đã than phiền là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam đã không giữ lời hứa là sẽ mời một số nhân vật đấu tranh cho nhân quyền,
blogger và các nhân vật tôn giáo tại Việt Nam đến Đại sứ quán nhân lễ Quốc khánh Hoa Kỳ 04/07 vừa qua.
Khi bị truy hỏi về lý do vì sao không mời, thì đại sứ David Shear cho biết là ông đã mời một vài nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự, nhưng rồi lại nói rằng ông cần duy
trì một « sự cân bằng ». Hành động của Đại sứ Mỹ tại Hà Nội bị dân biểu Wolf
cho không xứng đáng với vai
trò một người đại diện cho nước Mỹ, và ông đòi là phải cách chức nhân vật này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Victoria Nuland đã lên tiếng bảo vệ ông Shear, xác định rằng vị Đại sứ Mỹ ở Việt Nam có liên lạc với rất nhiều giới tại Việt Nam, bao gồm cả những nhân vật hoạt động dân chủ và lãnh đạo tôn giáo. Ông đã mời đại diện của các nhóm này đến buổi tiếp tân nhân ngày 04/07.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định : Đại sứ David Shear được cả Tổng thống Obama lẫn Ngoại trưởng Clinton « tin tưởng hoàn toàn ».
--------------------------------------------
DienDanCTM
(Bản tin 10-07-2012)
Mở rộng cửa kinh tế - Ủng hộ Việt Nam về
Biển Đông - và cổ vũ cho dân chủ nhân quyền
Hôm nay, 10-10-2012, bà Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ Hillary Clinton đã có mặt tại Hà Nội trong lịch trình thăm viếng một số
nước trước khiđến Phnom Penh, Campuchia, dự hội nghị an ninh khu vực ASEAN.
Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ đã gặp gỡ
các lãnh đạo cao cấp trong giới cầm quyền. Trong các
buổi tiếp kiến diễn ra trong ngày, ngoài trọng tâm kinh tế và thương mại, bà
Clinton cũng đãđề cập đến hai chủ đề chính là biển Đông và nhân quyền như đã dự
đoán.
Sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Phạm
Bình Minh, bà Clinton đã lên tiếng tuyên bố Hoa
Kỳ ủng hộ nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Bà cũng không ngần ngại cổ vũ cho dân chủ, đồng thời bày tỏ mối quan ngại về tình hình tự do ngôn luận bị hạn chế tại Việt Nam, và cho rằng Hà Nội cần mở rộng cho người dân được tự do trao đổi ý tưởng, cũng như tăng cường pháp quyền và tôn trọng các quyền phổ quát của công nhân trong nước, kể cả việc cho tự do thành lập công đoàn độc lập.
Trước đó, trong khi dừng chân viếng
thăm Mông Cổ, Bà Clinton đã khẳng định là
"Dân chủ và thịnh vượng song hành với nhau. Cải cách chính trị và tăng
trưởng kinh tế phải liên kết với nhau, và tiến trình dấn thân sâu hơn của Mỹ
trong khu vực này sẽ hỗ trợ tiến bộ trên cả hai hướng đó".
Trong chuyến viếng thăm Hà Nội lần này
bà Ngoại trưởng Clinton cũng đã tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng
bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Bà cho biết là bà đã có nêu lên mối quan ngại của Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền tại
Việt Nam, trong đó có cả những vụ bắt giam các nhà đấu tranh, các luật sư, và
các bloggers vốn đã phát biểu ý kiên và quan điểm một cách ôn hòa.
Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ trong cuộc gặp
người đồng nhiệm, bà đã bày tỏ lo ngại về hạn
chế tự do ngôn luận trên mạng, đặc biệt là phiên xử sắp tới đối với những
bloggers thuộc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, là các ông Nguyễn Văn Hải (tức Điếu
Cày), Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn) và bà Tạ Phong Tần, sẽ bị đưa ra xét xử
trong vụ án này.
Được biết, tham dự trong phái đoàn bà
Clinton trong chuyến viếng thăm này có khoảng hơn 20 nhà doanh nghiệp Mỹ, và đã
được chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dành riêng cho một buổi tiếp đón. Trong
khi đó dù rất bận rộn trong một ngày viếng thăm tại Hà Nội, bà Ngoại trưởng Mỹ
dành thời giờ có mặt ở Đại học Ngoại thương Hà Nội để cùng tham dự với hơn 200
cựu sinh viên chương trình Fulbright trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình
Học bổng Fulbright của chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
No comments:
Post a Comment