Lê Anh
Hùng
Hội
nghị BCHTW 4 khoá X, diễn ra từ ngày 15/1 đến ngày 21/1/2007, đã đi đến quyết nghị một nội dung quan trọng là chuyển
các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực
lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội sang các cơ
quan nhà nước quản lý từ năm 2007.
Minh
định chức năng của các thiết chế xã hội:
Chuyển
các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực
lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội sang các cơ
quan nhà nước quản lý sẽ tạo điều kiện cho việc minh định chức năng của các
thiết chế xã hội.
Các
thiết chế xã hội và công quyền khác nhau được sinh ra là để thực hiện các chức
năng khác nhau.
Ví
dụ, quân đội được sinh ra để bảo vệ Tổ quốc, để chống giặc ngoại xâm; công an
được sinh ra để bảo đảm an ninh và trật tự… Nếu bắt các cơ quan này cũng phải
quản lý về kinh tế thì sẽ có sự lẫn lộn về chức năng…
Bản
thân nguyên TBT Lê Khả Phiêu cũng bình luận về chủ trương
này khi trao đổi với báo chí: “Quyết sách
này sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn. Có như vậy thì cơ chế
thị trường mới có thể phát huy tác dụng, và sự cạnh tranh lành mạnh mới có thể
xảy ra. Người ta không thể cạnh tranh bình đẳng và trung thực nếu như mỗi người
ở một vị thế rất khác nhau. Ngoài ra, điều này cũng sẽ bảo đảm minh bạch cho cả
hệ thống theo nguyên tắc: đã kinh doanh thì phải tuân thủ các chuẩn mực như
nhau” và “Phải làm từng bước, làm có lộ trình, song dứt khoát năm 2007 phải làm
những khâu cơ bản.”
Lý luận thì thế, nghị quyết của BCHTW
Đảng thì thế, nhận thức và quyết tâm của nguyên lãnh đạo Đảng thì thế, song
dường như việc thực hiện nghị quyết thế nào lại vẫn là một câu chuyện dài nhiều
tập với “truyền thống” “đầu voi đuôi chuột” hay “nói một đàng, làm một nẻo”: Kể từ khi Nghị quyết 4 khoá X ra đời cho
đến nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ
trang, MTTQ và các đoàn thể được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý.
Không những thế, một
thực tế hoàn toàn trái ngược lại đang diễn ra trong quân đội – các doanh nghiệp
quân đội vẫn không ngừng phình ra về cả về quy mô lẫn số lượng:
-
Công ty Xăng dầu Quân đội trở thành Tổng Cty Xăng dầu Quân đội theo Quyết định
223/2008/QĐ-BQP ngày 31/12/2008 của Bộ QP;
-
Công ty 28 trở thành Tổng Cty 28 theo Quyết định 225/2008/QĐ-BQP ngày 31/12/2008 của Bộ
QP;
-
Tổng Cty Viễn thông Quân đội trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo Quyết
định 2097/2009/QĐ-TTg ngày 14/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
-
Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu IV trở thành Tổng Cty Hợp tác Kinh tế QK IV
theo Quyết định 147/QĐ-BQP ngày 9/2/2010 của Bộ QP;
-
Công ty 36 trở thành Tổng Cty 36 theo Quyết định 3036/QĐ-BQP ngày 23/8/2011 của
Bộ QP;
-
Công ty 319 trở thành Tổng Cty 319 theo Quyết định 3037/QĐ-BQP ngày 23/8/2011
của Bộ QP;
-
Công ty 789 trở thành Tổng Cty 789 theo Quyết định 3038/QĐ-BQP ngày 23/8/2011
của Bộ QP;
-
Công ty Xây dựng Lũng Lô trở thành Tổng Cty Xây dựng Lũng Lô theo Quyết định
99/QĐ-BQP ngày 12/1/2012 của Bộ QP, v.v.
Ấy là chưa kể trong
Bộ Quốc phòng còn có một loạt tổng công ty khác nữa như Tổng Cty Xây
dựng Trường Sơn, Tổng Cty Thành An, Tổng Cty Thái Sơn, Tổng Cty Đông Bắc, Tổng
Cty 15, Tổng Cty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, thậm chí cả Ngân hàng
TMCP Quân đội nữa, v.v. Với
số lượng tổng công ty hùng hậu như vậy thì rõ ràng số công ty (trực thuộc tập
đoàn, tổng công ty, tổng cục, quân khu, v.v.) là không đếm xuể. Ngoài ra, khi
các DN mẹ “lên đời”, như một lẽ tự nhiên, chúng đều “đẻ” thêm nhiều DN con
khác.
Trong
khi đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – trên thực tế hầu như là đối tượng
tác chiến duy nhất và nguy hiểm nhất của QĐND Việt Nam– lại đang trên đà chuyên
nghiệp hoá một cách nhanh chóng. Ngay từ năm 1998, chính phủ
Trung Quốc đã chính thức cấm quân đội tham gia vào các hoạt động kinh tế.
Quyết sách này đã góp phần quan trọng làm cho quân đội Trung Quốc ngày càng
mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn và hạn chế được tham nhũng, một tác nhân nguy hiểm
làm xói mòn sức mạnh của quân đội. Tham nhũng trong
các DNNN ở Việt Nam lâu nay vẫn là một thực trạng nhức nhối và nan giải; tham
nhũng trong các DNNN thuộc quân đội, công an (vốn nhận được nhiều ưu đãi của
Nhà nước cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo) lại càng diễn ra trắng trợn do tính
chất quân phiệt và tương đối khép kín của lực lượng vũ trang. Vì thế, việc duy trì một bộ phận làm kinh tế trong quân đội, công an
thực chất là một hình thức nuôi dưỡng tham nhũng, làm tha hoá lực lượng vũ
trang và ảnh hưởng rất xấu đến tình hình an ninh – quốc phòng cũng như môi
trường kinh tế – xã hội của đất nước (chẳng hạn như tình trạng cạnh tranh bất
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân).
Theo
nguyên tắc “tập trung dân chủ” của ĐCS Việt Nam, Bộ Chính trị thường là chủ thể
khởi thảo rồi lại được Ban Chấp hành TW “giao” cho nhiệm vụ thực hiện nghị
quyết; việc BCHTW “thông qua” nghị quyết hay quyết sách của Đảng thường chỉ
mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất. Trên thực tế, phần lớn những người
từng khởi thảo và được giao nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 4 khoá X trên đây lại
nằm trong số những người khởi xướng và “chịu trách nhiệm” thực hiện Nghị quyết
4 khoá XI – “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. “Ôn cố tri
tân”, xem ra chỉ những ai vẫn còn nguyên tinh thần “lạc quan cách mạng” của
ngày 7/5/1954 (chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) mới dám đặt cược vào Nghị quyết
4 khoá XI này vậy. Đáng tiếc cho các tác giả của nghị quyết “chỉnh đốn Đảng”
lần này (cuộc “chỉnh đốn Đảng” đầu tiên là vào năm 1947), lớp người đó hiện nay
hoặc là đã khuất bóng, hoặc là đã “tỉnh ngộ” từ rất lâu rồi./.
L.
A. H.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment