11.07.2012
BÀI 3: NHỮNG KẺ TRẮNG TAY
Nếu công nhận dịch loạn là kết quả của kém năng lực, lười suy
nghĩ, tự lừa dối bản thân, coi thường người đọc, trí trá tự biện, xu phụ, tâng
bốc, hống hách thì hãy nên trách nền giáo dục đã cho ra những con người ấy.
Những bản dịch ấy tồi trước hết vì người dịch không giỏi tiếng mẹ đẻ nên
buộc phải làm nô lệ cho ngoại ngữ của bản gốc. Nếu đồng ý với học giả Phạm
Quỳnh rằng “tiếng ta còn, nước ta còn”, thì có phải nước ta nay đã mất rồi
không? Vẫn còn đấy những con người tóc đen, da vàng, mũi tẹt nhưng hồn vía đã
vong căn thất cước từ lâu, không thể nào cảm thụ được cái hay, cái đẹp của
tiếng Việt nữa dù họ có thể đọc được vài ngoại ngữ.
Lùi lại một chút để nhìn: Trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm, dường
như chỉ có Hữu Loan và Thụy An là những người sống khí phách, bất khuất và im
lặng đến cùng,[1] những người còn lại hầu hết vẫn cố sống với
tinh thần “bị đánh đến chết vẫn cúi lạy cây roi”: vẫn vui vì “được cho” sinh
hoạt trở lại ở hội nhà văn”, “được cho” chế độ lương bổng”; Hoàng Cầm còn viết
“Về làng Sen”, vân vân.
Là một nạn nhân của “vụ Xét lại chống đảng”, nhà văn Bùi Ngọc Tấn
đến nay vẫn còn buồn vì “lương hưu của ông chỉ được tính năm từ 5/1975,
không tính 14 năm công tác trước khi hoạn nạn, thời điểm về hưu là 160.000
đồng, nay là 1,4 triệu đồng”. [2]
Có cha bị Việt Minh thủ tiêu mà nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn có thể viết
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, rồi tâm sự “tới nay gia
đình ông vẫn luôn mong muốn có một tuyên bố sửa sai chính thức về
cái chết của thân phụ ông, học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), người đã bị cách
mạng hành quyết chỉ vài ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập được đọc ở Hà Nội hôm
2/9/1945”, và ngay lập tức biết thân biết phận nhún nhường: "Đó là
mong muốn thôi, còn bây giờ các vị đang lo chuyện kinh tế với các thứ nhiều
quá, không biết là đến bao giờ”. [3]
Nhạc sĩ Phạm Duy viết hồi ký xong là chạy về Việt Nam xin ở hẳn,
cặp kè bên các quan văn nghệ trong các buổi diễn và toe toét khoe cái dấu ấn
“cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:
Hình : Phạm Duy
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho đến lúc lìa đời vẫn vác đơn xin
được cho phổ biến loạt Ca khúc Da Vàng, sau khi đã cố nặn ra
những “em ở nông trường em ra biên giới”, “dòng điện như dòng sông cho đời một
tấm lòng”, “Sài gòn hai mươi mùa nắng lạ”, mà vẫn bị từ chối lạnh lùng.
Dương cầm thủ Đặng Thái Sơn với giải thưởng Chopin nhiều điều
không minh bạch[4] chắc đã quên những gì xảy đến với cha mình -
nhà thơ Đặng Đình Hưng - trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm, nên vẫn đều đều
về Việt Nam biểu diễn và còn sẵn sàng xuất hiện trong những sự kiện vui nhộn.[5]
Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa có chút tiếng tăm đã ngửa tay nhận ngay
hai cái nhà, một cái để cha mẹ ở, một cái để làm viện toán cao cấp (?) dù đã bị
“vỗ mặt” bằng bài báo kết tội ngộ nhận trên tờ Công an Nhân dân.[6]
Nhìn các ca sĩ Việt kiều đang tấp nập xin phép về Việt Nam biểu
diễn, chỉ được hát những bài nhà cầm quyền cho phép và đóng thuế cho nhà nước
Việt Nam, tôi thấy dường như chỉ mới hôm qua họ còn lên báo đài nước ngoài kể
chuyện vượt biên chín phần chết chưa có một phần sống, rằng những người thân
của họ còn kẹt lại trong nước cũng bị liên lụy khổ sở như thế nào; dường như
chỉ mới hôm qua họ còn nức nở “Anh không chết đâu anh!” thì hôm nay họ đã có
thể quên phứt thảm cảnh của hàng ngàn người lính Việt nam Cộng hòa vẫn còn đang
phải rên xiết đâu đó chốn rừng sâu nước độc hay nơi đầu đường xó chợ. Muốn
trách họ nhưng nhìn lại những bậc cha ông anh chú của họ trên kia, ta còn có
thể nói gì đây?
Những nạn nhân của Nhân văn-Giai phẩm và Xét lại chống đảng thì
còn bảo họ sống trong khủng bố, đọa đày, tẩy não đến mất hết khí phách, nhưng
đến những Phạm Duy và Trịnh Công Sơn sinh ra, lớn lên và thành danh trong không
khí tự do của miền Nam, riêng Phạm Duy còn sang Mỹ tị nạn gần 30 năm, sao vẫn sẵn
sàng biến mình thành kẻ “hàng thần lơ láo”?
Phải chăng văn nghệ sĩ-trí thức Việt Nam chỉ rất có tài trong lĩnh
vực chuyên môn mà thôi, còn nói đến khí phách anh hùng và nhận thức hành vi
trong cái nhìn chính trị thì họ chịu? Có dân tộc nào như dân tộc Việt với những
cô đào mang cờ quạt đi đón đoàn quân tiến về cướp nước mình như Thẩm Thúy Hằng,
soạn bàn thờ cúng lãnh tụ của đoàn quân ấy như Thanh Nga,[7] phỉ nhổ luôn cái xã hội đã nuôi dưỡng nên mình
là “vực thẳm” và tung hô cái thiên đường vẽ của kẻ cướp là “chiều cao” như kỳ
nữ Kim Cương, không ngần ngại quỳ gối “đài hoa dâng bác” như anh kép Út Trà Ôn?
Vậy thì trách gì những kẻ cuồng tín sẵn sàng “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” như
Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc? Bùi Tín và Dương Thu Hương khi tỉnh bùa mê
rồi vẫn không dám tự nhận một viên đạn vào đầu, dù thảm cảnh của miền Nam có
bàn tay họ tiếp sức. Dân tộc nào trên thế giới cũng có những Trần Ích Tắc,
nhưng nếu ở mức độ phổ biến ngay trong giới văn nghệ sĩ-trí thức như dân tộc
Việt thì phải đặt câu hỏi rằng liệu dân tộc ấy có xứng đáng được hưởng hạnh
phúc không?
Nhìn cảnh nhạc sĩ Phạm Duy nhe răng cười khoe cuốn sổ hộ khẩu và
cái giấy chứng minh nhân dân, tôi tự hỏi: Phải chăng đây là Phạm Duy khác chứ
không phải ông Phạm Duy đã viết “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”?
Phải chăng ông Phạm Duy ấy đã chết? Ông Phạm Duy này ngược 180 độ với ông kia
nên có thể toe toét khoe cái dấu ấn khổ nhục của chín mươi triệu người dân
trong nước mà nếu thiếu nó lập tức người ta bị coi như công dân hạng hai, còn
ông thì được ban cho như ân sủng cùng tiếng gọi trìu mến “Việt kiều yêu nước”?
Tôi như đã hiểu được tâm trạng của người miền Nam lúc nghe Trịnh Công Sơn hát
“Nối vòng tay lớn” trưa ngày 30/04/1975, khi nhìn bức hình này của ông.
Phải chăng nước Việt không thể có những văn nghệ sĩ tuyên bố không
về nước biểu diễn chừng nào còn chế độ độc tài vô nhân tính, không cho phổ biến
tác phẩm trong các sự kiện quốc doanh, đòi hỏi phải có cải chính và xin lỗi
công khai chứ không chỉ âm thầm cho in lại tác phẩm và cho
một phần quyền lợi (vốn bị cướp đi) là xong, như đồng nghiệp của họ vẫn làm
trên khắp thế giới? Đó là hành động tích cực nhất họ có thể làm để chia sẻ với
đồng bào của họ, dân tộc của họ và tỏ rõ chí khí của người có lẽ phải, nhưng họ
đã và đang không làm hay không muốn làm.
Vậy nên việc đòi hỏi những Nhạc Bất Quần biết xấu hổ mà bỏ nghề,
từ chức, dẹp tiệm hay ít nhất là tổ chức họp báo cũng trang trọng như lúc giới
thiệu hàng dỏm[8] để công khai cúi đầu xin lỗi khách hàng là
chuyện không tưởng, vì họ là sản phẩm của xã hội cha Liên xô, mẹ Tàu, anh chị
em Cuba và Bắc Hàn chứ không phải của xã hội văn minh! Khi cần quảng cáo sản
phẩm thì họ không ngại khua chiêng gõ mõ ầm ĩ, nhưng khi bị la ó vì bán đồ dỏm
thì họ rắp tâm bịt miệng khách hàng kiểu “bách hóa mậu dịch”[9] và phi tang bằng chứng. Bịt miệng không xong
thì đành xin lỗi và đổi hàng (hàng mới không phải do họ tự biết lỗi để sửa) cho
yên chuyện, thế là lịch sự hơn chán vạn mấy anh quốc doanh rồi còn đòi hỏi gì
nữa! Họ sẽ vẫn cứ dịch, cứ in, sai thì “tái bản có sửa chữa”, ai biết đấy là
đâu, làm gì được nhau, cần đọc bản tiếng Việt có mua không thì bảo?!
Những dịch loạn giả hôm nay chỉ là cái tất yếu phải đến
trong một xã hội đầy rẫy những bác sĩ đồ tể, giáo viên râu xanh, tiến sĩ
giấy, nhân viên hành là chính mà thôi. Với những con người ấy,
tinh thần khí phách ấy, năng lực hiểu biết ấy, trình độ xã hội ấy, chẳng phải
dịch hạch đã lan tràn khắp mọi miền và ăn sâu vào từng tế bào rồi sao? Chẳng
phải cả dân tộc Việt đều là những kẻ trắng tay hay sao?
Tháng Sáu, 2012
--------------------
Nguồn hình trong bài: internet
_________________________
Link các bài tham khảo có liên quan:
[1]Hữu
Loan: http://thuykhue.free.fr/stt/h/HuuLoan.html
; Thụy An: http://thuykhue.free.fr/stt/n/nhanvan08.html
[7]Bài viết
của Kiên Giang có tựa đề “Như quả dưa xanh vỏ đỏ lòng” đăng trên một tờ báo
thành phố ngay sau khi Thanh Nga qua đời kể rằng “Thanh Nga đã được “mặt trời
chân lý chói qua tim” từ trước ngày 30/04/1975; ngày đoàn Thanh Minh-Thanh Nga
“được tái sinh” Thanh Nga đã vui sướng tung tăng tỉ mỉ lo dọn bàn thờ Bác”, vân
vân.
------------------
Bài liên quan:
18.06.2012
Ông Trần Tiễn
Cao Ðăng nghĩ gì về THẢM HỌA DỊCH THUẬT trong những cuốn sách do Nhã Nam xuất
bản? - Ngô Huy Liễn
15.06.2012
14.06.2012
10.06.2012
04.06.2012
04.06.2012
30.05.2012
25.05.2012
24.05.2012
18.05.2012
16.05.2012
14.05.2012
13.05.2012
11.05.2012
10.05.2012
09.05.2012
08.05.2012
06.05.2012
05.05.2012
04.05.2012
03.05.2012
02.05.2012
01.05.2012
30.04.2012
29.04.2012
28.04.2012
25.04.2012
20.04.2012
18.04.2012
17.04.2012
12.04.2012
02.04.2012
30.03.2012
25.03.2012
22.03.2012
19.03.2012
17.03.2012
16.03.2012
11.03.2012
07.03.2012
01.03.2012
27.02.2012
22.12.2011
Nhận xét về bản
dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt
Dũng (phần IV) - Hà Thúc Lang
20.12.2011
Nhận xét về bản
dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt
Dũng (phần III) - Hà Thúc Lang
18.12.2011
Nhận xét về bản
dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt
Dũng (phần II) - Hà Thúc Lang
16.12.2011
Nhận xét về bản
dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt
Dũng (phần I) - Hà Thúc Lang
15.12.2011
12.12.2011
07.12.2011
Lại chuyện dịch
thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần III)
- Vi Văn Tuyên
06.12.2011
05.12.2011
04.12.2011
03.12.2011
Lại chuyện dịch
thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần II)
- Vi Văn Tuyên
02.12.2011
02.12.2011
01.12.2011
Luận về cái gọi
là “đạo đức dịch thuật” của ông Nguyễn Gia Thức, cùng phê phán của các ông Vi
Văn Tuyên và Hà Thúc Lang - Nguyễn Thuận
30.11.2011
29.11.2011
25.11.2011
19.09.2011
07.03.2011
06.03.2011
01.03.2011
26.02.2011
25.02.2011
24.02.2011
26.10.2010
25.10.2010
24.10.2010
24.10.2010
Dịch và giới
thiệu văn học cổ Việt Nam: Những điều bất cập (tiểu luận / nhận
định) - Thiếu Khanh
12.09.2010
Có một bà tên
Huyen (Huyện) họ Quan lót chữ Thanh (tiểu luận / nhận định)
08.10.2010
No comments:
Post a Comment