Mặc Lâm,
biên tập viên RFA
2012-07-15
Chúa Nhật 15 tháng 7
tuần này không có biểu tình tại Hà Nội như hai Chủ Nhật trước đây. Phải chăng
lời tuyên bố của chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã làm chùn bước những
người từ trước đến nay vẫn thường xuyên tham gia các cuộc biểu tình chống Trung
Quốc?.
Mặc
Lâm có thêm chi tiết về câu hỏi này.
Vấn
đề xâm lược của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam là rõ ràng và
không thể tranh cãi. Các hy sinh của người lính của cả hai chế độ cho thấy điều
đó. Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 là những bằng chứng không thể chối cãi
trước công luận quốc tế về hành động xâm lược giết người của Trung Quốc. Máu đã
đổ xuống trên hai vùng đất này và nhân dân Việt Nam với quyết tâm chống xâm
lăng không thể không tiếp tục đổ máu nếu Trung Quốc tiếp tục xâm lược Việt Nam
cho dù dưới hình thức nào đi nữa.
Sự
chống đối rực lửa ấy đã thể hiện qua nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc mà
nhiều nhất là tại Hà Nội vào mỗi Chúa Nhật đã tăng thêm ý thức cảnh giác cho
người dân cả nước về mưu toan mới xâm chiếm Biển Đông vì tài nguyên dầu hỏa đã
khiến Trung Quốc bất chấp công luận quốc tế. Chỉ sau vài tuần, người biểu tình đã chạm một làn sóng
mạnh bạo thậm chí tàn nhẫn của cơ quan an ninh, dân phòng khi đàn áp thẳng tay
những công dân yêu nước xuống đường ấy.
Xuống đường, xuống đường….
Phong
trào xuống đường biểu tình chống Trung Quốc được một người Việt gốc Pháp tham
dự nhiệt tình, đó là ông Andre Menras. Cái tên Việt Nam Hồ Cương Quyết của ông
đã được rất nhiều người Việt biết tới trong các đoàn biểu tình tại TP Hồ Chí
Minh, ông cho biết tại sao mình đi biểu
tình:
“Bây
giờ tôi đã trở thành một công dân Việt Nam có nghĩa là trách nhiệm và nghĩa vụ
của tôi là bảo vệ quốc gia Việt Nam, bảo vệ dân tộc Việt Nam, vì vậy khi một
nước khác là Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì tôi phải xuống đường lên tiếng tố
cáo họ.
Tuy
rất hòa bình nhưng cương quyết và để biểu tỏ tôi sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam. Hồi xưa tôi đã bị tù, tôi đã chịu khổ cũng vì một số
anh chị em sinh viên học sinh trong phong trào hồi xưa chống xâm lược của Mỹ
thì bây giờ tôi tiếp tục nắm lá cờ của Việt Nam chống cuộc xâm lược mới có thể
nguy hiểm hơn cả hồi xưa là cuộc xâm lược của Trung Quốc.”
Ban
đầu người biểu tình nghĩ rằng nhà nước sợ cơn sóng Hoa Lài nhân cơ hội biểu
tình chống Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam nhưng ngày qua ngày không có dấu
hiệu nào của một cuộc cách mạng tương tự như thế có thể xảy ra tại Việt Nam.
Tuy nhiên sự đàn áp người biểu tình vẫn không có chiều hướng thuyên giảm, trái
lại ngày một tinh vi và táo bạo hơn.
Lời hứa khó hiểu
Người dân trên thế giới nếu nghe được
câu chuyện Trung Quốc bị nhân dân Việt Nam biểu tình chống đối lại có khả năng
ra lệnh cho lãnh đạo Hà Nội cấm người dân đi biểu tình chống mình thì sẽ không
ai tin và cho là chuyện tiếu lâm chính trị.
Vậy mà việc này lại xảy ra trên giấy
trắng mực đen khi Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng của Việt
Nam đã long trọng hứa với Bắc Kinh là “kiên
quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và “dứt khoát không để sự việc tái diễn.”
Nếu
cấm đoán mà không nêu được lý do chính đáng thì dư luận sẽ nổi giận và vì vậy
chiều 13 tháng 7 mới đây, ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
trong một cuộc họp Hội đồng Nhân dân Thành phố đã nêu lý do mà ông cho là chính
đáng để chính thức ra lệnh cấm các cuộc biểu tình mà ông gọi là do thế lực thù
địch đứng phía sau kích động xúi giục,
ông Thảo nói:
“Gần
đây xuất hiện tình trạng tập trung đông người kéo về Hà Nội khiếu kiện có tổ
chức theo sự chỉ đạo của đối tượng xấu lợi dụng tình hình trên các thế lực thù
địch và số cơ hội chính trị đã kích động người dân, nhất là số người đi khiếu
kiện ở các địa phương biểu tình để gây áp lực với chính quyền phải giải quyết
những khiếu nại, yêu sách.
Trước
tình hình như vậy đồng thời với việc tăng cường thực hiện các biện pháp khôi
phục phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã
hội, bảo đảm lợi ích chính đáng của dân, thành phố sẽ tập trung triển khai đồng
bộ các giải pháp tuyên truyền vận động đấu tranh về chính trị, về tư tưởng, về
hành chính pháp luật, để phối hợp chặt chẽ các lực lượng tại các địa phương,
nhằm giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo tuyệt đối an toàn trật tự trên địa bàn
thành phố, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo
cuộc sống bình yên của nhân dân.
Ngoài
việc khiếu kiện về đất đai, trong hai tuần vừa qua vào ngày Chủ Nhật tại trung
tâm thành phố đã diễn ra những cuộc tụ tập biểu tình chống Trung Quốc có những
hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của ta, tuy nhiên đa số những người tham
gia là những người khiếu kiện về đất đai, bị lợi dụng để gây phức tạp về an
ninh trật tự.”
Phản
ứng trước tuyên bố này là một làn sóng căm phẫn trong cộng đồng mạng. Có người
không ngần ngại cho rằng ông Thảo đang có hành vi bán nước vì đã tiếp tay bịt
miệng người biểu tình không cho họ tỏ rõ ý chí chống xâm lược.
Thạc sĩ Đào Tiến Thi
một người có nhiều bài viết mạnh mẽ chống lại việc này cho biết:
“Tôi
là người theo dõi việc này rất nhiều và việc ông Nguyễn Thế Thảo nói tôi rất
bức xúc và cũng đã có nhiều ý kiến phản ứng. Ở đây cái sai của ông Nguyễn Thế
Thảo là tự nhiên kết tội người biểu tình mà không dựa trên bất cứ điều gì cả.
Thực tế những người biểu tình họ rất trật tự ôn hòa và nếu như có phản động thì
công an họ đã tìm ra. Thế mà ông ấy nghĩ ngay đến chỗ phản động, xúi giục thì
ông dựa vào đâu để ông ấy nói điều đó? Đó là điều tôi thấy rất bất bình.
Việc
thứ hai, trước sự xâm phạm rất láo xược của Trung Quốc và đất nước đang trong
tình thế lâm nguy hiểm nghèo như thế này, ông Thảo là người có trọng trách lớn
là chủ tịch thành phố, thủ đô mà ông không lo gì về việc chống xâm lược. Ông
không có một đau xót gì, không có một giận dữ gì đối với kẻ xâm lược. Ông không
đau xót gì trước tình trạng chủ quyền đất nước bị xâm phạm. Không đau xót gì
trước nguy cơ mất nước ông bỏ qua tất cả mọi chuyện đó thì không thể chấp
nhận.”
Vẫn là hòa bình và hợp tác
Ông Nguyễn Thế Thảo
xác nhận chủ trương của nhà nước về việc đối phó với Trung Quốc trong đó mục
tiêu chính vẫn là hòa bình và coi trọng việc hợp tác hữu nghị giữa hai nước,
ông nói:
“Chủ
trương của đảng và nhà nước ta là cương quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh
thổ đồng thời ra sức gìn giữ môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và phát
triển đất nước. Nhà nước ta kiên trì sử dụng biện pháp hòa bình, sử dụng tổng
hợp các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý.
Chúng
ta rất coi trọng việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác với Trung
Quốc. Thực hiện nhất quán chủ trương trên và từ tình hình thực tiễn UBND thành
phố yêu cầu các cấp các ngành cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền vận
động để người dân hiểu rõ, không bị các phần tử xấu, cơ hội chính trị xúi giục
xuống đường tụ tập biểu tình gây rối mất trật tự an ninh của thủ đô.”
Thạc sĩ Đào Tiến Thi
nhận xét về những lập luận này như sau:
“Chúng
tôi có thể thông cảm cho ông là ông có thể không nói được trong lúc này vì lý
do gì đó. Thế nhưng ông không thể nào có thái độ cấm nhân dân đối với kẻ xâm
lược. Ông dựa vào đâu mà dám kết luận chuyện biểu tình là do phản động xúi giục
kích động? Ông lôi ra vài người phản động thử xem nào? Tôi tin rằng nếu có thì
công an họ đã làm.
Phải
nói là 11 cuộc biểu tình từ năm ngoái chống Trung Quốc còn trong năm nay thì đã
hai cuộc tại Hà Nội, không có một dấu hiệu nào là của phản động cả. Nếu có thì
công an người ta đã làm và báo chí đã làm um sùm rồi bởi vì người ta cố tìm và
với hệ thống công an lớn như thế thì không có một ông phản động nào lọt vào cả.
Việc
mà ông Thảo và một số người nói tôi nghĩ là để trấn áp biểu tình nên ông ấy cố
nói như thế thôi vì ông ta không thể nào chứng minh được những gì ông ấy nói.”
Không ai có thể bịt miệng cả một dân tộc
Người
dân đã phần nào thấy được sức ép mạnh mẽ của Trung Quốc đè chặt trên vai của
chính quyền Việt Nam. Sức ép ấy có người cho rằng do kinh tế và quân sự của
Việt Nam bị lép vế. Nhưng cũng không ít người cáo buộc hệ thống cầm quyền sở dĩ
im lặng vì đã bị mua chuộc, không chế bằng nhiều cách trong đó những đồng tiền
bất chính nhận từ Trung Quốc trong các hợp đồng, dự án to lớn và Bắc kinh lấy
đó làm bằng chứng, sẵn sàng dùng vào việc bịt miệng một số người tay trót nhúng
chàm khi giao hảo với Trung Quốc.
Tuy
nhiên rất nhiều người không nằm trong hai luồng ý kiến này. Họ khẳng định rằng
cách đối phó với người biểu tình một cách khó hiểu xuất phát từ tâm thế nô lệ
của chính quyền mặc dù ngoài miệng họ luôn luôn kêu gọi chống ngoại xâm bằng
tất cả sức lực của người dân.
Trên tấm bia ghi công liệt sĩ Yên Bái
có khắc lại một câu bất hủ của Luis Aragon viết vào tháng 6-1930 trên Báo Công
đoàn Paris về cuộc khởi nghĩa Yên Bái sau khi Nguyễn Thái Học và các đồng chí
trong đó có người anh hùng Phó Đức Chính bị chém đầu vào ngày 17 tháng 6 năm
1930 như sau:
“Đây là điều nhắc
nhở ta rằng
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”
Không thể bịt miệng một dân tộc
Mà người ta không thể khuất phục
Bằng lưỡi kiếm của đao phủ.”
Dư
luận so sánh câu văn bất hủ này nếu áp dụng vào trường hợp của ông Nguyễn Thế
Thảo cũng không phải là quá khập khiểng. Mặc dù lý do phản động xúi giục đã làm
cuộc biểu tình hôm Chúa Nhật 15 tháng 7 không thể xảy ra, nhưng để bịt miệng cả
một dân tộc trước họa ngoại xâm từ Trung Quốc thì chỉ mình ông Thảo chắc chắn
là không thể.
Xét
cho cùng lưỡi kiếm của đao phủ thực dân có khác gì với miệng lưỡi của chính
quyền khi cố dập tắt tiếng nói bất khuất của người dân nước mình. Lịch sử đã
chứng minh ai đi ngược với nguyện vọng của thời đại sẽ bị đào thải. Điều này
chưa bao giờ sai chỉ có thời gian nhanh hay chậm mà thôi.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment