Tuesday 3 July 2012

HỒNG KÔNG NỔI SÓNG BẤT BÌNH VỚI TRUNG QUỐC (Rod Mickleburgh - G&M)




03-07-2012

Mười lăm năm sau khi Hồng Kông ra khỏi chế độ thực dân dân Anh về với vòng tay của Trung Quốc, thành phố đông dân này là một ví dụ điển hình về chữ nhẫn của người Trung Quốc ngập trong sự căng thẳng chính trị.

Bất kể buổi lễ xa hoa, kỷ niệm 1 tháng 7, ngày bàn giao Hồng Kông đã bị hoen ố vì những nhắc nhớ rằng rất nhiều người dân Hồng Kông đang ngày càng khó chịu về quan hệ với người “cai trị” ở Trung Hoa lục địa.

Khó chịu này đi kèm với khuynh hướng ngày càng tăng của nỗi nhớ về những ngày dưới sự cai trị tương đối lành tính của nước Anh, khi chủ nghĩa tư bản và nhân quyền đã rộng mở, trước khi thuộc địa này trở thành một đặc khu của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Đại học Hong Kong tìm thấy sự ngờ vực của dân chúng với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh ở mức cao nhất kể từ khi lá cờ Anh được thay bằng lá cờ đỏ năm sao Trung Quốc vào năm 1997.

Vào ngày Chủ nhật, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào quay về lục địa, hơn 100.000 người dân nhấn mạnh sức đề kháng đang lên trước tình trạng hiện tại bằng một cuộc biểu tình tuần hành lớn qua đường phố giữa cơn nóng nực để phẩn đối sự tham nhũng, thiếu dân chủ và một nền kinh tế mở rộng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Biểu tình tại Hong Kong (1/7/2012)  .  Nguồn ảnh: http://world.time.com

Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất trong tám năm qua tại Hong Kong. Nhiều người biểu tình mang cờ thuộc địa cũ của Hồng Kông.

“Thay vì tiến bộ, Hồng Kông đang suy thoái, về tất cả mọi thứ ... kinh tế, mức sống của người dân và chính trị,” Lydia Ma, người đã tham gia biểu tình lần đầu tiên kể từ năm 2003.

Trước đó, trong chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào, một nhà báo địa phương đã bị kéo đi và bị cảng sát Hồng Kông thẩm vấn, sau khi ông đã cố gắng đạt câu hỏi với người lãnh đạo Trung Quốc về vụ thảm sát ngày 4 tháng 6 năm 1989 tại quảng trường Thiên An Môn.

Và một khách mời trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Leung Chun-ying, giám đốc điều hành mới của Hồng Kông, đã bị nửa tá cảnh sát an ninh bao vây và kéo ra khỏ hội trường vì hô khẩu hiệu ủng hộ dân chủ.

Những bùng nổ như hai sự việc vừa nêu không phải là không phổ biến trong “đặc khu” này của Trung Quốc, nơi quyền tự do phát biểu thỉnh thoảng trở nên mâu thuẫn với mối quan tâm về sự an ninh của chính phủ ở đất liền.

Dường như sự thất vọng sâu xa trong tâm trạng dân chúng là chuyện mới.

VIDEO :  http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9196

Hồng Kông là thử nghiệm lớn của Trung Quốc, sau khi Anh Quốc chỉ tự giao lại sau khi Đặng Tiểu Bình hứa “một quốc gia, hai hệ thống,” có nghĩa là mảnh đất thuộc địa cũ có thể giữ lại cuộc sống như trước dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Mặc dù một làn sóng lo sợ ban đầu đã dẫn đến một cuộc di cư lớn của những người dân sợ hãi, Trung Quốc đã giữ lời hứa. Báo chí tư nhân tiếp tục xuất bản, các cuộc biểu tình đã được làm ngơ, thành viên Pháp Luân Công bị bức hại tại Trung Quốc, đã được để yên, và quan trọng nhất, kinh tế phát triển mạnh.

Tuy nhiên, Trung Quốc năm giữ quyền kiểm soát quyền lực. Giám đốc điều hành của đặc khu được một ủy ban gồm những người kinh doanh có khuynh hướng ủng hộ Bắc Kinh bổ nhiệm, trong khi cử tri chỉ có thể bầu một nửa trong số 70 ghế trong Hội đồng Lập pháp.

Các bầu cử gần đây nhất đã chọn ông Leung là người đứng đầu Hong Kong đã bị hoen ố vì những cáo buộc, với cả Leung và đối thủ chính của ông, đã bỏ qua luật sở hữu tài sản trong khi tích lũy của cải lớn.

Hiện nay, tiếng kêu đòi dân chủ của 7.000.000 công dân của Hồng Kông ngày một lớn hơn, trong khi kinh tế chập chờn không còn khả năng đem lại đời sống thoải mái như xưa.

Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, đã tồi tệ nhất ở châu Á, đang tăng nhiều hơn làm khoảng cách lớn nhất kể từ năm 1971, trong khi giá nhà đất đã tăng lên mức kỷ lục.

“Tầng lớp trung lưu phải đương đầu với áp lực để đủ sống,” người biểu tình Gavin Chan, một giáo viên trường công lập, đưa vợ và con gái bốn tuổi đi theo biểu tình hàng giờ, nói.

Thực tế là không có cách nào để bỏ phiếu bất tín nhiệm đưa giới lãnh đạo ra khỏi ghế quyền lực chỉ làm tăng thêm sự oán giận của người dân.

Người biểu tình Iris Wong, 26 tuổi, cho biết: “Tất cả các vấn đều dính với nhau. Nếu được một hệ thống chính trị không do một vài đại gia thống trị, chúng tôi có thể bắt đầu để giải quyết các vấn đề kinh tế.”

Là giám đốc điều hành thứ ba của Hồng Kông, ông Leung, một triệu phú tư vấn bất động sản, phải đối đầu với một nhiệm vụ khó khăn. Ông phải có lời giải với sự giận dữ ngày càng tăng ở đường phố, cùng lúc bảo đảm các quan thầy chính trị của ông ở Bắc Kinh không trở nên quá lo lắng.

Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Leung cho thấy, ít nhất, rằng ông nhận thức được những thách thức trước mặt.

Ông cam kết để giải quyết hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, cung cấp nhiều nhà ở hơn, và đảy mạnh dân chủ, cùng lúc duy trì sự ổn định.

“Tôi tin rằng chúng ta có thể giải quyết những mâu thuẫn xã hội của chúng ta và những xung đột bắt nguồn từ giá trị hoặc hệ tư tưởng chính trị khác nhau,” ông Leung nói.

Tuy nhiên, giới quan sát ghi nhận, ông giám đốc điều hành, với Chủ tịch Trung Quốc đứng cạnh, đã đọc bài phát biểu bằng tiếng phổ thông, chứ không dùng tiếng Quảng Đông - tiếng nói của hầu hết người dân Hồng Kông.

Đó là một dấu hiệu chỉ rõ lòng trung thành của ông ở đâu.

© DCVOnline

Nguồn: Hong Kong’s malaise over China boils over. ROD MICKLEBURGH, The Globe and Mail, Sunday, Jul. 01 2012.



No comments:

Post a Comment

View My Stats