Đức Tâm
- RFI
Thứ sáu 20 Tháng Bẩy 2012
Theo AFP, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong, hôm nay
20/07/2012, tuyên bố là các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN đã đạt được
đồng thuận chung về cách thức xử lý các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông với
Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng quy trách nhiệm cho Việt Nam và Philippines đã
làm cho Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN, họp từ đầu tuần trước, không ra được
thông cáo chung.
Đúng như thông báo của Ngoại trưởng Indonesia trước đó,
đồng nhiệm Cam Bốt, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, cho biết là các
thành viên trong khối đã đồng ý với nhau về 6 nguyên tắc, trong đó có việc
không sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp và cam kết cùng làm việc với
nhau về « bộ luật ứng xử » nhằm làm dịu căng thẳng và tránh các xung
đột.
Mặt khác, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong nhấn mạnh là
6 nguyên tắc này tương tự như những điểm mà Philippines và Việt Nam, vào tuần
trước, đã bác bỏ. Ông nêu câu hỏi : « Tại sao hai nước này trong ASEAN đã
cương quyết chống lại nhưng bây giờ thì lại chấp nhận ? ».
Theo lãnh đạo ngành ngoại giao Cam Bốt thì Việt Nam và
Philipines đã « gây ra vấn đề, làm thất bại việc công bố bản thông cáo chung
».
Theo các nhà ngoại giao, chính quyền Phnom Penh, đồng
minh thân cận của Bắc Kinh, đã từ chối đưa vào bản thông cáo chung mọi câu từ,
đoạn liên quan đến những tranh chấp cụ thể, trong khi đó, Manila đòi phải nêu
lên các sự cố tại bãi đá Scarborough, nơi làm cả Trung Quốc và Philippines đều
khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
Thỏa thuận 6 điểm được công bố hôm nay, sau các nỗ lực
ngoại giao của Indonesia, không nhắc đến những sự cố này.
Chia rẽ nội bộ ASEAN đã ngăn cản mọi tiến triển trong các
cuộc thương lượng về « bộ luật ứng xử » mà khối này đang cố gắng thuyết phục
Trung Quốc chấp nhận, trong lúc Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố chỉ đồng ý phương
thức đàm phán song phương với từng nước có liên quan đế giải quyết các tranh
chấp.
----------------------------------------
Đức Tâm - RFI
Thứ sáu 20 Tháng
Bẩy 2012
Ngoại truởng Indonesia Marty Natalegawa, ngày hôm nay, 20/07/2012, cho biết là các thành viên Hiệp hội Đông Nam Á – ASEAN, đã đạt được « lập trường chung » về hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, ASEAN sẽ không ra thông cáo. Tài liệu về lập trường chung này được chủ tịch ASEAN là Cam Bốt công bố trong ngày hôm nay.
Sau cuộc họp cấp ngoại trưởng đầu tuần trước, các nước ASEAN đã bất đồng với nhau trong hồ sơ Biển Đông và do vậy, lần đầu tiên trong lịch sử của ASEAN, các ngoại trưởng không ra được một thông cáo chung.
Trong hai ngày qua, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã công du một số nước thành viên ASEAN. Ông nói với Reuters rằng 10 thành viên ASEAN đã đạt được đồng thuận về các nội dung
trong một tài liệu và có thể sẽ được Cam Bốt, hiện là chủ tịch ASEAN, công bố trong
ngày hôm nay.
Tài liệu này tập hợp những điểm mà các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận nhân Diễn đàn khu vực ASEAN
– ARF, bao gồm cả vấn đề tranh
chấp chủ quyền trên biển.
Ngoại trưởng Indonesia giải thích là qua việc này, các quyết định của các ngoại trưởng được thể hiện rõ ràng và làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Lãnh đạo ngành ngoại giao
Indonesia cho biết sở dĩ ASEAN không ra được thông báo chung là do bất đồng, đặc biệt là giữa Cam Bốt và Philippines, về một trong bốn đoạn liên quan đến Biển Đông trong một dự thảo có đến 132 đoạn. Tuy
nhiên, ông Natalegawa khẳng định điều này đã thuộc về quá khứ.
Sự kiện ASEAN không ra được thông cáo chung sau cuộc họp cấp ngoại trưởng đã làm cho các thành viên khối này lúng túng. Trong quá khứ, tuy có bất đồng vói nhau, ví dụ như trường hợp đối với Miến Điện, trước tiến trình cải cách dân chủ, các nước ASEAN vẫn tìm được đồng thuận với nhau và vẫn ra được một thông cáo chung.
Theo giới phân tích, thất bại của ASEAN lần này chủ yếu là do áp lực của Bắc Kinh quá lớn đối với một số thành viên nghèo, ví dụ Cam Bốt, phụ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt là về kinh tế.
Ngoại trưởng Natalegawa khẳng định là ASEAN chỉ có thể đóng vai trò trung tâm trong khu vực nếu như có được sự gắn bó và đoàn kết.
ASEAN đã được thử thách vào tuần trước và nhận thấy là khối này có một số khó khăn. Ông kết luận, do vậy, « Indonesia có sáng kiến chấn chỉnh lại ASEAN qua 36 giờ nỗ lực ngoại giao con thoi, công du, thảo luận qua điện thoại và giờ đây chúng tôi đạt được lập trường chung về hồ sơ Biển Đông ».
------------------------------
Trọng Nghĩa -
RFI
Thứ năm 19 Tháng Bẩy 2012
Sự kiện Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa
cấp tốc du hành qua 5 nước Đông Nam Á từ ngày 18/07/2012 để tìm sự đồng thuận của toàn khối trên hồ sơ Biển Đông không khiến ai ngạc nhiên. Ngay từ ngày ASEAN được thành lập,
Indonesia được xem là thành viên sáng lập nặng ký nhất, đồng thời có uy tín được tôn trọng nhiều nhất.
Bên cạnh đó, trong hồ sơ Biển Đông, Jakarta, vì không phải là một bên tranh chấp, nên thường được đánh giá là có lập trường trung lập, có sức thuyết phục đối với các bên, kể cả với Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau khi bất đồng nghiêm trọng giữa một số thành viên ASEAN về vấn đề Biển Đông đã gây chia rẽ công khai tại Hội nghị ASEAN ở Phnom Penh vào tuần qua,
buộc
Jakarta phải đứng ra làm trung gian hòa giải để cứu vãn cho uy tín toàn khối, quan điểm của Indonesia về Biển Đông đã được giới quan sát chú mục xem xét.
Trong một bài phân tích vừa được mạng Eurasia công bố hôm 18/07/2012, một chuyên gia về an ninh hàng hải tại Singapore đã kết luận rằng lập trường của Jakarta không hoàn toàn trung lập như mọi người thường nghĩ.
Trong bài viết mang tựa đề “Tình trạng khó xử của Indonesia về Biển Đông : Giữa trung
lập và quyền lợi quốc gia", chuyên gia người
Indonesia Ristian Atriandi Supriyanto thuộc Chương trình An ninh Hàng hải tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, đã nêu bật ba yếu tố mà theo ông, cho thấy là quan điểm trung lập của Indonesia chỉ tương đối mà thôi, đặc biệt là đối với Trung Quốc.
Lưỡi bò Trung Quốc liếm vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia
Trước hết, theo chuyên gia này, dù không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, theo nghĩa là không đòi chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Trung sa ngoài Biển Đông, nhưng quyền lợi của Jakarta cũng bị Bắc Kinh vi phạm với tấm bản đồ lưỡi bò mà họ đã công khai hóa vào năm 2009.
Thật vậy, 9 đường gián đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông đã ăn vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia xung quanh quần đảo Natuna, nằm ở phần phía nam của Biển Đông. Vấn đề là dù bất bình, nhưng
Jakarta không tuyên bố công khai vì không muốn làm sứt mẻ hình ảnh
trung lập trong
cuộc tranh
chấp của mình.
Ngoài ra, cũng theo ông Supriyanto,
các tập đoàn dầu khí của Indonesia như Pertamina chẳng hạn, đã hợp tác với
PetroVietnam và Petronas của Malaysia để khai thác một sô lô dầu khí tại vùng bồn trũng Nam Côn Sơn. Một phần trong khu vực đó lại nằm trong vùng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Mặt khác từ năm 2001, tập đoàn Indonesia cũng cam
kết thăm dò một số lô như lô 17 ngoài khơi Việt Nam. Có điều là mới đây, tập đoàn CNOOC của Trung Quốc đã tự động phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam để mời quốc tế đấu thầu. Trong số 9 lô mà Trung Quốc cho là thuộc vùng biển của họ, có phần mà Indonesia đã được Việt Nam cấp phép.
Indonesia coi trọng Luật Biển Liên Hiệp Quốc, không như Trung Quốc
Đối với chuyên gia này, cho đến nay
Indonesia có quan điểm rất dè dặt đối với các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên lịch sử - vốn không căn cứ vào Luật Biển Liên Hiệp Quốc - cũng như các động thái quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Điểm thứ ba được chuyên gia Supriyanto ghi nhận là khác với Trung Quốc muốn tham gia việc soạn thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông ngay từ đầu, Indonesia chủ trương là văn kiện này phải được các nước ASEAN làm ra trước, rồi sau đó mới đàm phán thêm với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Indonesia không phản đối sự tham gia của các cường quốc bên ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ, vào thảo luận về vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn khu vực.
Trong lúc đó, chủ trương của Bắc Kinh là chỉ giải quyết vấn đề một cách song phương.
--------------------------------
Chuyện gì đang xảy ra ở biển Đông? What
Happens Now in the South China Sea? (CFR)
30 tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough: 30
Chinese vessels sighted at Scarborough Shoal (Inquirer)
Không ai có thể ngăn Trung Quốc ở Trường Sa, ngoại trừ
Trung Quốc hay là ý kiến của các cường quốc trên thế giới: No
one can stop China in Spratlys but China or the power of world opinion (Inquirer).
No comments:
Post a Comment