Tú Anh -
RFI
Thứ năm 12 Tháng Bẩy 2012
Trong chuyến công du châu Á thái Bình dương, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức thông báo hai sự kiện quan trọng : tăng cường hiện diện quân sự tại Úc phòng ngừa Trung Quốc và sự hình thành của kế hoạch thành lập Vùng thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là TPP Trans-Pacific Partnership trong đó Bắc Kinh còn đứng bên lề. (Tap chi đã được phát ngày 17/11/2011).
Theo hãng thông tấn AFP, ngày 17/11/2011, Air Force One của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đáp xuống Bali nơi Indonesia tổ chức hội nghị thượng đỉnh Đông Á EAS với lãnh đạo 18 nước trong đó có thủ tướng Ôn Gia Bảo đại diện cho Trung Quốc.
Hội nghị này diễn ra
trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì hai đại cường kinh tế thế giới này đang tranh giành vai trò lãnh đạo tại châu Á Thái Bình Dương.
Sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế đang lên của Trung Quốc làm toàn vùng châu Á đến tận Washington lo ngại. Hoa Kỳ đã đưa ra
nhiều quyết định chủ động để khẳng định sự hiện diện của mình trong khu vực để trấn an các đồng minh.
Trong chuyến công du 9 ngày tại Á Châu, Tổng thống Mỹ lần lượt khởi động dự án thành lập Vùng Mậu dịch Tự do xuyên Thái Bình Dương TPP, thông báo gởi một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến sang trấn đóng tại bắc Úc nhìn ra Biển Đông nơi Trung Quốc xem là ao nhà. Quyết định này làm Bắc Kinh rất phẫn nộ. Tiếp theo loạt bài « sát kê dọa hầu » xem Việt Nam,
Philippines chỉ là gà vịt, Hoàn Cầu Thời Báo cảnh cáo Úc coi chừng « đứng giữa hai làn đạn ».
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ra khó
chịu về thái độ mà họ cho là Hoa Kỳ can dự vào hồ sơ Biển Đông.
Tuy nhiên, theo AFP, Tổng thống Mỹ sẽ không để cho Bắc Kinh làm mưa làm gió. Tại thượng đỉnh
Bali, Hoa Kỳ sẽ kêu gọi một giải pháp « đa phương » trong khi Trung Quốc âm mưu chèn ép các nước lân bang bằng giải pháp « thương thuyết song phương ».
Nhận định về thế trận của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương, các chuyên gia địa lý chính trị tại Úc thuộc Trung tâm nghiên cứu Mỹ đại học Sydney cho rằng Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược « cương nhu phối triển ».
Thứ nhất là củng cố quan hệ với các đồng minh và bạn hữu trong vùng bằng hợp tác quốc phòng và quân sự đề phòng Trung Quốc. Vế thứ hai là xây dựng một vùng thương mại tự do theo mô hình nước Mỹ mà nếu Trung Quốc không muốn đứng ngoài thì phải cải cách nội bộ sâu rộng,
theo luật chơi quốc tế đúng nghĩa kinh tế thị trường.
Thế trận cương nhu của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương lợi hại ra sao ?
Việt Nam là quốc gia duy nhất do đảng Cộng sản lãnh đạo gia nhập vào TPP sẽ phải làm gì nếu đảng cầm quyền thực tâm bảo vệ quyền lợi đất nước ?
RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích địa lý chiến lược Lưu Tường Quang từ Sydney, Úc.
No comments:
Post a Comment