Wednesday, 4 July 2012

BBC NÓI MỘT ĐÀNG, BÁO VIỆT NAM THUẬT LẠI MỘT NẺO (Viet-studies)




BBC nói một đàng, báo Việt Nam thuật lại một nẻo:


Báo Việt Nam thuật lại như thế này: BBC: chất lượng quản lí vĩ mô Việt Nam cải thiện đáng kể (tamnhin 1-7-12)


------------------------

BBC 28-6-12
Chính phủ Việt Nam tuyên bố rằng giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế đã ở phía sau nhưng một số chuyên gia tỏ ý hoài nghi.
BBC hỏi chuyện ông Raphaël Cecchi, trưởng nhóm chuyên gia phân tích rủi ro đầu tư Châu Á của hãng phân tích kinh tế hàng đầu ở Bỉ ONDD về tiềm năng cũng như các rủi ro tiềm ẩn trong kinh tế Việt Nam
BBC: Trước hết hãy nhìn vào trường hợp Việt Nam và Trung Quốc, hai đất nước với cơ cấu chính trị tương đối giống nhau.
Theo ông, có những điểm giống nhau nào giữa hai nước đối với ba loại rủi ro mà ONDD đã đưa ra (rủi ro chính trị ngắn hạn, trung và dài hạn, rủi ro thương mại) cũng như điểm khác biệt nào khiến ONDD đánh giá Việt Nam có mức độ rủi ro chính trị cả về ngắn hạn cũng như dài hạn đều cao hơn Trung Quốc ? ( 3/7 và 4/7 so với 1/7 và 2/7 )
Raphaël Cecchi: Những yếu tố rủi ro giống nhau đối với cả hai nền kinh tế này, trước hết đó là sự nhạy cảm đối với ngành xuất khẩu và các khoản nợ tiềm tàng đang thách thức khả năng duy trì sự ổn định đối với tài chính công.
Điểm giống nhau thứ hai là sự thống nhất trong đường lối chính trị độc đảng dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản.
Đường lối chính trị này đảm bảo sự thống nhất, tuân thủ tuyệt đối trong nội bộ tuy nhiên cũng đã châm ngòi cho những rủi ro từ bất đồng xã hội đang ngày càng tăng cao ở cả hai nước.
Thêm một điểm giống nhau nữa đối với những rủi ro về thương mại ở cả hai nước, đó là tình trạng tham nhũng rất cao, luật pháp thiếu chặt chẽ và các thủ tục pháp lí rườm rà.
Tuy nhiên có những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến mức độ rủi ro khác nhau giữa hai nước.
Về tổng thể, Trung Quốc có một nền móng kinh tế và khả năng thanh toán đối ngoại mạnh hơn Việt Nam rất nhiều, nhờ vào trữ lượng ngoại tệ khổng lồ so với Việt Nam.
Thêm vào đó, mức thu nhập bình quân trên đầu người, vốn đầu tư từ trong và ngoài nước ở Việt Nam đều đang thua xa Trung Quốc khiến tiềm năng tăng trưởng của nước này bị ảnh hưởng lớn.

Những lời cảnh báo
BBC: Từ sau Nghị Quyết số 11 đến nay, đã có nhiều biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam. Lãi suất giảm khiến lạm phát ở mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây, chất lượng quản lí vĩ mô đã được cải thiện đáng kể. Các chính sách tiền tệ phóng khoáng cũng đang ảnh hưởng tích cực lên tâm lí thị trường.Tuy nhiên cũng đã có những cảnh báo về nguy cơ tái lạm phát, giảm tỉ giá tiền Đồng và làm chậm tăng trưởng nếu nới lỏng quá nhanh.
Ông có nhận xét gì trước những ý kiến trái chiều này ?
Raphaël Cecchi: Chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11.
Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Lạm phát đã giảm đáng kể xuống mức 7% vào tháng Sáu.
Tình trạng thâm hụt ngân sách đã gần như được chế ngự, giá trị tiền đồng được ổn định sau nhiều lần tụt giá.
Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường.
Tuy nhiên hiện nay quan ngại lớn nhất cho Việt Nam vẫn là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Chính quyền Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ qua việc giảm lãi suất để kích cầu tăng trưởng, trong bối cảnh mức tăng trưởng GDP vào Quí I năm 2012 chỉ ở mức hơn 4%, thua xa chỉ tiêu Chính phủ 6-6.5%.
Tôi cho rằng những lời cảnh báo đều rất chính xác.
Rõ ràng là sự nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tái lạm phát.
Thêm vào đó, sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sẽ dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu bị nghiêng thêm về hướng nhập siêu, gia tăng áp lực đối với tiền Đồng, nhất là khi lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp.
Vì vậy tôi nghĩ điều quan trọng đối với Chính phủ Việt Nam lúc này đó là tìm cách cân bằng giữa việc kích cầu tăng trưởng và giữ lạm phát ở mức độ ôn hòa (giống Trung Quốc và Ấn Độ) để tránh sự thái quá trong quá khứ.
Độ nhạy cảm của kinh tế Việt Nam trước biến động của thị trường thế giới sẽ là thử thách đối với Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng cũng như sự minh bạch trong cách chính sách quản lí kinh tế.

"Cải tổ và sự minh bạch"
BBC: Những thế mạnh và điểm yếu hiện hữu nào mà ông cho rằng sẽ tiếp tục đóng vai trò tiềm năng hoặc nguy cơ về lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai ?
Raphaël Cecchi: Nói về thế mạnh lâu dài của Việt Nam, tôi cho rằng đó là tính chất đa ngành của nền kinh tế cũng như tính năng động của thị trường trong nước.
Một thế mạnh rõ ràng nữa đó là một lược lượng lao động trẻ tuổi với chi phí lao động thấp, là một yếu tố rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên chi phí lao động trong nước đang được tăng dần qua các năm và thế mạnh này sẽ từng bước bị bào mòn.
Nói về điểm yếu về dài hạn của Việt Nam, có thể nói đó là sự vắng mặt của việc cải tổ bộ máy điều hành trong công cuộc cải cách tổng thể vốn đang diễn ra rất chậm chạp.
Sự yếu kém trong việc quản lí các tập đoàn quốc doanh sẽ còn là yếu tố nảy sinh các vụ tai tiếng tương tự Vinashin, Vinalines.
Sự thiếu minh bạch trong con số thống kê các khoản nợ của các tập đoàn cổ phần hóa, trong đó có các ngân hàng lớn sau một thời gian dài chứng kiến sự tăng vụt của các khoản nợ, trong bối cảnh sự bế tắc của ngành bất động sản sẽ là mối hiểm họa tiềm tàng đối với khả năng quản lí nợ quốc gia của chính phủ.

Báo Việt Nam thuật lại như thế này:

(Tamnhin.net) - Từ sau Nghị Quyết số 11 đến nay, chất lượng quản lí vĩ mô kinh tế Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Đã có nhiều biến đổi trong nền kinh tế, lãi suất giảm khiến lạm phát ở mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây, các chính sách tiền tệ phóng khoáng cũng đang ảnh hưởng tích cực lên tâm lí thị trường.



Đài BBC đã nhấn mạnh điều này khi phỏng vấn ông Raphaël Cecchi, trưởng nhóm chuyên gia phân tích rủi ro đầu tưChâu Á của hãng phân tích kinh tế hàng đầu ở Bỉ ONDD về tiềm năng cũng như các rủi ro tiềm ẩn trong kinh tế Việt Nam.

Ông Raphaël Cecchi cho rằng, chất lượng quản lí kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế đã được cải thiện rất nhiều từ sau Nghị Quyết 11.

Nền kinh tế Việt Nam đã bước vào một quĩ đạo ổn định hơn. Các yếu tố gây mất cân bằng đã được xác định và khắc phục bằng các tổ hợp chính sách. Lạm phát đã giảm đáng kể xuống mức 7% vào tháng Sáu.

Tình trạng thâm hụt ngân sáchđã gần như được chế ngự, giá trị tiền đồng được ổn định sau nhiều lần tụt giá. Những tiến triển này rõ ràng đã tăng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư đối với thị trường.

Tuy nhiên ,theo ông Raphaël Cecchi, hiện nay quan ngại lớn nhất cho Việt Nam vẫn là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

Chính quyền Việt Nam đang và sẽtiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ qua việc giảm lãi suất để kích cầu tăng trưởng, trong bối cảnh mức tăng trưởng GDP vào Quí I năm 2012 chỉ ở mức hơn 4%, thua xa chỉ tiêu Chính phủ 6-6.5%.

Rõ ràng là sự nới lỏng quá mức sẽ dẫn đến tái lạm phát. Thêm vào đó, sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu sẽ dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu bịnghiêng thêm về hướng nhập siêu, gia tăng áp lực đối với tiền Đồng, nhất là khi lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn còn khá thấp.

Vì vậy ông Raphaël Cecchi cho rằng, điều quan trọng đối với Chính phủViệt Nam lúc này đó là tìm cách cân bằng giữa việc kích cầu tăng trưởng và giữ lạm phátở mức độ ôn hòa (giống Trung Quốc và Ấn Độ) để tránh sự thái quá trong quá khứ.

Độ nhạy cảm của kinh tế Việt Nam trước biến động của thị trường thế giới sẽlà thử thách đối với Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng cũng như sự minh bạch trong cách chính sách quản lí kinh tế. Vẫn theo ông Raphaël Cecchi, thế mạnh lâu dài của Việt Nam là tính chất đa ngành của nền kinh tế cũng như tính năng động của thị trường trong nước.

Một thế mạnh rõ ràng nữa đó là một lược lượng lao động trẻ tuổi với chi phí lao động thấp, là một yếu tố rất hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên chi phí lao động trong nước đang được tăng dần qua các năm và thế mạnh này sẽ từng bước bị bào mòn.

Ông Raphaël Cecchi cho rằng điểm yếu về dài hạn của Việt Nam, có thể nóiđó là sự vắng mặt của việc cải tổ bộ máy điều hành trong công cuộc cải cách tổng thể vốn đang diễn ra rất chậm chạp.

Sự yếu kém trong việc quản lí các tập đoàn quốc doanh sẽ còn là yếu tố nảy sinh các vụ tai tiếng tương tựVinashin, Vinalines.

Sự thiếu minh bạch trong con sốthống kê các khoản nợ của các tập đoàn cổ phần hóa, trong đó có các ngân hàng lớn sau một thời gian dài chứng kiến sự tăng vụt của các khoản nợ, trong bối cảnh sự bế tắc của ngành bất động sản sẽ là mối hiểm họa tiềm tàng đối với khảnăng quản lí nợ quốc gia của chính phủ.

Về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cắt giảm lãi suất giảm thứ 5 liên tiếp kể từ đầu năm, tiếp tục giảm lãi suất điều hành thêm 1%/năm từ ngày 1/7 tới, giới chuyên gia quốc tế cho rằng, với lạm phát và tăng trưởng kinh tế cùng giảm tốc, thì đợt hạ lãi này không ngoài dự báo.

Một số chuyên gia không ngạc nhiên về việc Việt Nam hạ thêm lãi suất, nhưng lại bất ngờ đôi chút về thời điểm của đợt cắt giảm này.“Mặc dù chúng tôi đã dự báo Việt Nam còn giảm thêm lãi suất, đợt cắt giảm nàyđến sớm hơn kỳ vọng của chúng tôi”, ông Louis Taylor, Giám đốc điều hành ngân hàng Standard Chartered ở Việt Nam, Lào và Campuchia, nhận xét với hãng tin tài chính Bloomberg.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tăng trưởng GDP của Việt Nam đi xuống,“thì chúng tôi cũng cảm thấy bớt ngạc nhiên hơn về lần hạ lãi suất này”, ông Taylor cho biết thêm. Cũng theo ông Taylor, với tốc độ lạm phát giảm tốc, thì lãi suất thực tế ở Việt Nam hiện đang được cho là cao hơn so với thời điểm cách đây 3 tháng.

Ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành quỹ PXP Vietnam Asset Management cho rằng, Chính phủ Việt Nam đang một lần nữa chứng tỏ quyết tâm sẽ đưa ra bất kỳ giải pháp cần thiết nào để kích thích nền kinh tế.

Theo HSBC, sau động thái cắt giảm lãi suất 2 tuần trước, SBV từng thông báo sẽ không tiếp tục cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, các báo cáo mớiđây cho thấy tỷ lệ lạm phát đang giảm nhanh (từ 8,9% trong tháng 5 xuống còn 6,9% trong tháng 6) đồng thời tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ ở mức 4,4%. Do đó, tình hình này hối thúc SBV phải tiếp tục cắt giảm lãi suất để hỗ trợtăng trưởng.

Trong khi đó, Capital Economics nhận định lạm phát giảm nhanh và tăng trưởng yếu có nghĩa là ưu tiên của các nhà hoạch định chính sách giờ đây sẽ chuyển từ kiềm chế lạm phát sang hỗ trợ tăng trưởng. Đồng thời, Capital Economics cũng cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục có động thái hạ lãi suất trong thời gian tới.

Tờ Wall Street Journal nhận định, thông qua các số liệu được công bố gần đây, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh hơn trong quý II. Đồng thời, kể từ năm ngoái, Việt Nam đã chuyển trọng tâm chính sách từ thúc đẩy tăng trưởng sang kiềm chế lạm phát với những biện pháp thắt chặt khiến tăng trưởng kinh tế quý I xuống mức thấp nhất trong 3 năm. Tuy nhiên, với lạm phát bắt đầu dịu lại từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã bắt đầu đảo ngược các chính sách, chuyển từ kiềm chế lạm phát sang thúc đẩy tăng trưởng.
Mỹ Loan



No comments:

Post a Comment

View My Stats