Hồng
Phúc
tổng hợp, CTV Phía Trước
03/07/2012
Nhà
vận động dân chủ Miến Điện Aung San Suu Kyi nói với các khán giả tại London
School of Economics and Political Science (Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị
Luân Đôn) rằng công bằng và tự do chỉ có thể được khôi phục lại tại đất nước
của bà bằng một nhà nước pháp quyền.
Bà Aung San Suu Kyi
trong cuộc hội thảo bàn tròn tại LSE
Bà
Suu Kyi nói rằng bà lên án bạo lực ở bất cứ nơi nào nó xảy ra, và sự hiểu biết
đầy đủ nguyên nhân của nó là vô cùng quan trọng: “Giải quyết xung đột không phải chỉ lên án, việc này cần tìm kiếm các
nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc xung đột đó và làm thế nào để có thể giải quyết
nó một cách tốt nhất”.
Khi
được hỏi liệu bà có sẵn sàng để lãnh đạo quốc gia, bà nói: “Tôi nghĩ rằng tất cả các lãnh đạo đảng chính trị đều cần chuẩn bị cho
khả năng này, nếu họ thực sự tin tưởng vào quá trình dân chủ hóa”.
“Nhưng đó không phải
là điều mà tôi lúc nào cũng nghĩ đến. Trong thực tế, tôi nghĩ rằng mỗi người
cần phải tập trung vào công việc hiện tại cũng như chuẩn bị cho quá trình sắp
tới trong tương lai. Vì hiện tại có thể liên quan đến hy vọng trong tương lai”.
Nhà
lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ ở Miến Điện, người đã bị quản thúc kéo
dài hơn nữa cuộc đời đã có chuyến viếng thăm hai tuần đến các nước châu Âu, bao
gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Ireland và Pháp, nói thêm: “Vì vậy, nhiều người từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới dường như
cũng nhận thức được những gì chúng tôi đã và đang đấu tranh ở Miến Điện. Tôi có
một cảm giác rất to lớn về tình đoàn kết trong đảng. Đây thật sự là một bất
ngờ”.
Miến
Điện, một nước dưới sự cai trị của giới quân sự hơn nửa thế kỷ qua nhưng bây
giờ đang được điều hành bởi một chính phủ bán dân sự; và hiện phải đối mặt với
cuộc bầu cử lập pháp vào năm 2015, trong đó Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của
bà Suu Kyi đang lên kế hoạt để tham gia vào quá trình này.
Nhưng
bà Suu Kyi nhấn mạnh rằng hiện tại còn rất nhiều công việc khó khăn cần phải
được thực hiện.
“Tôi nghĩ rằng chúng
ta không thể đợi cho đến năm 2015 để xem chuyện gì sẽ đến”, bà nói với AFP. “Thời điểm bây giờ mới mà là quan trọng nhất
… ba năm tới sẽ định hình năm 2015 sẽ như thế nào”.
Hiện
nay các quốc gia phương Tây bắt đầu giảm bớt các biện pháp trừng phạt, và các
mối kinh doanh tại quốc gia nghèo khó giàu tài nguyên này bắt đầu nở rộ.
Bà
Suu Kyi được đào tạo tại Đại học Oxford và là con gái của một nhân vật đã dành
độc lập cho đất nước này, nhấn mạnh lại rằng “cho dù đó là đầu tư từ Trung Quốc
hay phương Tây thì cũng cần phải có các quy tắc thực hành tốt nhất để đảm bảo
cho các dự án đầu tư nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho người dân cũng
như mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty”.
“Chúng tôi rất quan
tâm đến các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư vào Miến Điện và cam kết tuân theo
các quy tắt thực hành tốt nhất, đặc biệt các vấn đề liên quan đến tính minh
bạch tài chính trong ngành công nghiệp khai khoáng – mảng mà có xu hướng gây
nhiều tranh cãi nhất hiện nay”.
“Một vấn đề khác là
vấn đề về công dân. Chúng tôi cần có pháp luật công dân công bằng và mạnh mẽ để
đáp ứng với các đòi hỏi giảm sát của quốc tế”.
Trong
lúc thăm LES, bà Suu Kyi cũng đã tham gia vào một cuộc thảo luận bàn tròn với
các chuyên gia học thuật và pháp lý.
Giám đốc LSE Judith
Rees
nhắc nhở những người tham dự rằng sự kiện này được diễn ra đúng vào ngày sinh nhật
thứ 67 của bà Aung San Suu Kyi và rằng tất cả mọi người muốn chúc mừng bà có
thể tận hưởng ngày này trong tự do.
Giáo
sư Rees cho biết: “Chuyến đi của bà đến
Vương quốc Anh sẽ đi vào lịch sử và tôi chắc chắn rằng đây là một chuyến đi đầy
cảm xúc.”
Bà
cũng mời đám đông hát mừng sinh nhật, bổ sung thêm rằng “đây không chỉ là lòng kính trọng dành cho những người có mặt hôm nay mà
cho tất cả những người đã vận động cho tự do tại Miến Điện”.
Alex Peters-Day,
Tổng thư ký Hội sinh viên của LSE, trình bày với các quan khách một món quà
rất ngạc nhiên – một bức ảnh người cha quá cố của bà được chụp tại London vào
1947 – và chiếc mũ mang tên trường LSE, một món quà truyền thống dành cho các
nhà lãnh đạo đến thăm nơi này.
Cùng
tham gia buổi thảo luận có giáo sư trường
LSE Mary Kaldor và Christine Chinkin, nhà hoạt động người Miến Điện và nghiên
cứu sinh tiến sĩ Maung Zarni, giáo sư Đại học Oxford Nicola Lacey và luật sư
Sir Geoffrey Nice QC.
Giáo sư Kaldor đã kết thúc buổi
thảo luận với câu hỏi từ một sinh viên muốn hỏi bà Aung San Suu Kyi, rằng bà đã
tìm thấy sức mạnh như thế nào để tiếp tục cuộc vận động cho trong tranh cử sắp
tới. Bà trả lời: “Đó chính là tất cả các
bạn, và những người như bạn đã cho tôi sức mạnh để tiếp tục. Và tôi cho rằng
tôi cũng có một chút tính bướng bỉnh”.
©
2012 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012
No comments:
Post a Comment