Monday, 14 April 2025

VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTLER Ở UKRAINE – NGÀY 13/4/2025 (Phúc Lai GB) 

 



VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTLER Ở UKRAINE – NGÀY 13/4/2025  

Phúc Lai GB 

13-4-2025  10:24  

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/pfbid0cpXQ2STxtMJbDJhYzqMyFEgYFwJyVvajPfAYBd4J21BH24S5RxGwEzKgE4F4uK9l

 

1. Cuộc chiến pháo binh hay “chiến lược tìm và diệt pháo Ng@” của người

Ukraine

Phản pháo gián tiếp ban đầu đã trở nên phổ biến trên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất, nơi các đội quân cố gắng tìm điểm xuất phát của một cuộc tấn công pháo binh và bắn trả vào các vị trí đó. Trong Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã sử dụng các quan sát viên mặt đất và trên không để phát hiện pháo binh. Khi Đức cố gắng ngăn chặn bước tiến của Đồng minh ở Tây Âu vào cuối năm 1944, các quan sát viên trên không của Hoa Kỳ đã phối hợp với các trung tâm chỉ huy hỏa lực mặt đất chế áp pháo binh Đức. Các chỉ huy pháo binh ở cả hai bên đã thích nghi với mối đe dọa phản pháo bằng cách phát triển các quy trình để nhanh chóng di dời các khẩu đội của họ và che giấu lực lượng của họ tốt hơn. Trong Chiến tranh Lạnh, khả năng phản pháo đã phát triển hơn nữa khi các đội quân tích hợp các hệ thống radar để tìm pháo binh của đối phương bằng cách theo dõi quỹ đạo của các viên đạn đang bay tới.

 

Gần đây nhất, hai trận đánh do hai quân đội hàng đầu thế giới được nghiên cứu khá kỹ là Grozny năm 2000 và Fallujah năm 2004.

 

Tháng Hai năm 2000 – chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Mặc dù quân đội Ng@ có lợi thế áp đảo về trang thiết bị và nhân lực so với người Chechnya, nhưng lực lượng Ng@ đã phải tiến hành một cuộc bao vây kéo dài nhiều tháng trước khi cuối cùng cũng chiếm được thủ đô Grozny. Quân đội Ng@, tuân thủ đúng điều lệnh chiến đấu truyền thống đã sử dụng pháo binh để “làm mềm” chiến trường trước khi xung phong. Thành phố đã bị pháo kích trong nhiều tuần. Tuy vậy bất chấp cả một chiến dịch pháo kích chuẩn bị kéo dài này, lực lượng cơ động của Ng@ tiến vào Grozny thấy mình bị quân phòng thủ đối phương kiên cường chống trả quyết liệt. Quân đội Ng@ đã san phẳng nhiều khu vực của thành phố, cho thấy họ ngày rất thất vọng vì tiến độ chậm chạp của mình. Mặc dù cuối cùng thành phố đã thất thủ, cuộc bao vây đã chứng minh một lực lượng nhỏ hơn có thể chống lại một đội quân lớn hơn nhiều lần trong môi trường đô thị như thế nào.

 

Trong 5 tuần và 5 ngày (từ 25/12/1999 đến ngày 6/2/2000), quân đội Ng@ đã ròng rã bắn phá thành phố Grozny với mức tiêu hao trung bình là 30.000 quả đạn trong một ngày, khoảng 1 triệu 200.000 quả đạn cả thảy. Tính trên diện tích, trung bình mỗi ki-lô-mét vuông của thành phố phải hứng chịu 3700 quả đạn pháo, chủ yếu là đạn 122mm từ pháo có nòng và Grad.

 

Trong trận đánh Fallujah diễn ra trong 1 tháng vào năm 2004, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã bắn 5.685 quả đạn pháo 155 mm để hỗ trợ cho cuộc cơ động trên bộ của liên quân. Thủy quân lục chiến xây dựng kế hoạch và dựa vào đó để tiến hành các cuộc pháo kích cũng vẫn theo mô hình pháo binh đi trước các đơn vị tiến công khi họ di chuyển từ khối nhà này sang khối nhà khác. Cuối cùng, sau một tháng chiến đấu, lực lượng liên quân đã thành công—nhưng phải trả giá đắt về sinh mạng, đạn dược và thời gian.

 

Tính toán sơ sơ, mỗi ngày lực lượng Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng non 200 quả đạn pháo cho một diện tích 16 ki-lô-mét vuông, như vậy mỗi ki-lô-mét vuông của thành phố Fallujah hứng chịu 355 quả đạn.

 

Mặc dù đã bị đánh giá là “tốn kém” nhưng mức độ tiêu thụ của lực lượng Hoa Kỳ vẫn chưa đến 1/10 so với Ng@. Nói chính xác, khi người ta nói tốn kém cả về đạn dược, nhân lực và thời gian là muốn nhấn mạnh đến tính chất khó khăn của những trận đánh “công thành” hay chiến đấu đô thị. Chiến tranh đô thị nói riêng, và mở rộng ra là đối với bên phòng thủ sẽ nhận được cơ hội có thể nhắm mục tiêu và phá hủy pháo binh của bên tấn công, một kiểu thi hành chiến tranh phi đối xứng. Trong cuộc chiến tranh Ng@ – Ukraine của thế kỷ XXI, mọi việc đang diễn ra đúng như vậy. Người Ukraine đã rất khéo léo làm việc “nhử” hỏa lực hỗ trợ của Ng@ là bên tấn công. Họ (người Ukraine) thiết lập các “vùng khả năng cao” trên các khu vực mà theo logic của quân sự Ng@, các chỉ huy Ng@ sẽ sử dụng hỏa lực tập trung vào đó. Các phương tiện để thu thập thông tin (trinh sát) pháo binh đối phương đã được chuẩn bị sẵn, với các hệ thống máy tính ngày càng mạnh và nhẹ nhàng, dễ sử dụng trên chiến trường – tất cả sẵn sàng cho số liệu về pháo binh của đối phương ngay khi chúng khai hỏa.

 

Khi các đơn vị hỏa lực của đối phương bị cảm biến thu nhận, các ô trên bản đồ ngắm bắn của Ukraine có thể ra lệnh khai hỏa phản pháo, nhưng chưa hết. Với các đơn vị phía trước, họ dùng UAV – drone để tấn công pháo binh Ng@ nhờ cơ chế chia sẻ dữ liệu. Vấn đề là chỉ huy Ng@ dù phải đối mặt với quyết định có nên hi sinh các khẩu đội pháo để lấy các khối nhà trong thành phố hay không, nhưng điều lệnh chiến đấu của Ng@ thì không cho phép không hoàn thành nhiệm vụ, và như thế là các khẩu đội phải bắn hết cơ số đạn quy định. Điều này dẫn đến việc nhiều khi Ng@ mất cả cụm pháo lớn vì tính thủ cựu này.

 

Đỉnh cao của sử dụng pháo binh kiểu Xô-viết của quân đội Ng@ trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine 2022 là các trận đánh giành Mariupol, Sievierodonetsk và Lysychansk. Tận dụng các kinh nghiệm sẵn có từ chiến tranh thế giới lần thứ hai và sau đó là trận đánh công thành cũng kiểu đó ở Grozny, quân đội Ng@ không phải đối mặt với các hệ thống tinh vi có khả năng phát hiện pháo binh của họ. Nguy cơ hỏa lực phản pháo của đối phương thấp hay gần như không có đã khuyến khích quân đội Ng@ ít chú trọng hơn đến khả năng sống sót cho lực lượng pháo binh. Các bức ảnh về pháo binh Ng@ hoạt động ở Chechnya cho thấy các khẩu pháo được bố trí gần nhau, đôi khi theo kiểu dàn hàng ngang, gợi nhớ đến cách Liên Xô sử dụng pháo trong đệ nhị Thế chiến.

 

Mặc dù Mariupol , Sievierodonetsk và Lysychansk được coi là những chiến thắng chiến thuật của Ng@, làm xuất hiện một lý luận rằng cách Ng@ sử dụng pháo binh là hợp lý về mặt chiến thuật và hoạt động – điều này không chính xác vì thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Việc Ng@ lặp lại kinh nghiệm Grozny một cách tương tự về các khía cạnh chính tại các trận đánh công thành trên đây trong chiến tranh xâm lược Ukraine, pháo binh dã chiến của họ không phải đối mặt với mối đe dọa radar phản pháo cục bộ đáng kể vào giai đoạn này đã dẫn đến việc từ các tư lệnh binh chủng pháo binh đến các sĩ quan trung cấp, sơ cấp… đến thành viên các khẩu đội… việc bố trí từ sở chỉ huy, các đội hình pháo binh và điểm tiếp tế, các tuyến đường tiếp tế… đều không quan tâm đến khả năng cơ động hoặc khả năng sống sót của đội hình pháo.

 

Một vấn đề rất lớn và cũng rất nghiêm trọng của việc sử dụng pháo binh của Ng@ trên chiến trường, là thiếu xe tải và khả năng chuẩn bị các tuyến giao thông dã chiến (đường kéo pháo, đường di chuyển pháo sang vị trí dự phòng, đường rút lui…) đều rất kém cỏi. Vì vậy ngay từ cuối năm 2022, các nguồn phân tích quân sự quốc tế đã nhận ra một điểm rất quan trọng: quân đội Ng@ trên chiến trường Ukraine ngày càng phụ thuộc vào (1) pháo tự hành (gồm có các cỗ pháo tự hành bánh xích và pháo phản lực lắp trên xe tải như Grad) và (2) pháo binh cỡ lớn từ 122mm trở lên – cả hai điều này tôi cũng đã báo cáo quý vị ngay từ thời điểm đó.

 

Sở dĩ có sự phụ thuộc này là vì các lý do trên đây (tính cơ động của pháo binh Ng@ rất kém đối với pháo xe kéo) và do hiệu quả bắn thấp, càng ngày pháo binh Ng@ càng phải tăng tính hủy diệt để duy trì hiệu quả, từ đó nảy sinh yêu cầu sử dụng pháo binh cỡ nòng lớn hơn.

 

Một yếu tố nữa đóng góp cho kết luận của người Ukraine, là khả năng trinh sát của pháo binh Ng@, bất chấp lý thuyết rất hay của Gerasimov được đề ra từ năm 2008 là “tốc độ phản pháo của pháo binh Ng@ lên tới 20 giây từ khi đối phương khai hỏa và độ chính xác là dưới 10 mét” – trong cuộc chiến tranh này người ta không nhận thấy điều đó. Ngược lại, người ta thấy pháo binh Ng@ chủ yếu sử dụng cách bắn diện tích, thay vì bắn điểm. Ngoài nguyên nhân chỉ thị mục tiêu kém, còn nguyên nhân pháo binh Ng@ có độ chính xác quá thấp đã hoàn tất câu chuyện.

 

Một trong những yếu tố nữa thêm thắt vào câu chuyện của chúng ta, là việc quân đội Ng@ liên tục bị gây sức ép phải dành chiến thắng, đúng theo kiểu Liên Xô “chiến thắng nào cũng là chiến thắng cuối cùng” – “Нам нужна одна победа” – chúng ta chỉ cần chiến thắng này nữa thôi. Vì cái lẽ đó, cùng với việc thi hành máy móc các mệnh lệnh làm cho pháo binh Ng@ tiêu tốn nguồn lực của mình (cả về đạn dược và khí tài) với tốc độ phi mã.

 

Khi đọc thông tin mà bà thứ trưởng quốc phòng Ukraine lúc đó là bà Hanna Maliar (ảnh) cho biết, tại trận đánh giành thành phố Sievierodonetsk, tỉ lệ pháo binh của hai bên đạt mức 15/1 (Ng@/Ukraine). Khi đó tôi đã viết: với tốc độ sử dụng pháo binh của Ng@ như thế này, sẽ đến lúc chúng cạn kiệt lực lượng pháo binh của mình – và hi vọng rằng người Ukraine sẽ có chiến lược để đưa pháo binh Ng@ về con số zero, và chúng ta đã phải chờ 2 năm để kết quả đó nó đến.

 

Nói về đặc điểm của cuộc chiến pháo binh trong Chiến tranh Ng@ – Ukraine 2022 thì rất nhiều. Chẳng hạn lực lượng pháo binh Ng@ bị tiêu diệt một cách thê thảm một phần lớn do hoạt động của chính chúng – tất nhiên với sự đóng góp không nhỏ của lực lượng không quân. Chiến trường Ukraine là một chiến trường khá đặc thù khi hệ thống phòng thủ của quân Ukraine không chỉ ở các thành phố mà cả ngoài các thành phố đó – trong khi quân đội Ng@ thì luôn luôn bị đặt mục tiêu phải chiếm được một thành phố hoặc khu định cư nào đó, để thuận tiện cho việc báo cáo lên trên và quảng bá tuyên truyền. Vấn đề là chúng không chỉ phải chiếm thành phố mà còn phải đi cả một quãng đường dài để đến thành phố đó, và trên hành trình đó chúng cũng vẫn phải giã nát tất cả mọi thứ gặp phải trên đường đi của mình. Đặc điểm này làm cho nhiệm vụ “công thành” của quân đội Ng@ gặp phải những khó khăn nghiêm trọng: tất cả các tuyến đường tiếp cận thành phố đã bị giã nát, hoặc bộc lộ không còn chút kín đáo nào, trong khi phía Ukraine vừa chiến đấu, vừa lùi nên liên tục giữ được tính bí mật chiến trường của mình.

 

Cuối cùng là sự phát triển của hoạt động phân tích tình báo nguồn mở cũng đóng góp vào thành tích tìm và diệt pháo binh Ng@ của người Ukraine.

 

#Kết_luận

 

Đã từ mấy tháng trước khi theo dõi các số liệu thiệt hại của quân đội Ng@, tôi đã cùng một số bạn Facebook rút ra nhận xét, và đều viết vào các bài review chiến tranh của mình: Ukraine đang thi hành chiến lược diệt pháo Ng@ và chắc chắn sẽ đến ngày quân đội thứ hai thế giới này cạn kiệt pháo. Quá trình này được gia tăng tốc độ lên – có thể phải gấp đôi với việc tiêu tốn nòng pháo nhanh như quỷ đói của chiến thuật kiểu Xô-viết. Dần dần, chúng ta lại nhận ra một đặc điểm nữa là nhiệm vụ tiêu diệt pháo binh Ng@ không chỉ còn được giao cho pháo binh Ukraine nữa, mà nghiêng dần sang hướng sử dụng UAV – drone và sử dụng hỗn hợp UAV – pháo binh. Là người ngoài, chúng ta sẽ không đánh giá được hiệu quả của việc chuyển hướng này, nhưng chắc chắn là cùng với khả năng ứng dụng ngày càng nhanh, sâu rộng và sáng tạo các công nghệ mới vào chiến tranh, đã làm cho lực lượng vũ trang Ukraine ngày càng có năng lực trong chiến lược tìm và diệt này. Việc sử dụng UAV đại trà cũng giúp tiết kiệm sức lực cho binh chủng pháo binh, vốn rất quý báu cho hoạt động tấn công trong tương lai.

 

Các chiến thuật sống sót yếu kém của pháo binh Ng@ vẫn tiếp diễn bất chấp chiến lược tìm và diệt của người Ukraine, chủ yếu do sự huấn luyện kém, cẩu thả và coi thường lực lượng hậu cần – vận tải, không đảm bảo sức kéo/tính cớ động và cuối cùng là học thuyết quân sự lỗi thời kiểu Liên Xô. Các chiến thuật ở Chechnya được tái sử dụng thành công ở Mariupol , Sievierodonetsk và Lysychansk đã thúc đẩy sự tự mãn và những tập quán thủ cựu đầy tác hại này vẫn còn thấy ở Ukraine cho đến ngày hôm nay.

 

 

2. Một số nhận xét chung

 

Liền từ ngày 1/4/2025 đến nay, số thương vong của quân đội Ng@ trên chiến trường liên tục (không có ngày nào trên) giữ mức dưới 1500, và thường xuyên con số 1200 mấy chục lặp đi lặp lại. Điều này cho thấy chúng vẫn phải duy trì thế tấn công nhưng yếu đi rất nhiều. Đặc biệt, trong 13 ngày ngày số ngày có lượng xe tải và xe bồn bị đốt trên 100 là 8 ngày, có 2 ngày trên 160 chiếc, 1 ngày trên 140 chiếc và những ngày còn lại từ 110 đến 120 chiếc.

 

Ngoài cuộc chiến pháo binh, cuộc chiến hậu cần cũng rất… nhiệt!

 

Có nhiều ý kiến của các chuyên gia quốc tế cho rằng, cuộc tấn công xuân – hè của Ng@ đã mở màn rồi nhưng không thể mạnh lên nổi, tôi cho rằng ý kiến này là có lý. Làm sao có thể mạnh được khi không có pháo binh, và xe tăng thì còn thê thảm nữa, tức là cạn kiệt từ trước. Với tình thế này, có thể nói thẳng ra rằng: từ nay đến lễ chiến thắng 9/5 của Ng@, sẽ chẳng có chiến quả gì dâng lên Putler cả, nói thế cho rõ ràng. Cũng có lẽ do vậy mà chúng tăng cường bắn phá có tính khủng bố vào Ukraine chăng?

 

Vụ bắn tên lửa có đầu đạn chùm vào Sumy mới nhất làm 21 người thiệt mạng trong đó có 5 trẻ em là tội ác mới nhất. Ấy thế mà có nhiều người vẫn nghĩ rằng với trò ép buộc của bọn Trump, người Ukraine sẽ chịu mất những… 4 tỉnh cho Putler. Mỡ đấy mà húp. Với tội ác mới nhất này, chắc chắn người Ukraine sẽ càng tăng thêm quyết tâm để đi đến thắng lợi cuối cùng.

 

Hôm qua, có một ông nào lên giọng: tôi cũng ủng hộ Ukraine nhưng đọc mãi của cậu, chỉ mãi không thấy Ukraine thắng mà Ng@ ngày càng mạnh lên và không đọc của cậu nữa – ý là nói tôi lạc quan tếu. Thú thật, tôi cũng phát chán với những người ủng hộ kiểu này: tôi bao giờ cũng khẳng định người Ukraine đang đối đầu với quân đội thứ hai thế giới, và nguồn lực của nước này là rất lớn, lớn hơn Ukraine rất nhiều. Còn việc ông ta phê bình tôi về lý thuyết vòng bi, thì tôi đã đập lại thẳng thừng: trình đọc hiểu như vậy là ngu. Người ta viết lý thuyết vòng bi nghĩa là… không chỉ là vòng bi, mà là vấn đề của công nghệ lõi, tức là rất nhiều thứ cơ bản, thiết yếu, lõi… Ng@ không sản xuất, và không sản xuất được, vì vậy nếu có mua được ở đâu đó thì cũng khó khăn do cấm vận, vì vậy giá cả sẽ bị đội lên nhiều lần so với mua bình thường.

 

Còn nói Ng@ càng ngày càng mạnh lên thì rất sai, chỉ có hạng ngu ngốc và theo dõi truyền thông bẩn của xứ Laos Leste mới cho rằng như thế. Hạng người này thiển nghĩ cũng không cần họ đồng hành với chúng ta, phải không quý vị?

 

Có một điều dễ thấy: không thể thắng được trên chiến trường, Putler tìm cách “nói chuyện với Trump để ép Ukraine.” Có lẽ cả hai thằng già này đều hoang tưởng, không biết thằng nào nặng hơn thằng nào. Với Putler, là sự tuyệt vọng: càng ngày cái mỹ từ “Chiến thắng” với hắn càng xa vời, vì phải nói chính xác là quân đội Ukraine ngày càng mạnh lên và quân đội của hắn càng thê thảm trên chiến trường. Với Trump, đã bộc lộ cái tính cách ái kỷ, coi thường tất cả… đã dẫn đến việc lão ta có được nhận thức coi thường luôn châu Âu. Từ đó, lão ta cho rằng chỉ cần Mỹ rút ống thở là Ukraine ch.ết ngắc, và cứ thế đi đêm về hôm bàn soạn với Putler mà chẳng đếm xỉa gì đến tâm tư nguyện vọng của người dân Ukraine. Thất bại là chắc chắn.

 

Có cậu hỏi tôi: thêm Trung Quốc nữa là 3/5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đồng ý với phương án này (dâng cho Ng@ 4 tỉnh) – có phải là nguy to hay không, và Ukraine liệu có phải chấp nhận không? Tôi trả lời: Are you nut? Vấn đề lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào đang ổn định được cộng đồng quốc tế công nhận – thì nó phải theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, chứ ông lớn nào quyết định được. Trump và Putler vừa sai, vừa ngu ở chỗ đó.

 

Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, kết quả trên chiến trường sẽ quyết định tất cả. Hiện nay chúng ta đang chứng kiến điều gì?

 

+ Thứ nhất. Ng@ không thể thắng được. Trước đó, mặc dù tổn thất lớn nhưng chúng vẫn tiến, dù chậm. Bây thì thì không những không tiến được, mà còn lùi. Nếu có thể thắng được, chúng cần gì nhờ đến Trump.

 

+ Thứ hai. Sức mạnh và cả thế mạnh của quân đội nước này, dần dần đi xuống con số zero. Như kiểu 2 võ sĩ đấu với nhau, một bên thì vẫn có thể đấm được dù chưa có khả năng kết liễu đối thủ, còn một bên chỉ còn khả năng cấu bằng móng tay.

 

+ Thứ ba. Ng@y cả khi Ukraine không có khả năng thi hành một số đòn có tính kết liễu, thì họ vẫn mạnh dần lên và cũng dần dần tự chủ về vũ khí. Chưa hết – rất nhiều người tỏ thái độ bi quan về sự quyết tâm của EU – điều này tôi không dám đánh giá nhưng tôi chưa bao giờ hi vọng vào điểm này, vì vậy tôi viết “châu Âu” với hàm ý một số quốc gia cụ thể của châu lục này, và cũng có nghĩa là sẽ dựa được vào Anh, vào Pháp, vào Thụy Điển, vào Ba Lan, vào 3 nước Baltic… nhưng vẫn có thể dựa được vào EU – Liên minh châu Âu, nếu họ có thể đoàn kết và quyết tâm.

 

Quan trọng nhất là người dân Ukraine không bao giờ có ý định đầu hàng, mà giao nộp 4 tỉnh cho Putler thì là đầu hàng. Quan trọng nhì là năng lực của Ukraine ngày càng tốt lên, nếu cần trường kỳ kháng chiến thì Putler vẫn cứ đứt mạng như trong phim.

 

Lại có người nữa đề nghị tôi bình luận về việc, Trump ký quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt Ng@ thêm 1 năm – tôi không hiểu rõ về luật và cơ chế của Hoa Kỳ cho lắm, nhưng theo tôi hiểu các lệnh trừng phạt này là trong thẩm quyền của Tổng thống Hoa Kỳ, chứ các lệnh trong thẩm quyền của Lưỡng viện thì không phải. Hoặc nếu liên quan đến các lệnh trong thẩm quyền của Quốc hội Hoa Kỳ, thì việc gia hạn kia là hoãn không đệ trình ra Quốc hội xem xét bãi bỏ trong vòng 1 năm nữa. Là tôi suy luận vậy thôi, có thể không chính xác. Nhưng để bình luận về việc này, theo tôi chúng ta nên đặt câu hỏi: phải chăng Trump đang chơi trò ép cả hai bên – sẽ tiếp tục ép Ukraine nặng thêm nữa, thậm chí nặng hơn Ng@ rất nhiều, trong khi các lệnh cấm vận và trừng phạt dành cho Ng@ này thì đằng nào cũng đang tồn tại rồi và bỏ thì không hề dễ. Nhìn chung, Trump không tử tế gì, đặc biệt là với Ukraine.

Dự đoán của tôi về thái độ của #Zelenskyy vẫn đang tỏ ra là đúng: đối với Trump, phải kiên quyết, khôn khéo.

 

Nhưng cần phải nói thêm rằng, thái độ của Putler khi đưa ra yêu cầu cho phía Hoa Kỳ vừa rồi, chắc chắn là gây thất vọng ghê gớm đối với bọn oligarch. Mặc dù có nhiều thằng thủ lợi, giàu lên nhiều vì cuộc chiến, nhưng vẫn là dựa vào Putler và cuộc chiến của Putler – chúng thừa hiểu là cái sự thủ lợi đó như lâu đài trên cát, với Putler thì hắn lấy mạng lúc nào ch.ết lúc đó. Yên ổn dừng cuộc chiến mà làm giàu kiểu bình thường là tốt nhất.

 

Thái độ khăng khăng ngoan cố này của Putler là xúc tác lớn nhất đẩy hắn xuống mộ. Thực lòng mà nói, người Ukraine chẳng cần làm gì cả, chỉ cần giữ vững được đến mùa hè này, đến giữa hè hoặc cùng lắm là hết hè, thì Putler đi bằng đầu gối.

 

Chưa hết. Hóa ra Belgorod chưa phải là câu chuyện cuối cùng. Lực lượng vũ trang Ukraine vừa “khuyến mại” thêm cho Putler cú thụi chí tử nữa bằng hành động tiến vào Bryansk theo các thông tin công bố là “để xây dựng tuyến phòng thủ”, theo nguồn “Kanal 13”

 

Kênh này đưa tin ngày 10 tháng 4 năm 2025: Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến vào khu vực Bryansk của Ng@ như một phần của hoạt động chuẩn bị nhằm thiết lập tuyến phòng thủ dọc theo mặt trận phía bắc. Chuyên gia quân sự Roman Svitan nhấn mạnh rằng những động thái này, mặc dù chưa phải là cuộc tấn công quy mô lớn, nhưng lại gây gián đoạn đáng kể cho hoạt động hậu cần của Ng@, với việc sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao để phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng như cầu và trung tâm quân sự bao gồm các sở chỉ huy và trạm kiểm soát. Mục đích của hoạt động này là tạo ra một hành lang đáng tin cậy, sẽ đóng vai trò là vị trí phòng thủ vững chắc chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của Ng@.

 

Những cuộc tấn công xâm nhập này đã cản trở đáng kể khả năng cơ động hiệu quả của quân đội Ng@ trong khu vực và Svitan cho rằng mục tiêu cuối cùng là tạo ra một tuyến phòng thủ vững chắc dọc theo biên giới. Chuyên gia này đã so sánh chiến lược này với các hoạt động đang diễn ra ở các khu vực khác của vùng Belgorod và Kursk của Ng@, nơi lực lượng Ukraine đã có những động thái tương tự để củng cố các vị trí phòng thủ bên trong lãnh thổ Ng@. Svitan tin rằng khu vực Bryansk cũng sẽ đi theo mô hình này, với việc Ukraine thiết lập một tiền tuyến sau những cuộc đối đầu nghiêm trọng trên đất Ukraine.

 

Điều này được coi là cần thiết để củng cố phòng thủ phía bắc của Ukraine. Chuyên gia này cho biết, mặt trận phía bắc lẽ ra phải là trọng tâm chính kể từ năm 2014, vì đây là tuyến đường ngắn nhất để các lực lượng Ng@ tiến về thủ đô Ukraine – chỉ khoảng 300 ki-lô-mét là tới Kyiv.

 

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai theo những thông tin mà tôi nắm được, tình hình này là đặc biệt nghiêm trọng với bọn chóp bu Ng@ và đương nhiên là cả với Putler. Mặc dù người Ukraine không có ý định tiến đến Mục-tư-khoa, nhưng hiện nay các hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang nước này chỉ còn cách tường điện Kẩm-linh có… 450 ki-lô-mét. Không khéo các đơn vị tham gia duyệt binh trên Quảng trường đỏ Mục-tư-khoa ngày 9 tháng Năm tới đây sẽ đi thẳng ra mặt trận để bảo vệ thủ đô mất, ha ha. “МОСКВА ЗА НАМИ!” – Mục-tư-khoa sau lưng chúng ta! Đúng là Ng@, rất thích hô khẩu hiệu. Trước lễ Chiến thắng chuẩn 1 tháng thì quân Ukraine xọc tiếp vào Bryansk, thật là quá đáng.

 

UAV và drone vẫn tiếp tục bay vè vè và đốt phá các mục tiêu trên đất Ng@, không thể chống lại được. Chưa bao giờ quân đội thứ hai thế giới lại thê thảm như thế này.

 

Theo tôi hiểu, với thông điệp này của lực lượng vũ trang Ukraine, như một công bố “dự kiến cuộc chiến tranh sẽ tiếp tục trong nhiều năm nữa vì vậy quân đội Ukraine phải xây dựng một tuyến phòng thủ thống nhất, mạnh mẽ, thay vì các khu vực bị chia cắt, để ngăn chặn các cuộc đột phá của Ng@ trong tương lai”. Nó củng cố thêm thông báo của Zelenskyy muốn mua 50 tỉ đô-la vũ khí của Hoa Kỳ… chuyện Trump có bán hay không không quan trọng. Nhưng tất cả đều là các đòn cân não không chỉ cho Putler, mà còn cả cho Trump.

Nào, nếu cần bọn tôi chơi tới bến với các người. Có giỏi cố mà kết thúc chiến tranh trong 100 ngày đi. Bố tiên sư, ai đánh thuế thằng nói phét.

 

Thông tin cuối. Theo bà hàng nước ngồi ở vỉa hè số nhà 22 phố Komsomola, thành phố Saint Peter, trước cửa tòa nhà có tên gọi là “Михайловская военная артиллерийская академия” (Học viện Pháo binh mang tên Mikhailov) thì cả 3 phân viện của Học viện này ở các thành phố Kazan, Kolomensk và Saratov đều rơi vào tình trạng ch.ết lâm sàng vì không còn khẩu pháo nào để thực hành, tất cả đã được đem ra mặt trận và nhiều khả năng đã bị người Ukraine đốt hết cả rồi. Tình trạng này không chỉ với Học viện trên đây mà diễn ra với nhiều cơ sở huấn luyện quân sự và cả bán quân sự trên khắp nước Ng@, như một số sĩ quan Ng@ mô tả là chỉ còn chỉ huy cao nhất, mấy thằng vệ binh lơ ngơ và mấy bà già làm tạp vụ (nguyên văn: бабушки), vũ khí thì chỉ còn có… khẩu súng lục. Bao nhiêu súng ống xe pháo là đã vác đi hết.

 

Đúng là quân đội khố rách áo ôm

 

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#Binh_chủng_lừa_chiến_Nga

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Battle_of_Kursk_2024

#Slava_Ukraine

 

HÌNH :

https://www.facebook.com/photo?fbid=1302568427497878&set=pcb.1302569410831113

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=1302568637497857&set=pcb.1302569410831113

 

 

40 BÌNH LUẬN   

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats