Ủy
viên Bộ Chính trị gặp mặt trí thức ‘bất đồng chính kiến’
Trường Sơn | RFA
2025.03.31
https://www.rfa.org/vietnamese/trong-nuoc/2025/03/31/nguyen-van-nen-bat-dong-chinh-kien/
Lần
hiếm hoi quan chức cấp cao của của Đảng đối thoại với những cá nhân bị cho vào
“sổ đen”.
Cuộc gặp
giữa Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Nên với các trí thức hôm 30 tháng 3 (Hoàng
Thụy Hưng)
Hôm
30 tháng 3, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã có cuộc gặp với giới trí
thức và nghệ sĩ ở Sài Gòn, được biết, sự kiện diễn ra trong khuôn khổ dịp kỉ niệm
50 năm thống nhất đất nước.
Điều
đáng chú ý là trong số những người được mời tham dự bao gồm cả những tri thức
‘phản tỉnh’, những người đã từng là đảng viên đảng Cộng sản nhưng sau đó rời bỏ
hàng ngũ, và trở thành những tiếng nói phản biện hiếm hoi đối với các chính
sách của nhà nước.
Những
gương mặt trí thức tiêu biểu được mời có thể kể đến Giáo sư Mạc Văn Trang, người
tuyên bố ra khỏi Đảng vào năm 2018 để phản đối quyết định khai trừ Đảng đối với
Giáo sư Chu Hảo. Nghệ sĩ Kim Chi, người cũng đơn phương tuyên bố bỏ Đảng vào
năm 2018. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, một tiếng nói phản biện nổi tiếng trên mạng xã
hội. Và nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, thành viên của Văn Việt, một tổ chức xã hội
dân sự độc lập bị nhà nước nghi kị.
Sự
kiện này đánh dấu lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị tiếp xúc với những trí
thức bất đồng với quan điểm của đảng Cộng sản.
Trao
đổi với RFA, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng tiết lộ chính ông Nguyễn Văn Nên đã chủ động
tìm cách tiếp cận các trí thức, và nỗ lực này đã diễn ra được vài tháng trước
khi cuộc gặp hôm 30 tháng 3 xảy ra:
“Cách
đây mấy tháng thì bắt đầu có chuyện ông Nên nhờ mời một số tri thức mà lâu nay
họ chưa được nghe ý kiến, trong đó có những người mang là hay phản biện.” Ông cho biết.
Tổ
chức đứng ra dàn xếp cuộc gặp này là Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, và
theo nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, có khả năng tổ chức này được điều hành bởi cơ
quan an ninh.
Được
biết ông Nguyễn Văn Nên đã đề nghị các trí thứ góp ý về hai vấn đề, gồm làm sao
để thu hút nhân tài cho Tp. HCM, và việc thực hiện “tự chủ đại học”.
Đối
với các vấn đề này, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết ông đã trực tiếp phê bình
chính sách của nhà nước tại cuộc gặp, đặc biệt là cách nhìn nhận những tiếng
nói phản biện:
“Đường
lối đối với trí thức văn nghệ sĩ chưa ổn, chưa tạo được niềm tin, nhất là với
những người phản biện vì yêu nước, không phải chống đối! Nhấn mạnh TRÍ THỨC PHẢI
ĐỘC LẬP mới đóng góp được cho đất nước!” Ông viết trên Facebook cá nhân ngay sau
cuộc gặp.
Cũng
theo nhà thơ, lần cuối cùng đảng Cộng sản chịu đối thoại với giới văn nghệ sĩ
là ngay sau khi Đổi Mới diễn ra vào năm 1986. Nhưng chính sách này sau đó cũng
nhanh chóng kết thúc, và Đảng quay trở lại với chính sách nghi kị, thậm chí đàn
áp những tiếng nói phản biện.
Cho
đến gần đây khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư mới xuất hiện trở lại các tín hiệu
cởi mở hơn.
“Gần
đây sau khi ông Tô lâm lên thì tôi thấy bắt đầu có vẻ như lại có sự đảo chiều,
tức là muốn lắng nghe những tiếng nói phản biện. Đây có lẽ là lần đầu tiên các
tiến nói phản biện được mời để trực tiếp gặp gỡ những người lãnh đạo cao cấp
trong Đảng”.
Kể
từ khi lên nắm quyền ông Tô Lâm đã liên tục kêu gọi phải tháo gỡ các “điểm nghẽn
thể chế”.
Vị
tân Tổng Bí thư đã liên tiếp đưa ra các chính sách mang tính cách mạng, như
công khai từ bỏ đường lối phát triển kinh tế cũ vốn dựa vào các doanh nghiệp
nhà nước, thay vào đó là đặt kinh tế tư nhân làm trung tâm. Ông cũng phát động
chiến dịch tinh giản bộ máy chính trị và hành chính rầm rộ.
Nhà
thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết bản thân ông Tô Lâm đã nhận được báo cáo về sự tiếp
xúc giữa Bí thư Tp. HCM Nguyễn Văn Nên với giới trí thức độc lập, và ủng hộ nỗ
lực này.
Thông
tin này được chuyển lại từ cơ quan đứng ra giàn xếp cuộc gặp.
Tuy
nhiên, ông Hưng cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận liệu đây có phải là sự
thay đổi về mặt chính sách, cũng như tác động của nó tới đâu.
“Chúng
ta chưa vội vã để kết luận là nó đã đạt được mức gì đáng mừng chưa. Bởi vì đây
vẫn chỉ là những tín hiệu bước đầu. Nhưng dù sao đây cũng cho thấy triển vọng
người lãnh đạo mới của đảng Cộng sản sẽ có cách nhìn nhận, và xử lý đúng các vấn
đề của đất nước.” Ông kết luận.
Sự
dè dặt trên là có cơ sở, bởi cùng lúc Bí thư Nguyễn Văn Nên tiếp xúc với một
vài trí thức độc lập và bày tỏ sự thiện chí, nhà nước lại có động thái kém thiện
chí với hai vị trí thức nổi tiếng với những chỉ trích nhắm đến đảng Cộng sản
khác gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà thơ Thái Bá Tân.
Hôm
26 tháng 3, nhà thơ Thái Bá Tân cho biết trên trang Facebook cá
nhân rằng ông “có thể sẽ bị bắt”, sau khi bị công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tới
nhà làm việc. Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì bị bêu tên và gọi là “thế lực thù địch”
trong một bản tin ngày
27 tháng 3 của kênh Truyền hình Công an Nhân dân.
No comments:
Post a Comment