Trump cắt giảm USAID
đã làm tê liệt phản ứng của Mỹ đối với trận động đất ở Myanmar
Rebecca Tan
- Washington
Post
Dương
Lệ Chi biên
dịch
01/04/2025
Ba
ngày sau trận động đất, không một nhóm người Mỹ nào có mặt ở Myanmar, một minh
họa khá rõ về cách Trump đảo lộn vai trò của Mỹ trong ứng phó thảm họa như thế
nào.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-3.jpeg
Một
tình nguyện viên lái máy xúc hôm Chủ Nhật để hỗ trợ hoạt động cứu hộ gần chùa
Maha Myat Muni sau trận động đất ở Mandalay, Myanmar. Nguồn: Thein Zaw/ AP
Vài
giờ sau trận động đất rất mạnh, với cường độ 7,7 độ richter, tàn phá Myanmar
hôm thứ Sáu [28-3-2025], gây ra những cơn dư chấn nguy hiểm trên khắp Đông Nam
Á, các quan chức Mỹ chịu trách nhiệm về ứng phó thảm họa đã nhận được thư chấm
dứt hợp đồng từ Washington.
Hầu
hết nhân sự sẽ hợp lại thành một nhóm ứng phó của Mỹ, gồm các chuyên gia an
ninh và vệ sinh, nhưng họ đã bị cho nghỉ phép vô thời hạn. Nhiều chương trình của
Mỹ cung cấp vật liệu cứu sinh, gồm nhiên liệu cho các xe cứu thương và các bộ dụng
cụ y tế, đã bị đóng cửa từ nhiều tuần trước. Máy bay và những chiếc trực thăng
của Mỹ ở gần Thái Lan, vốn từng được sử dụng để cứu trợ thảm họa trước đây,
cũng không cất cánh.
Phản
ứng của Hoa Kỳ đối với trận động đất thảm khốc đã bị tê liệt bởi các khoản cắt
giảm lớn của chính quyền Trump đối với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, theo
tám nhân viên hiện tại và nhân viên trước đây của USAID đã từng làm việc ở
Myanmar, cũng như các cựu quan chức Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các cơ quan viện
trợ quốc tế. Ba ngày sau thảm họa, các nhóm của Mỹ vẫn chưa được triển khai đến
khu vực động đất — một sự tương phản rõ rệt so với các thảm họa tương tự khác,
khi người Mỹ từng có mặt trên thực địa chỉ trong vòng vài giờ.
Chính
quyền Trump đã hứa viện trợ 2 triệu đô la [cho thảm họa động đất ở Myanmar],
nói rằng, “Hoa Kỳ sát cánh cùng người dân Myanmar khi họ nỗ lực phục hồi sau thảm
họa“. Nhưng các quan chức USAID cho biết, việc phân phối cứu trợ này sẽ khó
khăn hơn bao giờ hết, vì Hoa Kỳ đã cắt đứt mối quan hệ có giá trị với các tổ chức
địa phương và sa thải những nhân viên có thể khôi phục lại mối quan hệ. Cam kết
của Hoa Kỳ cho đến nay cũng bị lu mờ so với khoản viện trợ 13,7 triệu đô la mà
Trung Quốc cam kết [viện trợ cho Myanmar], quốc gia có chung đường biên giới với
Myanmar và là một trong số ít đồng minh còn lại của chính quyền quân sự nước
này.
Tình
hình đang diễn ra ở Myanmar, nơi đã bị tàn phá bởi nhiều năm nội chiến và là quốc
gia nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ ở Đông Nam Á hồi năm ngoái, là minh chứng rõ
ràng nhất cho đến nay về cách cơ quan Hiệu quả Chính phủ (DOGE) Hoa Kỳ của Elon
Musk đã đảo lộn hệ thống viện trợ toàn cầu — cho phép Bắc Kinh và các nước đối
thủ khác dẫn đầu trong việc cung cấp cứu trợ.
Chris
Milligan, người từng là quan chức dân sự cao cấp của USAID cho đến khi ông nghỉ
hưu năm 2021 và là quan chức cao cấp nhất của USAID ở Myanmar dưới thời Tổng thống
Barack Obama, nói: “Đây là hình ảnh thế giới trông giống như thế nào khi Mỹ
không còn giữ vai trò lãnh đạo. Các nước khác đã huy động, còn chúng tôi thì
không, và đó là vì chúng tôi đã đóng cửa một số bộ phận của chính phủ Mỹ có khả
năng ứng phó [với thảm họa thiên tai]”.
VIDEO
:
Buddhist
monastery in Myanmar in ruins after 7.7 magnitude earthquake
HÌNH
:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1.jpeg
Lực
lượng cứu hộ của Myanmar và Trung Quốc tìm kiếm nạn nhân động đất tại Sky Villa
ở Mandalay hôm Chủ Nhật. Nguồn: Nyein Chan Naing/ EPA-EFE/ Shutterstock
Khi
chính quyền Trump có hành động chính thức giải thể cơ quan này hôm thứ Sáu, Ngoại
trưởng Marco Rubio tuyên bố rằng, “USAID đã đi chệch khỏi sứ mệnh ban đầu của
mình từ lâu… Nhờ Tổng thống Trump, kỷ nguyên sai lầm và vô trách nhiệm về mặt
tài chính bây giờ đã kết thúc“.
Theo
chính quyền quân sự của nước này, trận động đất mạnh ở Myanmar đã giết chết hơn
2.000 người và con số thương vong vẫn đang tăng lên. Có tới 20 triệu người trên
đất nước này cần được hỗ trợ nhân đạo trước trận động đất; hàng triệu người
khác hiện đã phải di dời và sẽ cần thực phẩm, nước sạch và bảo vệ khỏi cái nóng
thiêu đốt.
Thành
phố Mandalay, nơi bị ảnh hưởng nặng nề, những người sống sót sau trận động đất,
hiện đang ngủ ngoài đường. “Chúng tôi đang khổ lắm“, Than Aye, 64 tuổi, cho biết,
bà đã ngủ ba đêm qua ở ngoài trời.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1.jpg
Bệnh
nhân nằm trên giường trong khu phức hợp của Bệnh viện Đa khoa Mandalay hôm thứ
Hai, ba ngày sau trận động đất chết người ở Myanmar. Niềm hy vọng tìm thấy thêm
người sống sót trong đống đổ nát đang tắt dần. Ảnh: Sai Aung Main/ AFP/ Getty
Images
Các
quan chức USAID nói rằng, thông thường, đối với một thảm họa có quy mô như thế
này, Hoa Kỳ sẽ tập hợp Đội Ứng phó Hỗ trợ Thảm họa (còn gọi là Đội DART), trong
vòng vài giờ và triển khai đội này nhanh nhất có thể để phối hợp với các cơ
quan viện trợ quốc tế và các đối tác địa phương. Khi trận động đất mạnh 7,8 độ
richter tấn công Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cách đây hai năm, Hoa Kỳ đã có một Đội
DART trên thực địa chỉ trong vòng một ngày, theo sau là hai đội tìm kiếm cứu nạn
đô thị.
Đến
cuối ngày thứ Hai [31-3-2025], ba ngày sau trận động đất tồi tệ nhất tấn công
Myanmar trong gần 40 năm, Hoa Kỳ vẫn chưa cử một người nào tới đó. Một phái
đoàn gồm ba nhân viên của USAID dự kiến sẽ đến trong những ngày tới, nhưng “vào thời
điểm này, chúng tôi không có ý định triển khai DART“, một viên chức tại Đại sứ
quán Hoa Kỳ ở Myanmar nói với Washington Post, trong điều kiện giấu tên vì ông
không được phép nói chuyện với giới truyền thông.
Khoảng
thời gian 72 giờ sau trận động đất là giờ vàng, khi lực lượng cứu hộ có nhiều
khả năng tìm thấy người còn sống sót nhất trong đống đổ nát, nhưng thời gian
này đã trôi qua, các nhân viên hiện tại và trước đây của USAID cho biết.
“Chúng
tôi có tài lực. Chúng tôi có thể cứu sống người, nhưng chúng tôi đã bỏ lỡ [cơ hội
cứu người]“, Milligan nói.
Chính
quyền quân sự Myanmar đã đẩy đất nước vào tình trạng bị cô lập kể từ khi họ nắm
quyền bằng bạo lực trong cuộc đảo chính năm 2021, gây ra một cuộc nội chiến chống
lại các nhóm dân quân sắc tộc và ủng hộ dân chủ. Chính quyền quân sự đã bị cáo
buộc phạm tội ác chiến tranh và đã mất quyền kiểm soát một số khu vực của đất
nước. Sau khi vị tướng hàng đầu của quân đội đưa ra lời kêu gọi quốc tế hiếm
hoi và tuyệt vọng sau trận động đất, các đội cứu hộ Trung Quốc được trang bị
máy móc hạng nặng, là những đội đầu tiên có mặt tại hiện trường tại những khu vực
bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền trung Myanmar, theo Liên Hiệp quốc.
Nga
cũng đã triển khai một đội cứu trợ, cùng với những người ứng cứu từ Ấn Độ, Thái
Lan, Malaysia, Singapore và Nam Hàn. Nhưng không quốc gia nào có thể sánh được
với khả năng cứu trợ thảm họa của Hoa Kỳ, nơi hiện đã bị tê liệt, các quan chức
USAID cho biết.
Một
số ít nhân viên cứu trợ nước ngoài và các nhà báo địa phương đã đến được những
khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cho biết, nỗ lực cứu hộ diễn ra chậm chạp. Họ
cho biết mùi tử khí trở nên nồng nặc, và rất ít cộng đồng nhận được bất kỳ sự
trợ giúp nào trong quá trình tìm kiếm người thân của họ trong đống đổ nát.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-1.jpeg
Ảnh:
Đội cứu hộ Myanmar và Ấn Độ khiêng thi thể của một nhà sư Phật giáo, được tìm
thấy trong một hoạt động cứu hộ hôm thứ Hai tại tu viện Phật giáo U Hla Thein
sau trận động đất ở Mandalay. Nguồn: Nyein Chan Naing/ EPA-EFE/ Shutterstock
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-2.jpeg
Ảnh:
Các thành viên của đội cứu hộ Nga mang theo thiết bị và dựng lều tạm thời bên trong
khuôn viên sân vận động Mingalar Thiri ở Mandalay, hôm thứ Hai. Nguồn: Nyein
Chan Naing/ EPA-EFE/ Shutterstock
Hoa
Kỳ có trực thăng, máy bay và các phương tiện vận tải khác, đồn trú tại một căn
cứ không quân ở miền đông Thái Lan, từng được sử dụng để cứu trợ thiên tai, gồm
cả việc vận chuyển máy móc hạng nặng như xe nâng và máy xúc, một cựu quan chức
của USAID từng làm việc trong đội phản ứng của Mỹ tại trận động đất ở Nepal năm
2015, khi Sân bay U-Tapao của Hải quân Hoàng gia Thái Lan đóng vai trò là căn cứ
hoạt động, cho biết.
“Mỹ
có thể dễ dàng huy động các thiết bị đó… nhưng chúng tôi vẫn chưa thực hiện“,
vị quan chức này nói, giống như một số người khác nói trong bài báo này, [ông]
nói với điều kiện giấu tên vì sợ bị chính quyền trả đũa.
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Tháng
2-2025, Mỹ cắt giảm 39 trong số 40 dự án phát triển ở Myanmar, nhiều dự án
trong số đó sẽ chuyển sang hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ và phục hồi sau trận động
đất, năm nhân viên và nhà thầu của cơ quan làm việc ở Myanmar, cho biết.
Một
trong những chương trình bị chấm dứt liên quan đến việc giúp các nhóm dân tộc
thiểu số và các tổ chức ủng hộ dân chủ ứng phó với các cuộc tấn công của chính
quyền quân sự, gồm cung cấp bộ dụng cụ y tế và nhiên liệu cho xe cứu thương, vốn
sẽ được chuyển hướng sang ứng phó động đất, các nhân viên của USAID cho biết. Một
chương trình khác bị chấm dứt liên quan đến việc giúp các tổ chức cơ sở cung cấp
các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn như nước sạch, thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.
Việc
hủy bỏ đột ngột các chương trình này có nghĩa là Hoa Kỳ đã mất đi mạng lưới làm
việc với các nhóm địa phương đáng tin cậy mà họ có thể dựa vào để giải ngân viện
trợ nhanh chồng, mà không bị chính quyền quân sự can thiệp, vốn có tiền sử chặn
cứu trợ đến các khu vực đang có tranh chấp hoặc do phiến quân kiểm soát.
Hoa
Kỳ hiện có “khả năng rất hạn chế trong việc đưa tiền ra ngoài theo cách đáng
tin cậy“, một nhà thầu của USAID cho biết.
Các
nhóm giám sát cho biết, quân đội đã điều động các đội cứu hộ đến thủ đô
Naypyidaw, nơi đóng vai trò là trung tâm chỉ huy của quân đội, trong khi bỏ rơi
phần lớn các cộng đồng do phiến quân chiếm giữ.
Mười
bốn trong số 15 quan chức tạo thành “Phái đoàn USAID Miến Điện” và những người
sẽ hướng dẫn tài trợ việc cứu trợ, đã bị cho nghỉ phép vô thời hạn hồi tháng 2.
Hai nhân viên cho biết, các nhà chức trách đã phải vội vã đưa một số người
trong số họ trở về, kể từ trận động đất.
Trước
thảm họa, một nhóm nhỏ các viên chức thuộc Cơ quan Nhân đạo của USAID ở thủ đô
Bangkok, Thái Lan đã được miễn trừ để tiếp tục công việc của họ. Hôm thứ sáu,
nhiều giờ sau khi trú ẩn khỏi những cơn chấn động mạnh lan rộng khắp thành phố,
các viên chức kể lại rằng, họ đã vội vã chạy đến một phòng tình huống đặc biệt,
được lập tại dinh thự của đại sứ Hoa Kỳ ở Thái Lan. Họ nói, họ đang điều phối với
Washington vào đêm khuya về một kế hoạch viện trợ, khi họ nhận được những bức
thư cuối cùng về việc chấm dứt hợp đồng [làm việc của họ], được gửi đến các
nhân viên USAID trên toàn thế giới.
“Thật
là tàn nhẫn hết sức“, một viên chức USAID ở Bangkok nói.
“Các
bạn có những người hết sức tài giỏi nhưng lại bị gạt sang bên lề“, một nhân
viên khác của USAID đang làm việc cho hoạt động ứng phó với Myanmar, nói. Cái
giá phải trả cho “cách tiếp cận thiếu suy nghĩ đối với hiệu quả … của Bộ Hiệu
quả Chính phủ DOGE đang bị phơi bày ngay tại đây“.
Việc
cắt giảm USAID cũng đã cắt giảm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các cơ quan viện trợ
quốc tế, hiện được giao nhiệm vụ lãnh đạo hoạt động ứng phó nhân đạo, mà các
chuyên gia cho biết là một trong những hoạt động phức tạp nhất mà họ phải thực
hiện trong những năm gần đây. “Hoa Kỳ luôn là nhà tài trợ lớn nhất“,
Michael Dunford, giám đốc quốc gia Myanmar của Chương trình Lương thực Thế giới
của Liên Hiệp quốc, cho biết.
Dunford
đang họp với các thành viên trong nhóm tại Naypyidaw để thảo luận về cách thu hẹp
các hoạt động cơ bản của đất nước để ứng phó với các khoản cắt giảm của Hoa Kỳ
khi tòa nhà bắt đầu rung chuyển, ông cho biết. Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt
của Liên Hiệp quốc về tình hình nhân quyền ở Myanmar, cảm thấy những cơn rung
chuyển khi ông đang ở biên giới Thái Lan – Myanmar để đánh giá tình trạng các
phòng khám dành cho người tị nạn sau khi mất nguồn tài trợ của Hoa Kỳ.
Một
thập niên trước, khi lũ lụt lớn tấn công Myanmar, khiến hàng trăm ngàn người phải
di dời, Hoa Kỳ là nước cung cấp cứu trợ lớn nhất. Một hình ảnh đã được lan truyền
vào thời điểm Derek Mitchell, đại sứ Hoa Kỳ tại Myanmar, đang phân phát hạt giống
cho nông dân.
Mitchell
nói: “Chúng tôi từng là những người đầu tiên hoặc một trong những người đầu
tiên ứng phó [thảm họa]. Bây giờ, chúng tôi đơn giản là không có mặt“.
_______
Bài
báo có sự đóng góp của Zaw Zaw ở Mandalay, Myanmar, Yan Naing Aung ở Bangkok và
Missy Ryan ở Washington.
No comments:
Post a Comment