Thế giới tự do đã biến mất, không còn đường
quay lại
James Kirchick
Trần Ngọc
Cư dịch
Posted
on 01/04/2025 by Boxit
VN
https://boxitvn.online/?p=93334
Thủ tướng
Canada, Mark Carney:
“Mối
quan hệ cũ mà chúng ta có với Hoa Kỳ, dựa trên sự hội nhập sâu sắc hơn về kinh
tế, hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh và quân sự lâu đời, đã kết thúc bởi
tham vọng của Trump”.
Très
bien ! Personne n’a besoin de dépendre des USA tels que Trump les détricote :
une telle alliance avec ce pays désormais à haut risque, loin d’être un
bienfait, est en train de devenir une véritable menace pour le Monde. En même
temps qu’ils amorcent une bombe pour eux-mêmes. Méga pollution garantie !
Qu’ils restent chez eux et assument les conséquences de leur choix
catastrophique!
Et
même si le début peut être douloureux notre avenir sans eux n’en sera que plus
sain !
Không
ai cần phải phụ thuộc vào. Không chỉ là một điều may mắn, họ đang trở thành mối
đe dọa thực sự cho Thế giới và là quả bom cho chính họ. Ô nhiễm lớn được đảm bảo!
Hãy để họ ở nhà! Và ngay cả khi khởi đầu có thể đau đớn, tương lai không có họ
sẽ chỉ lành mạnh hơn mà thôi!
Quá
tốt! Không ai cần phải phụ thuộc vào cái nước Hoa Kỳ mà Trump đang giải và phá
cấu trúc tiến bộ của nó. Một liên minh như vậy đang có nguy cơ cao, không còn
mang lại lợi ích và sự an toàn nữa, nhưng nó lại trở thành mối đe dọa thực sự đối
với Thế giới. Đồng thời nó đang trở thành một quả bom cho chính mình. Ô nhiễm lớn
được đảm bảo! Hãy để họ ở nhà và gánh chịu hậu quả từ sự lựa chọn thảm khốc của
mình!
Và
ngay cả khi khởi đầu có thể đau đớn, tương lai của chúng ta không có họ sẽ được
lành mạnh hơn mà thôi!
Thủ
tướng Canada, Mark Carney
Không
còn bất kỳ sự giả vờ nào cho thấy Hoa Kỳ đại diện cho những lý tưởng đã truyền
cảm hứng cho quốc gia này trong 250 năm. Châu Âu và phần còn lại của thế giới cần
phải thích nghi với tình thế mới.
Vào
đầu năm 2017, chưa đầy hai tháng sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống lần
đầu, tôi đã xuất bản một tác phẩm hư cấu có tính suy đoán. Lấy bối cảnh là nhiệm
kỳ thứ hai tưởng tượng của Trump, tác phẩm mô tả một viễn cảnh ác mộng trong đó
quân đội Mỹ từ bỏ châu Âu, đảng Alternative for Germany thân Nga giành được 20
phần trăm số phiếu bầu trong cuộc bầu cử liên bang và Nga phát động một cuộc
xâm lược toàn diện vào Ukraine.
Mục
đích của tôi khi viết câu chuyện này là để lay động độc giả ở cả hai bờ Đại Tây
Dương thoát khỏi sự tự mãn của mình về tình trạng nguy cấp của cái mà trước đây
được gọi là “Thế giới Tự do”. Nhưng nó vẫn không chuẩn bị cho tôi về một loạt
các sự kiện bắt đầu bằng bài phát biểu của Phó Tổng thống JD Vance tại Hội nghị
An ninh Munich và kết thúc bằng sự sỉ nhục Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelenskyy của Trump và Vance trước các máy quay truyền hình tại Phòng Bầu dục.
Mặc dù nhiều người có thể coi khoảng thời gian hai tuần đó không khác gì với phần
còn lại của thời đại Trump, nhưng các nhà sử học tương lai sẽ không nhìn như thế:
Họ sẽ ghi nhận nó như một sự thay đổi mang tính thời đại trong chính trị toàn cầu
thậm chí có khả năng quan trọng hơn cả sự sụp đổ của Bức tường Berlin hay các
cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9. Nó đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên
– kỷ nguyên của trật tự quốc tế tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Kỷ
nguyên đó bắt đầu sau Thế chiến thứ Hai khi một quốc gia theo chủ nghĩa cô lập
miễn cưỡng đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới, một nỗ lực to lớn, đa dạng dẫn đến
tăng trưởng kinh tế chưa từng có trong lịch sử, những khám phá khoa học, cùng với
sự thịnh vượng và hòa bình nhân loại. Các nguồn lực vật chất của Hoa Kỳ là thiết
yếu cho nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ, trải dài khắp thế giới này, nhưng quan trọng
hơn cả là niềm tin, không chỉ được hàng trăm triệu người Mỹ mà còn vô số người
trên khắp thế giới chia sẻ, là nền tảng của nó: rằng Hoa Kỳ là một quốc gia đặc
biệt có vị thế độc nhất để trở thành một thế lực phục vụ lợi ích của thế giới.
Trong
suốt tám thập kỷ đó, một đức lý của chủ nghĩa lý tưởng [an ethic of idealism]
đã hỗ trợ chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một đức lý có thể truy nguyên từ khi
thành lập đất nước. Cho dù là đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ, các tổng thống
Hoa Kỳ thường xuyên viện dẫn vai trò được Thiên chúa quan phòng mà Hoa Kỳ, với
tư cách là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới, được định sẵn sẽ đóng trên trường
quốc tế. Tổng thống Thomas Jefferson gọi quốc gia trẻ mà ông đã giúp thành lập
là “niềm hy vọng tốt nhất của thế giới” trong khi đối thủ không đội trời chung
với ông là John Adams đã gửi vũ khí cho những người lãnh đạo cuộc nổi loạn của
nô lệ giải phóng Haiti. Hơn 150 năm sau, Dwight Eisenhower tuyên bố rằng “Chúng
ta có thể là quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất nhưng vẫn thua trong cuộc chiến
thế giới nếu chúng ta không giúp những người hàng xóm trên thế giới bảo vệ tự
do và thúc đẩy tiến bộ xã hội và kinh tế của họ”. Người kế nhiệm ông là John F.
Kennedy đã tuyên bố vang dội rằng Hoa Kỳ sẽ “trả bất kỳ giá nào, gánh chịu bất
kỳ gánh nặng nào, vượt qua bất kỳ khó khăn nào, hỗ trợ bất kỳ người bạn nào, chống
lại bất kỳ kẻ thù nào, để đảm bảo sự tồn tại và thành công của tự do”. Và trong
bài diễn văn chia tay, Ronald Reagan đã nói về nước Mỹ như một “thành phố rực rỡ
trên đồi”, một cụm từ mà đối thủ về mặt tư tưởng của ông là Barack Obama đã nhắc
đến trong cuộc bầu cử năm 2016.
Việc
thực hiện những tham vọng cao cả này buộc nước Mỹ phải ủng hộ các nền dân chủ
và phản đối các chế độ độc tài. Là một siêu cường toàn cầu với những trách nhiệm
mà không quốc gia nào khác có thể – hoặc muốn – đảm nhận, Hoa Kỳ không thể nào
có được một chính sách đối ngoại hoàn hảo về mặt đạo đức như Thụy Điển. Chủ
nghĩa lý tưởng chắc chắn sẽ xung đột với chủ nghĩa hiện thực, khi chủ nghĩa hiện
thực thường khuynh loát chủ nghĩa lý tưởng. Điều này đặc biệt đúng trong Chiến
tranh Lạnh, khi Washington giúp lật đổ các nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ và ủng
hộ các chế độ độc tài. Và điều này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay với sự hậu thuẫn
của Mỹ đối với các chính phủ đàn áp ở Trung Đông. Nhưng ngay cả khi sử dụng các
biện pháp vô đạo đức, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn làm như vậy để theo đuổi những gì
họ coi là mục đích đạo đức, cho dù đó là cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản,
hay ngăn chặn sự phát tán vũ khí hủy diệt hàng loạt hay chống lại chủ nghĩa Hồi
giáo cực đoan.
Những
người phản đối trật tự quốc tế tự do do Mỹ lãnh đạo liên tục chỉ trích những lỗi
lầm của trật tự thế giới này trong khi coi thường những điều tốt đẹp nó mang lại
– các tuyến đường biển tự do và rộng mở, sự phát triển của nền dân chủ tự do
bình đẳng, các liên minh dựa trên các giá trị, và việc bảo vệ nhân quyền. Vì
nôn nóng chỉ trích trật tự thế giới tự do về nhiều lỗi lầm của nó, họ tránh vật
lộn với hệ thống quốc tế đang nhanh chóng thay thế nó, một thế giới cá lớn nuốt
cá bé, trong đó Mỹ đã từ bỏ vai trò cảnh sát toàn cầu và các quốc gia độc tài
giành được phạm vi ảnh hưởng mà các quốc gia yếu hơn phải khuất phục theo ý muốn
của chúng. Nhưng, ngay cả những người chỉ trích gay gắt nhất về sức mạnh toàn cầu
của Mỹ có thể một ngày kia sẽ luyến nhớ Hoa Kỳ một khi Nga, Trung Quốc và Iran
giành được quyền thống trị châu Âu, châu Á và Trung Đông.
Lịch
sử lưu lại hàng thế kỷ về sự ủng hộ lẽ phải chí ít bằng luận điệu chống lại những
sai trái là điều cho thấy cuộc họp tại Phòng Bầu dục vào tháng trước trở nên
đáng lo ngại. Trong một màn trình diễn đáng xấu hổ đối với mọi người Mỹ, hai
viên chức hợp hiến hàng đầu của đất nước đã hành động như một vị vua và nhiếp
chính của ông, đòi hỏi sự phục tùng từ một người cầu xin trong chế độ phong kiến.
Trong vòng vài ngày, Trump đã đình chỉ viện trợ quân sự và việc chia sẻ thông
tin tình báo với Ukraine, và mặc dù cả hai sau đó đã được phục hồi, thông điệp
mà ông gửi đi là không thể nhầm lẫn: Ngay cả một đồng minh đang bị tấn công
quân sự cũng không thể trông cậy vào sự hỗ trợ của Washington. Sau khi bỏ rơi
Ukraine vì tức giận cá nhân, Trump sau đó quay qua đối đầu với những kẻ phản diện
khác trên thế giới: Canada, Đan Mạch và Panama.
Ngoài
việc bỏ rơi các đồng minh dân chủ của chúng ta ở nước ngoài, Trump còn đang phá
hủy bộ máy thúc đẩy dân chủ của Hoa Kỳ ở trong nước. Trong Chiến tranh Lạnh,
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do (sau này là nơi tôi từng
làm việc) đã phát sóng tin tức và thông tin vượt ra ngoài Bức màn sắt và tiếp tục
sứ mệnh này ở những khu vực trên thế giới vẫn chưa được tự do. (Nhiều quốc gia
từng chịu sự thống trị của Liên Xô – bao gồm Ba Lan, Séc và các quốc gia vùng
Baltic – có thể ghi nhận VOA và RFE/RL, ít nhất là một phần, có công tranh đấu
cho tự do của họ). Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ được thành lập dưới thời
chính quyền Kennedy để cải thiện các điều kiện xã hội và kinh tế tồi tệ trong
đó chủ nghĩa độc tài và khủng bố đã phát triển mạnh. Và Quỹ Quốc gia vì Dân chủ,
được thành lập dưới thời Reagan, cung cấp các khoản tài trợ cho các nhà hoạt động
dân chủ trên toàn cầu. Trump đã ngừng tài trợ cho tất cả các tổ chức này, những
tổ chức đại diện cho những giá trị tốt đẹp nhất của Hoa Kỳ, trước sự cổ vũ của
Moscow, Bắc Kinh và Tehran.
Thay
vì chủ nghĩa lý tưởng thúc đẩy sự lãnh đạo Thế giới Tự do của Hoa Kỳ, Trump đã
khai thác chủ nghĩa yếm thế cố hữu [atavistic cynicism] của Cựu Thế giới. Trong
trật tự mới này, nơi mà sức mạnh tạo nên lẽ phải, bất kỳ lời kêu gọi nào về những
cân nhắc đạo lý trong việc thực hành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đều bị chế
giễu là sự yếu kém của kẻ yếu trong khi việc thực thi quyền lực vô đạo đức được
tôn sùng như một đức tính của kẻ mạnh. Sự đồng cảm theo bản năng của người Mỹ đối
với kẻ yếu thế được thay thế bằng sự ngưỡng mộ đối với kẻ mạnh. Một nền dân chủ
đang lâm nguy bị cáo buộc là kích động xâm lược lãnh thổ của chính mình – tương
đương về mặt địa chính trị với việc đổ lỗi cho nạn nhân bị hiếp dâm về vụ tấn
công nhắm vào cô ấy – và lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ bỏ phiếu cùng với
những kẻ lưu manh trên thế giới chống lại các đồng minh dân chủ truyền thống của
mình tại Liên hợp quốc. Người giữ chức vụ này, từng đồng nghĩa với “lãnh đạo của
Thế giới Tự do”, đã vu khống Tổng thống của một quốc gia đang đấu tranh cho sự
tồn tại của mình như một “nhà độc tài” trong khi ca ngợi một tên tội phạm chiến
tranh chuyên chế là “một anh chàng tuyệt vời” và “một con người tuyệt diệu”.
Chí ít Franklin Roosevelt (được cho là đã) nói rằng tên độc tài
Nicaragua Anastasio Somoza “có thể là một thằng chó đẻ nhưng hắn là một thằng
chó đẻ của chúng ta”, ông đã có đủ sự sáng suốt về mặt đạo đức để xác định tên
caudillo [độc tài Nam Mỹ] đó là ai, và đủ khéo léo để làm điều đó sau cánh cửa
khép kín.
Mặc
dù Trump vay mượn tư tưởng từ trường phái chính sách đối ngoại Andrew Jackson của
Mỹ, nổi tiếng với chủ nghĩa dân tộc gay gắt và sự ngờ vực đối với các định chế
quốc tế, nhưng nhân vật lịch sử có những ý tưởng (và khẩu hiệu) mà ông dựa nhiều
nhất lại là Pat Buchanan. Từng là một nhân vật bên lề cánh hữu của Mỹ, cựu biên
tập viên diễn văn của Nixon và ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa đã đại
diện cho cùng một bộ ba “Nước Mỹ trên hết” – chống nhập cư, chống can thiệp và
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch – như Trump đang làm ngày nay. Trong thế giới mới
dũng cảm của Nước Mỹ trên hết, nước Mỹ không còn đại diện cho niềm tin rằng nền
dân chủ tạo ra đồng minh tốt hơn chế độ độc tài, rằng sự xâm lược lãnh thổ nên
bị trừng phạt thay vì được khen thưởng, và rằng các liên minh là một tài sản,
không phải là gánh nặng. Trong bài phát biểu tại Munich, Vance đã ủng hộ việc
đưa các đảng cực hữu vào các chính phủ châu Âu, mà ông cáo buộc là gây ra mối
đe dọa lớn hơn đối với người dân của họ so với Nga hoặc Trung Quốc. Tất cả những
điều này là kết quả của một chính sách đối ngoại hoàn toàn thiếu nguyên tắc đạo
đức.
Việc
từ bỏ đạo lý như một yếu tố trong các vấn đề đối ngoại cũng đánh dấu một bước
ngoặt đối với Đảng Cộng hòa. Tháng tới đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc
Chiến tranh Việt Nam. Những người bảo thủ Mỹ đã từng chỉ ra sự kiện đó — cảnh hỗn
loạn của những người Việt Nam tuyệt vọng chạy trốn khỏi cuộc tấn công của cộng
sản đang đến gần, 2 triệu thuyền nhân đã trốn thoát, sự đàn áp khủng khiếp sau
đó đối với những người không trốn thoát – như một ví dụ đáng xấu hổ về những gì
xảy ra khi Hoa Kỳ từ bỏ một đồng minh. Bất kể lợi ích của sự tham gia của Hoa Kỳ
vào cuộc xung đột đó là gì, hậu quả khủng khiếp của việc rút quân của Hoa Kỳ đã
vang dội khắp khu vực. Trong vòng vài tháng, Lào và Campuchia đã rơi vào tay
các cuộc nổi dậy của cộng sản, chứng minh “thuyết domino” vốn bị chế giễu rất
nhiều.
Việc
Trump từ bỏ Ukraine có khả năng làm lu mờ những sự kiện lịch sử này về quy mô địa
chính trị và đau khổ của con người. Nếu Ukraine bị buộc phải ký một thỏa thuận
hòa bình không cung cấp các đảm bảo an ninh rõ ràng thì chỉ còn là vấn đề thời
gian trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện một Anschluss [sáp nhập]
khác. Nếu không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đối với Thế giới Tự do, một cuộc xâm
nhập như vậy có thể thành công trong việc lật đổ chính quyền Kyiv, dẫn đến hàng
chục triệu người tị nạn và sự hiện diện quân sự lớn của Nga trên biên giới của
một số quốc gia thành viên NATO. Với sự đảm bảo an ninh tập thể của liên minh bị
phá vỡ do những lời đe dọa tống tiền của Trump về việc không duy trì nó, NATO –
liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử – thật sự sẽ chết, mở ra cánh cửa
cho cuộc săn mồi tiếp theo của Nga ở châu Âu và những nơi khác.
Tìm
kiếm những tia hy vọng, một số người hoài niệm về kỷ nguyên lãnh đạo toàn cầu của
Mỹ vừa mới qua đi bám vào hy vọng rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường khi một đảng
viên Dân chủ hoặc Cộng hòa truyền thống dọn vào Nhà Trắng. Mặc dù cuộc tranh luận
gay gắt về tương lai của chính sách đối ngoại bảo thủ vẫn còn đang diễn ra,
nhưng không có con đường quay trở lại . Không còn tự tin vào vị trí của mình dưới
chiếc dù an ninh của Mỹ, các đồng minh lo lắng như Ba Lan và Hàn Quốc đang thăm
dò khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân. Khái niệm “tự chủ chiến lược” từng bị chế
giễu của Pháp – một cực của sức mạnh quân sự châu Âu độc lập với Hoa Kỳ – hiện
là mục tiêu hàng đầu trong chương trình nghị sự trên khắp lục địa này. Liên
minh chia sẻ thông tin tình báo “Five Eyes” bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và
New Zealand có thể thu hẹp lại thành “Four Eyes” do thành viên quyền lực nhất của
liên minh này không đáng tin cậy.
Những
gì đã xảy ra trong hai tuần cuối tháng Hai không thể xóa nhòa trong tâm trí các
đồng minh hoặc đối thủ của Hoa Kỳ. Và trong một thế giới mà mỗi người tự lo lấy
cho bản thân mình, thì sự khác biệt giữa hai điều này [đồng minh và đối thủ] là
gì vậy?
Câu
chuyện tôi viết cách đây tám năm kết thúc bằng Ngày Chiến thắng với Putin tự
hào duyệt binh quân sự lớn ở Quảng trường Đỏ. Mặc dù Trump phủ nhận rằng ông sẽ
tham gia lễ hội năm nay, nhưng nếu ông có thể áp đặt một thỏa thuận về Ukraine,
ông có thể không cưỡng lại được sự cám dỗ là hân hoan trong vai trò không xứng
đáng của mình là người gìn giữ hòa bình toàn cầu. Đứng cạnh Putin ở Moscow, ngầm
trao sự công nhận của Hoa Kỳ đối với vụ sáp nhập lãnh thổ có vũ trang đầu tiên
trên lục địa châu Âu kể từ Thế chiến II, một cảnh tượng như vậy sẽ đánh dấu sự
khởi đầu của một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên mà trong đó người ta càng ngày
càng khó phân biệt sự thật với hư cấu.
J.K.
----------------
James
Kirchick là
tác giả của “The End of Europe: Dictators, Demagogues, and the Coming Dark Age”
[Ngày tàn của Châu Âu: Những nhà độc tài, Những kẻ mị dân và Thời kỳ đen tối sắp
tới] và là cộng tác viên của Axel Springer Global Reporters Network.
Nguồn
bản gốc:
https://apple.news/ADt9BfyIrTVG7U4UQ_W_a3A
Dịch
giả gửi BVN
No comments:
Post a Comment