Thấy
gì từ cuộc gặp gỡ của người cùng phe chiến thắng
Hồ Phú Bông
03/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/03/thay-gi-tu-cuoc-gap-go-cua-nguoi-cung-phe-chien-thang/
Xem một số ảnh trên bài viết của tác giả Lưu Trọng Văn, nơi gặp gỡ của
Bí thư TP.HCM với trí thức phản biện, thoạt nhìn thấy khung cảnh có vẻ đơn sơ,
giản dị. Không tràn ngập bông hoa, rất đặc trưng XHCN, như các cuộc gặp gỡ
khác. Người tham dự mặc cũng bình thường, có vị còn muốn thể hiện thêm cách
riêng… có vẻ “cà phê vỉa hè” giúp cho hình ảnh lãnh đạo đảng thể hiện được tính
gần dân để lắng nghe… có lẽ hơn cả mong đợi của ban tổ chức (?)
Cũng
có thể các vị trí thức tham dự muốn thể hiện không mấy quan tâm về cuộc gặp Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư TP.HCM qua thư mời với chữ ký của GS.TS Trình Quang
Phú, Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Phương Đông.
Có
vị nào nhận thư mời nhưng không tham dự không? Không biết!
Về
phía tổ chức, họ chọn căn phòng có thảm màu đỏ tươi với li ti đốm trắng ngỡ như
ngàn sao. Vải che quanh bàn màu đỏ rất đậm để thể hiện tính trang trọng của lời
nói. Cụm hoa vàng, nhụy đỏ ở trung tâm. Trên bàn có hoa sen gần chỗ nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư ngồi. Phông là trống đồng màu xanh, khác với màu vàng ở cơ quan
nhà nước.
Trang
trí, sắp xếp tinh tế lấy màu đỏ làm chủ đạo chắc chắn không phải ngẫu nhiên. Thế
nhưng Bí thư TP.HCM nói:
“Anh
em hỏi tôi, chủ đề cuộc gặp này là gì? Tôi bảo là không tên. Hôm qua dự lễ khởi
công cây cầu ở Trung tâm thành phố. Ngồi trên một con tàu neo đậu trên sông Sài
Gòn, bất chợt nhớ lại truyện của một nhà văn nước ngoài có tên “Câu chuyện dòng
sông” nói về dòng chảy của quá khứ, hiện tại, tương lai. Tôi sực nghĩ, à, ngày
mai mình gặp những con người đã đi qua dòng chảy ấy khắc hoạ chân dung và những
dấu ấn của họ. Tôi tràn những cảm xúc và coi cuộc gặp là cái duyên”. (Hết trích)
Với
cách diễn đạt, khen ngợi vuốt ve người tham dự rất văn chương (như đoạn trích
dẫn) liệu
có “tràn những cảm xúc và coi cuộc gặp là cái duyên” hay không? Vì thành
phần lãnh đạo tham dự còn có Phó ban Tuyên giáo – Dân vận Trung ương, cựu
phó bí thư Thành uỷ, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đại biểu Quốc hội… như
bài tường thuật “Nói gì?” của PGS.TS Mạc Văn Trang.
Một
cuộc gặp khá đầy đủ các thành phần, vai vế như thế, đặc biệt là Phó ban Tuyên
giáo – Dân vận Trung ương thì phải nghĩ đó là chủ trương của Trung ương.
Mà đã là chủ trương của Trung ương thì mục đích là gì?
Mục
đích đó được tác giả Lưu Trọng Văn xác nhận. Chính tác giả và tất cả người tham
dự cuộc gặp cùng chí hướng với Bí thư TP.HCM! Vì tựa đề “Chúng ta cùng chung
nhau trên một dòng chảy” không có ký hiệu trích dẫn từ lời nói của Bí
thư TP.HCM.
Vâng,
“dòng chảy” đó được ca ngợi rất bài bản trong rất nhiều bài học. Từ sau 30
tháng 4 năm 1975, người miền Nam dù bị đày ải nơi kinh tế mới, dù bị hành xác,
tra tấn trong các trại tập trung cải tạo, dù bị cướp mất gia sản, dù bị chết rừng,
chết biển đều phải trải qua chịu đựng và tốn rất nhiều thời gian học về “dòng
chảy” ấy.
“Dòng
chảy” đó là “dòng thác cách mạng”. Là con đường tiến lên XHCN!
Về
phía trí-thức-phản-biện, được mời phát biểu, đại khái có nội dung chung chung
nói là họ bị ngộ nhận là phản động, dù không ai trong số họ vì
phản biện mà bị tù.
Nói
cách khác, trí-thức-phản-biện xác nhận họ trung thành với chế độ. Chỉ phản biện
để cứu chế độ!
Tác
giả Mạc Văn Trang xác nhận “Thực lòng tôi biết các trí thức phản biện chả ai
ngu ngốc đi ‘chống phá’, ‘lật đổ’, vì họ (công an – NV) biết rất rõ chứ”.
Như
vậy có hai loại trí thức. Trí thức XHCN phản-biện-không-bị-tù và trí thức phản-biện-từng-bị-tù.
Không có trí thức phản-biện-từng-bị-tù nào tham dự cuộc gặp. Vì không được mời?
Hay họ từ chối lời mời? (*)
Thực
tế cuộc gặp mà hai tác giả Lưu Trọng Văn và Mạc Văn Trang tường thuật chỉ là cuộc
gặp của trí thức XHCN phản-biện-không-bị-tù, với nhà cầm quyền.
Chính
xác, là cuộc gặp gỡ của người cùng phe chiến thắng, chỉ vì bị ngộ nhận nên tìm
cách hòa giải!
Cuối
tháng 4 nầy là đúng 50 năm CSVN chiếm được miền Nam. Cuộc gặp để hòa giải của
nhà cầm quyền với trí thức XHCN phản-biện-không-bị-tù, đương nhiên sẽ được phổ
biến sâu rộng. Là một cách tuyên truyền trước khi đại lễ sắp diễn ra.
Tên
gọi sẽ là 50 năm Thống nhất đất nước, thay vì 50 năm Giải phóng hay 50 Chiến thắng (?)
Sự
thật thì Giải phóng, Chiến thắng hay Thống nhất cũng chỉ là cách nói, cách chơi
chữ. Vì bản chất của cuộc chiến núi xương sông máu đã hai năm rõ mười. So với
nhiều nước trên thế giới, họ đổi thay thể chế nhưng không hề bị huynh đệ tương
tàn, nồi da xáo thịt như chúng ta! Vì thế không hề có cái gọi là “hòa hợp – hòa
giải” ở những nước đó!
Hiện
tại, thế hệ các gia đình Bắc/ Nam, Nam/ Bắc không liên quan đến chiến tranh,
không ai muốn nhắc đến máu xương và hận thù (ngoại
trừ lực lượng dư luận viên nòng cốt của chế độ).
Thế hệ các gia đình thuần người miền Nam hay của người tị nạn cộng sản khắp nơi
trên thế giới cũng vậy.
Thế
nhưng, muốn thực sự Thống nhất, nhà cầm quyền phải giải quyết sòng phẳng chuyện
gia sản của người miền Nam bị cướp công khai và trắng trợn, dù họ chỉ là dân,
không phải “phản động”.
Dù
nửa thế kỷ đã qua, hàng chục ngàn dân oan khắp nước mất nhà cửa, đất đai… vẫn
còn đó. Họ từng sống lê lết ở lề đường, ở Ba Đình hàng, chục năm đi kêu cứu. Có
người chết không nhắm mắt, nhà nước vẫn trơ trơ. Ngay tại TP.HCM những người từng
che giấu bảo vệ cán bộ nằm vùng ở Thủ Thiêm vẫn trắng tay nhờ được “giải
phóng”.
Đàn
áp dân oan trên khắp nước, nhốt tù, chụp mũ họ là “phản động”, trước mắt đảng
đang thắng. Nhưng, xin nhớ lại những gì đảng từng tuyên truyền: Ở đâu có áp bức,
ở đó có đấu tranh!
Thế
thì “thống nhất” hay “thống thiết” thưa các vị?
_______
(*)
Ghi chú từ Tiếng Dân: Có
lẽ tác giả quên vụ nhà thơ Hoàng Hưng đã từng bị bắt bỏ tù năm 1982, chỉ vì tập
thơ của nhà thơ Hoàng Cầm. Mời đọc thêm thông tin tại các link sau đây:
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hoang_Hung_a_prisoner-poet_part1_MLam-20070722.html
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/HoangHungPrisonerPoetP2_MLam-20070730.html
https://vanviet.info/audio-van-viet/phong-van-nh-tho-hong-hung-ve-vu-n-hong-cam/
No comments:
Post a Comment