Võ Nhật Vinh
13/04/2025
https://boxitvn.online/?p=93459#more-93459
Người
Việt ở nước ngoài luôn được xem là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực
của đất nước. Về mặt sinh học, cộng đồng đó mang trong mình dòng máu Việt Nam.
Tuy nhiên trong thực tế, về mặt hành chính, nhiều người trong số họ đang bị
tách rời bởi những rào cản.
***
Tôi
vẫn thường hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Pháp trong các vấn đề hành chính của
Pháp cũng như của Việt Nam tại các cơ quan đại diện ở nước ngoài.
Thế
nên, khi nghe tin Bộ Tư pháp đang đệ trình sửa đổi Luật Quốc tịch theo hướng “nới
lỏng” điều kiện nhập tịch, chị Nga hỏi tôi xem liệu có cơ hội nào cho Marco
Minh – con trai của chị.
Chị
Nga đến Pháp từ lúc lên mười cùng người chú ruột nên không có điều kiện duy trì
quốc tịch Việt Nam. Sau này, khi làm mẹ đơn thân với cuộc sống mưu sinh vất vả,
chị cũng không để ý tới chuyện tìm lại quốc tịch Việt Nam cho mình và con trai.
Gần sáu năm trước, sau khi tốt nghiệp trung học, Minh có dịp về Việt Nam lâu
hơn trong một chuyến thăm ông bà ngoại và cảm thấy gắn kết với quê hương. Kể từ
đó, cậu muốn trở thành một người Việt trọn vẹn – chứ không chỉ mang dòng máu –
để có đầy đủ quyền và trách nhiệm với quê ngoại cậu, nhất là khi ông bà cậu đều
đã lần lượt qua đời, kể từ năm 2020. Nhưng nay, với công việc của một kỹ sư,
Minh không thể sinh sống liên tục 5 năm ở Việt Nam để đủ điều kiện nộp hồ sơ nhập
quốc tịch Việt Nam với tư cách một người nước ngoài. Minh cũng không có tài sản
hay nguồn thu nhập ổn định ở Việt Nam.
Thừa
hưởng da nâu tóc đen của mẹ và nói tiếng Việt rất sõi nhưng Minh vẫn là “một
người nước ngoài”. Còn chị Nga, càng lớn tuổi càng cảm thấy áy náy với con.
Luật
Quốc tịch 2008 hiện hành quy định các điều kiện để người có quốc tịch nước
ngoài có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam tại Khoản 1 Điều 19. Theo đó,
các điểm c, d và đ yêu cầu đương đơn phải biết tiếng Việt, có thời gian thường
trú tại Việt Nam từ 5 năm trở lên và có khả năng đảm bảo cuộc sống tại Việt
Nam. Khoản 2 Điều 19 quy định về các trường hợp miễn trừ đối với đối tượng thuộc
điều kiện c, d và đ, trong đó yếu tố mang tính gia đình trực tiếp (vợ, chồng,
cha mẹ đẻ, con cái đẻ của công dân Việt Nam).
Trong
trường hợp của Marco Minh, nếu chị Nga trước kia xin nhập được quốc tịch Việt
Nam khi bố mẹ chị còn sống thì nay Minh có thể được miễn áp dụng các điều kiện
ngặt nghèo về tiếng Việt, thường trú cũng như nguồn thu nhập tại Việt Nam. Tuy
nhiên, lúc ấy, Khoản 3 Điều 19 lại là một cản trở lớn khi chị Nga đang là mẹ
đơn thân nuôi trẻ vị thành niên tại Pháp: Người nhập quốc tịch Việt Nam phải
thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước đồng ý.
Nói cách khác, đối với các trường hợp phổ thông, việc từ bỏ quốc tịch nước
ngoài là điều kiện bắt buộc.
Dự
thảo sửa đổi Luật Quốc tịch mà Bộ Tư pháp đang dự định trình có nhiều sửa đổi.
Tôi đặc biệt chú trọng hai ý chính:
Thứ
nhất,
phạm vi mối liên hệ gia đình – để áp dụng miễn trừ các điều kiện về tiếng Việt,
thời gian thường trú và nguồn tài chính tại Việt Nam – được mở rộng đến ông bà
nội và ông bà ngoại.
Thứ
hai,
việc phải từ bỏ hay được phép giữ quốc tịch nước ngoài sẽ do Chính phủ xem xét
quyết định theo từng trường hợp cụ thể. Nói cách khác, những dự thảo sửa đổi
này thực sự được điều chỉnh theo hướng “nới lỏng” điều kiện. Mặc dù vậy, dự thảo
vẫn có thể đề xuất nhiều hơn thế.
Tôi
không thấy việc cho phép người có dòng máu Việt giữ quốc tịch nước ngoài làm giảm
đi bản sắc Việt. Ngược lại, điều đó giúp các thế hệ người Việt sinh ra và lớn
lên ở nước ngoài càng thêm gắn kết với quê cha đất Tổ cũng như tăng thêm nguồn
lực cho đất nước. Tạo điều kiện để họ làm việc và đóng góp cho đất nước có thể
là một quyết định “cùng thắng”. Bóng đá nước nhà đã có thể có nhiều hơn những
cái tên như Nguyễn Filip hay Viktor Lê nếu việc giữ quốc tịch nước ngoài không
cần đến “trường hợp đặc biệt”. Nếu vì những lo ngại về mặt an ninh, chúng ta có
thể bắt đầu cho phép giữ quốc tịch của những quốc gia mà Việt Nam đã có những
hiệp định tương trợ tư pháp như Liên minh châu Âu hay khối ASEAN.
Nhiều
nước, chẳng hạn Pháp, không bắt buộc người nhập quốc tịch phải từ bỏ quốc tịch
nước ngoài. Điều này giúp những người đủ điều kiện nhập quốc tịch Pháp không phải
đắn đo chọn lựa theo hướng loại bỏ, mà vẫn có thể đóng góp cho đất nước Pháp. Mỹ
cũng không bắt buộc công dân phải lựa chọn quốc tịch và họ càng có lý do để làm
như vậy khi áp dụng chính sách thuế toàn cầu. Công dân Mỹ phải có trách nhiệm
thuế với chính phủ cho dù họ đang sinh sống ở đâu và mang thêm những quốc tịch
khác. Việt Nam cũng có thể cân nhắc bãi bỏ việc phải lựa chọn quốc tịch, ít nhất
là với những người có nguồn gốc Việt Nam. “Quốc tịch kép là cầu nối hay rào cản
với người gốc Việt” có lẽ chỉ là một câu hỏi tu từ.
Ngoài
ra, vấn đề nhập quốc tịch cho những trường hợp có nguồn gốc Việt Nam vẫn chưa
được hướng dẫn hay thực hiện thông qua các cơ quan lãnh sự tại nước ngoài. Trên
trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, thông tin về quốc tịch chỉ dừng lại
ở việc xác minh quốc tịch Việt Nam. Luật Quốc tịch sửa đổi có thể cho phép Cơ
quan lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài xử lý những bước ban đầu về vấn đề nhập quốc
tịch với người có nguồn gốc Việt Nam.
Người
Việt ở nước ngoài luôn được xem là một bộ phận không tách rời và là một nguồn lực
của đất nước. Về mặt sinh học, cộng đồng đó mang trong mình dòng máu Việt Nam.
Tuy nhiên trong thực tế, về mặt hành chính, nhiều người trong số họ đang bị
tách rời bởi những rào cản.
Những
sửa đổi này kỳ vọng xóa bỏ rào cản quốc tịch, mở đường cho người Việt xa xứ trở
về cội nguồn.
V.N.V.
Nguồn: VNExpress.net
No comments:
Post a Comment