Phạm
Nhật Vượng ‘thao túng’ tư pháp Việt Nam
1
tháng 4, 2025
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/pham-nhat-vuong-thao-tung-tu-phap-viet-nam/
Vụ
kiện kéo dài tại dự án Grand World Phú Quốc không chỉ là một tranh chấp thương
mại thông thường. Nó đang vạch trần một thực tế đáng lo ngại về hệ thống tư
pháp Việt Nam, nơi tiếng nói của người dân dường như bị át đi bởi sức mạnh của
các tập đoàn kinh tế khổng lồ.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/03/Pham-Nhat-Vuong-VGP-via-Tuoitre.jpg
Ông
Phạm Nhật Vượng. (Hình: VGP/Tuoitre)
Hành
trình đòi công lý của những nguyên đơn, những người đã đặt cược tiền bạc và hy
vọng vào dự án Grand World, đã trở thành một cuộc chiến đơn độc, kéo dài hơn 18
tháng, trải qua vô vàn gian truân với những phiên tòa trì hoãn liên miên, những
quyết định khó hiểu, và cuối cùng là sự “tạm đình chỉ” vô thời hạn, gieo vào
lòng người dân sự thất vọng và nghi ngờ sâu sắc vào nền pháp quyền.
Vụ
án kéo dài bất thường
Ngày
28 Tháng Tám năm 2023 đánh dấu sự khởi đầu chính thức của hành trình pháp lý
khi Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc thụ lý đơn kiện của các nguyên đơn. Yêu cầu của
họ không hề mơ hồ: tuyên bố vô hiệu hợp đồng mua bán với Công ty Newvision,
công ty dự án của tập đoàn Vingroup, bởi họ tin rằng Newvision đã bán những tài
sản mà công ty này chưa có quyền sở hữu hợp pháp. Vụ việc ngay lập tức thu hút
sự quan tâm đặc biệt của dư luận, nhất là cộng đồng khách hàng đã đầu tư vào
Grand World, bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của họ.
Tuy
nhiên, con đường tìm kiếm công lý của các nguyên đơn ngay lập tức gặp phải muôn
vàn trắc trở. Phiên tòa sơ thẩm, lẽ ra phải diễn ra nhanh chóng để bảo vệ quyền
lợi chính đáng của người dân, lại bị kéo dài một cách bất thường qua hàng loạt
lần trì hoãn. Đầu tiên, phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày 12 Tháng Giêng 2024
đã phải lùi lại do yêu cầu hoãn từ Ngân hàng Techcombank, một bên liên quan đến
vụ án, với lý do không được công khai.
Tiếp
đó, phiên tòa được dời lại vào ngày 31 Tháng Giêng 2024, nhưng lại tiếp tục bị
hoãn, lần này do Công ty Sao Thủy, một doanh nghiệp khác có liên quan, cũng đưa
ra yêu cầu tương tự. Đến lần thứ ba, điều khó tin đã xảy ra khi Công ty
Newvision, bị đơn chính và là một phần của tập đoàn Vingroup hùng mạnh, lại xin
hoãn phiên tòa với lý do “chưa tìm được luật sư.” Lý do này, đối với một tập
đoàn tầm cỡ như Vingroup, nghe có vẻ vô lý và khó chấp nhận, làm dấy lên nghi
ngờ về sự thành khẩn của bị đơn trong việc giải quyết vụ án.
Không
dừng lại ở đó, Newvision tiếp tục trì hoãn phiên tòa lần thứ tư, vào ngày 26
Tháng Tư năm 2024, lần này viện dẫn lý do “luật sư chưa có thời gian tiếp cận
chứng cứ”. Dù lý do này có vẻ hợp lý hơn, nhưng vẫn không thể xoa dịu sự bức
xúc của các nguyên đơn, những người cảm thấy vụ án đang bị kéo dài một cách vô
lý.
Cuối
cùng, sau bốn lần trì hoãn, phiên tòa cũng được mở vào ngày 10 Tháng 5 năm
2024. Phiên tòa này đã thu hút sự tham dự đông đảo của khách hàng và người dân,
những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi vụ việc, đến để theo dõi và mong chờ một
phán quyết công bằng. Tuy nhiên, niềm hy vọng vừa nhen nhóm đã nhanh chóng tan
biến khi phiên tòa bị tạm ngừng ngay trong ngày.
Tại
phiên tòa ngày 10 Tháng Năm 2024, phía bị đơn Newvision bất ngờ đưa ra lập luận
rằng Công văn số 535 ngày 26 Tháng Ba 2024 của Sở Tài Nguyên và Môi Trường
(TNMT) Kiên Giang là không chính xác về nội dung và thẩm quyền, cho rằng chỉ
UBND tỉnh Kiên Giang mới có thẩm quyền cao nhất để xác định tính pháp lý của dự
án. Điều đáng chú ý là Viện Kiểm sát (VKS) đã nhanh chóng ủng hộ quan điểm này,
đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tạm ngừng phiên tòa để “thu thập thêm chứng cứ”
từ UBND tỉnh Kiên Giang. Đề nghị này của VKS, được đưa ra ngay sau khi phần
trình bày của bị đơn kết thúc, đã khiến các nguyên đơn không khỏi cảm thấy bất
an và nghi ngờ về sự khách quan của cơ quan công tố trong vụ án này. Họ tự hỏi:
liệu VKS thực sự cần thêm thông tin từ UBND tỉnh, hay đây chỉ là một “động tác”
nhằm kéo dài thời gian và tạo lợi thế cho bị đơn? HĐXX cuối cùng đã chấp thuận
đề nghị của VKS, và phiên tòa bị tạm ngừng để chờ phản hồi từ UBND tỉnh Kiên
Giang. Tuy nhiên, sự chờ đợi này đã kéo dài một cách khó hiểu.
Ngày
18 Tháng Năm 2024, nguyên đơn nhận được Công văn 1103 từ Sở Xây Dựng Kiên
Giang, một cơ quan chuyên môn khác của tỉnh, cung cấp thông tin về pháp lý dự
án. Mặc dù vậy, Tòa án vẫn không mở lại phiên tòa.
Ngày
31 Tháng Năm 2024, các nguyên đơn gửi đơn kiến nghị khẩn thiết yêu cầu mở lại
phiên tòa, nhưng vô vọng. Ngày 13 Tháng Sáu 2024, họ nhận được Quyết định
số 27 ký ngày 10 Tháng Sáu về việc tạm đình chỉ vụ án. Đến cuối Tháng Mười Hai
2024, chánh án Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc thông báo vụ án vẫn “tạm đình chỉ”
với lý do “chưa nhận được phản hồi” từ UBND tỉnh Kiên Giang. Và cho đến giữa
Tháng Ba 2025, vụ án vẫn chìm trong bóng tối “tạm đình chỉ,” kéo dài hơn 18
tháng, bỏ mặc quyền lợi chính đáng của hàng trăm khách hàng.
Sự
kéo dài bất thường của vụ án Grand World Phú Quốc, với hàng loạt lần trì hoãn
phiên tòa, quyết định tạm ngừng khó hiểu, và sự im lặng kéo dài từ các cơ quan
quản lý nhà nước, đang dấy lên những câu hỏi nhức nhối về tính độc lập và hiệu
quả của hệ thống tư pháp Việt Nam. Liệu Tòa Án Nhân Dân TP. Phú Quốc có thực sự
“bất lực” trước sức ép từ một tập đoàn kinh tế khổng lồ như Vingroup? Hay có một
sự “thao túng” ngầm nào đó đang diễn ra, khiến cho công lý bị “bẻ cong” và quyền
lợi của người dân bị xem nhẹ?
Những
sai phạm tố tụng có dấu hiệu rõ ràng: Tòa án đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét
xử theo quy định của pháp luật. Quyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ thông tin
từ UBND tỉnh, trong khi Sở TNMT đã cung cấp thông tin, là một hành động khó giải
thích về mặt pháp lý. Và tại phiên tòa ngày 10 Tháng Năm năm 2024, sự thiếu
công bằng, bình đẳng trong quá trình xét hỏi, khi nguyên đơn bị hạn chế trình
bày, còn bị đơn lại được tạo điều kiện tối đa, càng làm tăng thêm những nghi ngờ
về tính khách quan của quá trình xét xử.
Sự
“im lặng” đáng ngờ từ UBND tỉnh Kiên Giang, sự “phớt lờ” ý kiến chuyên môn của
Sở TNMT, và sự “thiếu giám sát” của UBND TP. Phú Quốc trong giai đoạn đầu của dự
án Grand World, tất cả những yếu tố này cộng hưởng lại, tạo nên một bức tranh u
ám về vụ án Grand World Phú Quốc. Phải chăng, có một “mạng lưới” quyền lực nào
đó đang bao trùm lên vụ án này, khiến cho các cơ quan nhà nước, từ Tòa án đến
chính quyền địa phương, đều trở nên “e dè,” “né tránh,” hoặc thậm chí “hợp tác”
để kéo dài thời gian và gây khó khăn cho các nguyên đơn?
Vụ
án Grand World Phú Quốc không chỉ là câu chuyện của những người mua nhà. Nó là
một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng pháp quyền ở Việt Nam, về nguy cơ “thao
túng” tư pháp bởi những thế lực kinh tế, và về sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi
chính đáng của người dân trước những bất công và khuất tất. Trong bối cảnh đó,
tiếng nói của các luật sư, của giới truyền thông, và của toàn xã hội là vô cùng
quan trọng để đòi lại công lý cho các nguyên đơn, và để củng cố niềm tin vào một
nền tư pháp thực sự công bằng và minh bạch. Đây không chỉ là vụ án Grand World,
mà là vụ án của niềm tin vào công lý, một niềm tin đang bị thử thách nghiêm trọng.
Phi
vụ lừa đảo hơn $1 tỷ của VinGroup tại dự án Grand World Phú Quốc
Grand
World Phú Quốc là một tổ hợp giải trí, du lịch và đầu tư lớn, nằm tại Bãi Dài,
Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Dự án này được phát triển
bởi Công ty TNHH Bất động sản New Vision, với Vinpearl là cổ đông, và được quản
lý bởi Vincom Retail, thuộc tập đoàn Vingroup.
Dự
án này có tổng diện tích 85.3ha, tọa lạc trên khu đất được cấp hai sổ đỏ, cả
hai đều ghi rõ mục đích sử dụng là “đất thương mại, dịch vụ.” Sổ đỏ CU 861652
ghi nhận gần 40.8ha đất được Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm, trong khi sổ
đỏ CU 861653 ghi nhận 37.5ha đất được Nhà nước cho thuê trả tiền một lần.
Theo
quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27 của Bộ TNMT, “đất
thương mại, dịch vụ” chỉ được sử dụng để xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ,
thương mại và các công trình phục vụ cho mục đích kinh doanh, dịch vụ, thương mại.
Nói cách khác, đất thương mại dịch vụ chỉ là đất thuê để doanh nghiệp khai thác
và vận hành các hoạt động thương mại và dịch vụ, chứ không phải là đất để phân
lô, bán nền kèm theo công trình xây dựng.
Tuy
nhiên, bất chấp quy định pháp luật rõ ràng, Vingroup đã ngang nhiên “phân lô,
bán nền” toàn bộ dự án Grand World, từ Shophouse, Boutique Hotel, Condotel Vin
Holiday, với tổng giá trị giao dịch ước tính lên đến hơn $1 tỷ. Tất cả các giao
dịch này đều mang bản chất của một vụ lừa đảo nhà đầu tư, bởi Vingroup đã bán
những sản phẩm bất động sản không đúng với mục đích sử dụng đất được cấp phép,
vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về đất đai và kinh doanh bất động sản.
Sự
“lừa dối” khách hàng càng trở nên rõ ràng khi Sở Xây Dựng tỉnh Kiên Giang, vào
ngày 15 Tháng Chín 2023 có Văn bản số 2479 trả lời về pháp lý dự án cho một
khách hàng (người đã mua sản phẩm tại dự án), khẳng định: “Đến nay Sở Xây Dựng
chưa nhận được hồ sơ pháp lý liên quan đến việc mua bán nhà của dự án. Vì vậy,
Sở Xây Dựng không có cơ sở để trả lời.” Điều này cho thấy, ngay cả cơ quan quản
lý nhà nước về xây dựng cũng không hề hay biết về các giao dịch mua bán bất động
sản tại dự án Grand World, càng khẳng định tính “mờ ám” và “bất hợp pháp” của
các giao dịch này.
Văn
bản số 535 ngày 26 Tháng Ba 2024 của Sở TNMT Kiên Giang, gửi Tòa Án Nhân Dân
TP. Phú Quốc, càng “vạch trần” những sai phạm nghiêm trọng tại dự án Grand
World. Văn bản này khẳng định rõ ràng: “Khu đất có diện tích 374.975.4 m2. Hiện
nay Sở TNMT chưa thực hiện tách thửa và chưa cấp sở hữu tài sản trên đất cho
Công ty TNHH bất động sản Newvision.” Như vậy, đến thời điểm đó, Newvision vẫn
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, và việc “phân lô,
bán nền” dự án càng trở nên phi lý và trái pháp luật.
Trong
Thông báo số 521 ngày 08 Tháng Sáu 2022, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ông Lâm
Minh Thành, cũng đã khẳng định một thực tế “không thể chối cãi”: “Đối với việc
hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền trên đất cho từng công trình riêng lẻ trong cùng ô đất thương
mại dịch vụ đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500… giao sở TNMT tiếp tục
theo dõi, khi trung ương ban hành hướng dẫn thì thông báo cho nhà đầu tư biết
thực hiện theo quy định.” Lời khẳng định này cho thấy, ngay cả chính quyền tỉnh
Kiên Giang cũng thừa nhận rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất cho từng ô đất riêng lẻ trong các dự án đất thương mại
dịch vụ là không thể thực hiện được.
Một
thông tin “gây sốc” khác được hé lộ, đó là Vingroup, đến thời điểm hiện tại, vẫn
chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho Dự án Grand World Phú Quốc, nhưng vẫn
“ung dung” thực hiện các giao dịch mua bán, thậm chí còn “cao tay” cấu kết với
Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Phú Quốc để “xù” luôn 97 tỷ đồng tiền thuê đất dự án.
Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn thể hiện sự coi thường pháp luật
và đạo đức kinh doanh của tập đoàn này.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/09/Grand-World-Phu-Quoc-vietnamnet.jpg
Khu
quần thể giải trí Grand World Phú Quốc (Hình: VietnamNet)
Hợp
đồng mua bán công trình dịch vụ du lịch – Bình phong che đậy hành vi lừa đảo
Để
qua mặt khách hàng và cơ quan chức năng, Vingroup đã sử dụng một “chiêu bài”
tinh vi, đó là mập mờ đánh lận con đen, quảng cáo và chào bán dự án Grand World
như một dự án bất động sản thông thường, nhưng lại phát hành hợp đồng giao dịch
với tên gọi “Hợp đồng mua bán công trình dịch vụ du lịch.” Tên gọi này, thoạt
nghe có vẻ “hợp pháp”, nhưng thực chất lại là một “vỏ bọc” che đậy bản chất phi
pháp của giao dịch.
Điều
19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định rõ nguyên tắc mua bán nhà,
công trình xây dựng (hay “công trình du lịch” theo cách gọi của Vingroup) là phải
gắn với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Vingroup không
thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho khách hàng đối với dự án Grand World,
vì đây là đất thương mại dịch vụ, không phải đất ở, và cũng không được phép
phân lô, bán nền.
Điều
174 Luật Đất Đai năm 2013 quy định chủ đầu tư có thể chuyển nhượng quyền sử dụng
đất của đất thuê nhà nước trả tiền một lần, nhưng chỉ khi chuyển nhượng toàn bộ
dự án hoặc khu đất đó, chứ không được “chia nhỏ từng phần” (phân lô) để bán. Đối
với đất thuê nhà nước trả tiền hàng năm, thì càng không được phép chuyển nhượng.
Như
vậy, “Hợp đồng mua bán Công trình du lịch” mà Vingroup ký với khách hàng là
hoàn toàn vô hiệu và vi phạm pháp luật, bởi quyền sử dụng đất từng khu là không
thể chuyển nhượng. Việc Vingroup đem một sản phẩm bất động sản không thể chuyển
nhượng bán cho khách hàng, không thể gọi là gì khác ngoài hành vi lừa đảo.
Techcombank
đồng lõa trong vụ lừa đảo
Sự
cấu kết giữa Vingroup và Techcombank (TCB) trong vụ án Grand World càng làm dấy
lên nghi ngờ về một âm mưu lừa đảo có hệ thống. TCB, với vai trò là ngân hàng bảo
trợ tài chính cho dự án, không những không ngăn chặn hành vi sai phạm của
Vingroup, mà ngược lại, còn bị tố cáo là “cấu kết” với Vingroup để “chiếm đoạt”
tài sản của khách hàng bằng những thủ đoạn “không khác gì mafia cho vay nặng
lãi.”
Bởi
vì các “Công trình du lịch” tại dự án Grand World là những tài sản không thể
“chia nhỏ từng phần” để chuyển nhượng, nên “Hợp đồng mua bán” và “Hợp đồng tín
dụng” để thực hiện thanh toán, về nguyên tắc, là không đủ điều kiện đăng ký
công chứng “tài sản giao dịch đảm bảo” lên Sở TN-MT để thực hiện thế chấp theo
đúng quy định pháp luật.
Để
“lách luật” và “lừa” cả khách hàng lẫn cơ quan quản lý, Vingroup đã “bắt tay” với
TCB, “dựng lên” một “vở kịch” cho vay đầy “ma giáo”. Để được giải ngân khoản
vay, TCB yêu cầu khách hàng (người mua “Công trình du lịch” dự án GW Phú Quốc)
phải ký một “Hợp đồng ủy quyền” toàn bộ tài sản mua cho Sao Thủy – một công ty
con của TCB chuyên về đòi nợ thuê. Hợp đồng ủy quyền này, về bản chất, cho phép
Sao Thủy “khủng bố” bên vay nếu trả chậm hoặc “chiếm hữu” tài sản mà không cần
thông qua thủ tục thi hành án phát mãi tài sản theo quy định pháp luật. Đây
chính là thủ đoạn “siết nợ” kiểu “xã hội đen” mà các băng nhóm mafia cho vay nặng
lãi thường áp dụng.
Tại
sao khách hàng lại “nhắm mắt” ký vào một hợp đồng vô lý và bất lợi đến như vậy?
Bởi vì họ đã “trót” thanh toán trước một khoản tiền đặt cọc không nhỏ (30-40%
giá trị bất động sản) cho Vingroup. Nếu không ký “Hợp đồng ủy quyền”, khách
hàng sẽ đối mặt với nguy cơ không được vay vốn, mất trắng tiền cọc, hoặc phải
“gồng mình” thanh toán 100% giá trị hợp đồng. Trong tình thế “tiến thoái lưỡng
nan”, nhiều khách hàng đã buộc phải “cắn răng” chấp nhận điều khoản bất công
này. Hậu quả của việc ký “Hợp đồng ủy quyền” là khách hàng đã tự “trói mình”,
giao toàn bộ quyền kiểm soát tài sản cho TCB, tạo ra một “kẽ hở pháp lý” khổng
lồ, cho phép TCB và Vingroup “cấu kết” chiếm dụng tài sản của khách hàng một
cách “hợp pháp,” vi phạm nghiêm trọng quy định về hoạt động ngân hàng và đạo đức
kinh doanh.
Một
thông tin “chấn động” khác được phanh phui, đó là chỉ trong vòng 8 ngày (từ 17
đến 25 Tháng Mười 2023), Công ty Thiên An – một “công ty vỏ bọc” của ông Phạm
Nhật Vượng – đã phát hành thành công 2 lô trái phiếu DTACH2328001 và
DTACH2328002 với tổng giá trị hơn 2.146 tỷ đồng. Cả hai lô trái phiếu này đều
có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn lần lượt vào năm 2028.
Điều
đáng phẫn nộ là, dự án Grand World Phú Quốc, vốn đã “bán sạch” cho khách hàng từ
năm 2021, lại tiếp tục được Công ty Thiên An đem ra làm tài sản đảm bảo cho cả
2 lô trái phiếu này. Hành động này đặt ra câu hỏi lớn: nếu TCB có thể đem sản
phẩm dự án Grand World đi thế chấp theo đúng quy định khi cho người mua vay,
thì tại sao Vingroup lại có thể đem chính dự án này đi thế chấp lần nữa để vay
tiền thông qua công ty “sân sau” Thiên An? Phải chăng, đây là một chiêu trò
“tay không bắt giặc” tinh vi, nhằm “rút ruột” dự án Grand World lần cuối, trước
khi “bỏ của chạy lấy người,” mặc kệ số phận của hàng ngàn khách hàng đã tin tưởng
vào Vingroup?
No comments:
Post a Comment