Chuyên
gia về chủ nghĩa phát xít, GS Đại học Yale, rời bỏ nước Mỹ
Keziah Weir
- Vanity Fair
Trúc
Lam chuyển ngữ
02/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/02/chuyen-gia-ve-chu-nghia-phat-xit-gs-dai-hoc-yale-roi-bo-nuoc-my/
Giáo
sư triết học Jason Stanley sẽ rời khỏi Mỹ để đến Canada, là “Ukraine của Bắc Mỹ”,
vì ông tin rằng nước Mỹ của Trump “đã đi quá xa” trong vòng kìm kẹp của chủ
nghĩa phát xít.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/04/1-5-1152x1536.jpeg
GS
Jason Stanley. Nguồn: Vanity Fair
GS
Jason Stanley đã dành hai thập niên qua để viết về quyền lực và ngôn ngữ, cũng
như cách thức mà cả hai thứ này đều có thể bị tha hóa. Ông là chuyên gia về chế
độ độc tài và là tác giả của bảy cuốn sách, gồm hai cuốn xuất bản năm 2018: “Chủ
nghĩa phát xít hoạt động như thế nào: Chính trị của chúng ta và họ” (How
Fascism Works: The Politics of Us and Them), và cuốn sách “Xóa bỏ lịch
sử: Phát xít viết lại quá khứ để kiểm soát tương lai như thế nào” (Erasing
History: How Fascists Rewrite the Past to Control the Future). Ông còn
là giảng viên của trường Đại học Yale từ năm 2013.
Tuần
trước, trong một quyết định mà ông gọi là “bốc đồng” được thúc đẩy bởi sự đầu
hàng của trường Đại học Columbia trước các yêu cầu của chính quyền Trump, ông
đã quyết định bỏ đi – không chỉ rời bỏ trường ĐH Yale mà là rời khỏi nước Mỹ.
Mùa thu năm nay, ông sẽ chuyển đến trường Munk về Chính sách công và Quan hệ
toàn cầu của Đại học Toronto, nơi ông được trao chức Chủ tịch Bissell Hyatt về
Nghiên cứu Hoa Kỳ.
Ông
viết trong sách ‘Xóa Bỏ Lịch Sử’: “Chủ nghĩa độc tài trong giáo dục thường
đi kèm với những hạn chế tổng quát hơn về kiến thức và bằng những nỗ
lực thúc đẩy những hình ảnh huyền thoại thay thế cho kiến thức đó”. Trong sách, ông ví
các nhóm hoạt động bảo thủ tìm kiếm lệnh cấm sách vở với Joseph Goebbels, Bộ
trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã, lập danh sách các cuốn sách cần kiểm duyệt
và phác thảo các cuộc tấn công vào quyền của những người LGBTQ+ của nhiều chế độ
phát xít khác nhau trong suốt lịch sử (trong đó có chính quyền Trump). Khi tôi
hỏi, liệu ông có thấy dấu hiệu cảnh báo nào trong các lĩnh vực khác, ngoài lĩnh
vực giáo dục không, ông trả lời: “Cô đang đùa với tôi à?”
Trong
một cuộc phỏng vấn mở rộng, Stanley giải thích lý do vì sao ông tin rằng các
trường đại học đang trở nên nguy hiểm hơn, vai trò của Canada trong tất cả những
điều này và những điều mà ông coi là hành động phát xít nhất trong chính quyền
Trump cho đến nay.
***
Vanity
Fair: Rất nhiều người hiện đang nói về cách làm thế nào ông biết lúc nào là thời
điểm để bỏ đi. Chính xác thì ông đã đưa ra quyết định khi nào và đâu là điểm
then chốt đối với ông?
Jason
Stanley:
Tôi không có câu trả lời chung cho câu hỏi đó, nhưng mọi thứ ở đất nước này hiện
nay rất tệ. Đây là một chế độ độc tài. Mọi người không phản ứng tốt. Nó đang diễn
ra nhanh hơn ở Nga, và các nhà báo không hành động theo cách khiến họ bị bắn hoặc
bị quăng ra cửa sổ, tiếc thay, đó là điều được cho là sẽ xảy ra với các nhà báo
trong điều kiện lý tưởng. Đó là lý do tại sao cô tham gia nghề báo. [Câu trả lời
này là “sự hài hước đen tối”, ông giải thích trong phần tiếp theo].
Nhưng
tôi đã nhận được lời đề nghị này, và khi trường đại học Columbia đầu hàng hoàn
toàn, hoàn toàn sụp đổ, và chủ tịch trường ĐH Columbia đã đưa ra tuyên bố đó —
cô biết tuyên bố đó khiến tôi nhớ đến điều gì không? Nó khiến tôi nhớ đến một
con tin đã bị tra tấn và phải đọc một tuyên bố với những kẻ bắt cóc đằng sau họ,
tuyên bố rằng họ đã nhìn thấy ánh sáng.
Chủ
tịch trường ĐH Columbia và các trường đại học khác là những người tham gia tích
cực vào việc phá hủy luật pháp, bởi vì cuộc tấn công vào các trường đại học này
là hành vi vi phạm luật pháp. Chế độ này đang phá bỏ luật pháp và những gì chủ
tịch trường Columbia đã làm, cùng những gì mà Yale đang làm, tiếc thay, trong một
số tuyên bố của họ — ý tôi là, chúng tôi chưa làm những gì mà trường Columbia
đã làm, nhưng họ hành động như thể đây là một phần của khuôn khổ pháp lý nào
đó, trong khi thực tế không phải vậy. Đây là một cuộc tấn công pháp lý bổ sung.
Và vì vậy, khi quý vị không gọi đó là một cuộc tấn công pháp lý bổ sung, thì
quý vị đang tích cực góp phần vào việc phá hủy luật pháp.
Tôi
phải nói rằng, một điều quan trọng khác cần đề cập là, đây là khoảnh khắc bài
Do Thái nhất trong cuộc đời tôi với tư cách là một người Mỹ, bởi vì đây là một
cuộc tấn công bài Do Thái vào chủ nghĩa bài Do Thái. Chế độ này đang dựa vào
khuôn mẫu rằng người Do Thái kiểm soát các thể chế, và họ đang lợi dụng khuôn mẫu
đó để tấn công các thể chế.
*
Vanity
Fair: Ông có nghĩ rằng những biện pháp này khiến khuôn viên trường học trở nên
an toàn hơn đối với sinh viên Do Thái không?
Jason
Stanley: Họ
đang khiến khuôn viên trường trở nên nguy hiểm hơn vì giờ đây mọi người đều
nghĩ rằng, chúng tôi [GS Stanley là người Do Thái] kiểm soát mọi thứ. Ngoài ra,
sinh viên Do Thái là những người tham gia chính trong các lều trại năm ngoái,
và phải mất nhiều tháng để giới truyền thông thừa nhận điều đó.
Họ
tuyên bố rằng, chủ nghĩa cánh tả là bài Do Thái. Và cộng đồng Do Thái thật sự bị
chia rẽ, đặc biệt là cộng đồng Do Thái trẻ tuổi. Có rất nhiều trẻ em Do Thái phản
đối hành động của Israel, nhiều như bất kỳ nhóm nào khác. Vì vậy, điều đó khiến
các sinh viên đó, các sinh viên Do Thái đó, gặp nguy hiểm trực tiếp. Nó khiến
khuôn viên trường trở nên rất nguy hiểm đối với họ. Và thật kinh khủng khi rất
nhiều sinh viên Do Thái của tôi, nhiều người trong số họ là người Do Thái tiến
bộ, mà các phương tiện truyền thông lại nói rằng họ không phải là người Do
Thái? Đây có phải là Đức Quốc xã, nơi chính phủ quyết định ai là người Do Thái
và ai không phải người Do Thái không?
*
Vanity
Fair: Chính quyền này đã ra tay không chỉ với các trường đại học mà họ còn rat
ay với các trường học nói chung — đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), tức
lý thuyết chủng tộc quan trọng, vận động viên chuyển giới, các kế hoạch phá bỏ
hoàn toàn Bộ Giáo dục (DOE). Ông có thấy lý do nào, hay tiền lệ nào trong lịch
sử, về những cuộc tấn công khởi đầu này vào hệ thống giáo dục không?
Jason
Stanley: Có
một cuốn sách tuyệt vời mà cô nên đọc, nói về vấn đề này. Nó nói về các cuộc tấn
công vào DEI, lý thuyết chủng tộc quan trọng.
*
Vanity
Fair: Có phải cuốn sách đó được gọi là “Xóa Bỏ Lịch Sử” không?
Jason
Stanley: Đúng
vậy. [Cười]. Chúng ta hãy bắt đầu từ sắc lệnh hành pháp mới ban hành [hôm Thứ
năm], với cái tên theo kiểu Orwellian điển hình [Khôi
phục sự thật và sự tỉnh táo cho Lịch sử Mỹ], dành cho Viện Smithsonian.
Học sinh trên khắp cả nước — con tôi đã làm điều này — chúng đi xe buýt đến DC
để vào thăm các viện bảo tàng này. Đây là một trải nghiệm rất có ý nghĩa đối với
nhiều học sinh. Giáo viên nín thở dẫn các em vào các viện bảo tàng này. Đây là
một ký ức vô cùng quan trọng đối với rất nhiều đứa trẻ, và nó được xem một cách
nghiêm túc, lẽ ra phải thế. Những viện bảo tàng này giờ đây sẽ được đổi thành
các nhà máy nhồi sọ tư tưởng, xóa bỏ nhiều phần quan trọng nhất của lịch sử Mỹ,
xóa bỏ các phong trào xã hội, xóa bỏ quan điểm của những nhóm người không phải
da trắng. Và nước Mỹ sẽ được trình bày như bất kỳ quốc gia độc tài nào tự giới
thiệu: Như quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử với các nhà lãnh đạo là những người
duy nhất đã làm được điều gì đó.
Hành
động đầu tiên là, nói rằng không ai nên xấu hổ về chủ nghĩa thực dân và nạn diệt
chủng người bản địa, chế độ nô lệ và sự giam giữ người Nhật. Đây là một phần tạo
nên sự vĩ đại của nước Mỹ. Đây sẽ không còn là những khoảnh khắc đáng xấu hổ nữa.
Chúng sẽ trở thành những điều đáng tự hào —đó là hành động tiếp theo. Không chỉ
bạn quên chúng, mà là bạn thay đổi câu chuyện. Vì vậy, những phần đẫm máu,
chinh phục, khuất phục của lịch sử Hoa Kỳ sẽ được trình bày như những phần vĩ đại.
*
Vanity
Fair: Ông nghĩ gì về mối quan hệ của Trump với Putin?
Jason
Stanley: Đó
là người bạn tốt nhất của ông ta. Mọi người nói kiểu như, ồ, Putin kiểm soát
ông ta. Ai quan tâm chứ? Kể cả nếu Putin có thông tin xấu về ông ta — và tôi thậm
chí còn không biết thông tin xấu về Trump có ý nghĩa gì [với ông ta] — tôi nghĩ
điều đó chẳng có liên quan gì cả. Điều có liên quan là ông ta nhìn thấy một đồng
minh về mặt ý thức hệ. Ông ta nhìn thấy một người bạn. Ông ta nhìn thấy một người
nghĩ về thế giới giống như ông ta. Họ muốn tôi yêu đất nước của mình, và họ muốn
con cái tôi yêu đất nước của chúng, giống như Đức Quốc xã yêu nước Đức. Nhưng
đó không phải là cách tôi yêu đất nước của mình. Tôi yêu đất nước của mình như
George Washington yêu đất nước của mình, hay Martin Luther King Jr. yêu đất nước
của mình.
*
Vanity
Fair: Yêu theo cách nào vậy?
Jason
Stanley: Bởi
vì đó là nơi mà mọi người có thể thay đổi các nhà lãnh đạo bằng các cuộc bầu cử,
là nơi chúng ta không có vua. Không phải vì đó là một địa điểm mà những người
đàn ông vĩ đại đã đi bộ xung quanh, và một lá cờ.
Đó
là lý do tại sao họ muốn chúng ta yêu các biểu tượng. Đức Quốc xã muốn người
dân Đức yêu nước Đức vì các biểu tượng của nước Đức, ngôn ngữ, dòng máu, chủng
tộc. Bất cứ điều gì, ngoại trừ nền dân chủ.
*
Vanity
Fair: Hai đồng nghiệp của ông, nhà sử học Timothy Snyder và Marci Shore cũng sẽ
rời khỏi nước Mỹ để giảng dạy tại trường ĐH Munk. Ông đã nói chuyện với họ về
quyết định của họ chưa?
Jason
Stanley: Họ
là hai người bạn thân nhất của tôi. Con cái chúng tôi cũng là bạn thân nhất với
con cái họ. Tim Snyder không muốn bỏ đi. Ông ấy muốn bị bắt — và tôi cũng muốn
bị bắt vì những chuyện chính trị, nhưng Tim đã bị lôi đi trong khi vừa đá vừa
la hét. Còn Marci muốn bỏ đi vì lý do chính trị.
*
Vanity
Fair: Ông có biết những người đồng cấp khác ở các trường đại học khác đã quyết
định nhận các vị trí ở các nước khác không?
Jason
Stanley: Bình
luận đó thậm chí vô lý, bởi vì trong giới học thuật, có tới 700 đơn xin việc
cho mỗi vị trí. Không, điều đó gần như là không thể. 99,8% học giả không thể
chuyển đi. Và mặc dù tôi là một học giả rất xuất sắc, thành thật mà nói—ý tôi
là, không ai coi tôi là xuất sắc, đó không phải là tính cách của tôi—
*
Vanity
Fair: Tôi nghĩ, một trong những danh hiệu của ông thật sự là giáo sư xuất sắc tại
Trường Kinh tế Kyiv, đúng không?
Jason
Stanley: Chính
xác! Nhưng dù bạn có xuất bản nhiều đến đâu, dù bạn có là một giáo viên tuyệt vời
đến đâu đi nữa — thì tôi vẫn thích được dạy học. Nhưng cũng thật may mắn khi
tôi nhận được lời đề nghị này. Và tôi cũng sẽ phải chấp nhận mức lương giảm
đáng kể.
Nhưng
có một cách khác để đặt câu hỏi là, có ai hỏi tôi xem tôi có thể giúp họ có được
việc làm ở Toronto không? Tất cả mọi người. Ai chưa hỏi tôi chứ?
*
Vanity
Fair: Ông nói rằng Hoa Kỳ đang “nghiêng về chế độ độc tài phát xít”. Nó có thể
nghiêng bao lâu trước khi tới đó?
Jason
Stanley:
Vâng, các tiểu bang đang phản kháng, nhưng chính quyền liên bang là một chế độ
phát xít. Nhưng chủ nghĩa phát xít phải thấm nhuần vào toàn bộ xã hội. Họ đang
cố gắng thay thế mọi người bằng những người trung thành. Và đó là một quá
trình. Họ đã đi quá xa rồi.
*
Vanity
Fair: Ông cũng đã nói rằng, nếu chính quyền này nhắm vào những cư dân Mỹ không
phải là công dân vì những người này đã cất lên tiếng nói, thì chắc chắn họ cũng
sẽ nhắm vào những công dân Mỹ. Chính quyền có một số công cụ để trả đũa những
người không phải là công dân, như thu hồi thị thực và thẻ xanh, vậy họ có thể sử
dụng công cụ gì để chống lại công dân Mỹ?
Jason
Stanley: Vâng,
trước hết, trường Yale tự coi mình là một tổ chức tuyển dụng từ một khoa quốc tế.
Không giáo sư hoặc sinh viên nào không phải là công dân Mỹ có thể nói về chính
trị ngay bây giờ. Vì vậy, những ngày của chúng tôi với tư cách là một tổ chức
quốc tế đã kết thúc. Trên thế giới này, nếu bạn là một giáo sư, tại sao bạn lại
phải đến một nơi mà một phần của thỏa thuận là bạn không bao giờ có thể nói [về
chính trị] — thậm chí còn không rõ phần nào về chính trị mà bạn không thể nói nữa.
Nếu bạn đọc báo cáo của AAUP Florida, hết giáo sư này đến giáo sư khác đều nói,
“chúng tôi rất sợ chỉ trích [thống đốc Florida] DeSantis ngay cả trên mạng
xã hội cá nhân“. [Một báo cáo năm 2021 của Viện Khoa Đại học Florida trình
bày những bình luận này và sau đó là báo cáo của AAUP năm 2023 “đã nêu chi
tiết nhiều diễn biến đáng lo ngại sâu sắc” ở Florida, liên quan đến quyền tự
do học thuật trong giáo dục đại học]. Tôi nghĩ họ có luật hoặc cách giải thích
luật của họ nói rằng, được rồi, nếu bạn là nhân viên nhà nước, bạn không thể chỉ
trích thống đốc. Vì vậy, phạm vi ở đây không rõ ràng. Hãy xem Florida. Nó đã vượt
qua ranh giới giữa công dân và phi công dân. Họ nói rằng, nếu bạn nhận được tài
trợ công, bạn không thể chỉ trích chính phủ đang cấp tài trợ công cho bạn. Tại
sao họ không được làm như vậy? Tại sao họ không nói rằng, nếu bạn nhận được tài
trợ công, tài trợ từ liên bang, bạn không thể chỉ trích tổng thống? Có vẻ như
đó là bước đi hiển nhiên kế tiếp.
*
Vanity
Fair: Phản ứng của ông như thế nào về đoạn video được công bố tuần này, về cảnh
sát di trú (ICE) bắt giữ sinh viên tiến sĩ Rumeysa Ozturk của Đại học Tufts?
Jason
Stanley: Kinh
hoàng. Đó là khủng bố. Họ đang thực hiện chủ nghĩa khủng bố và nó có tác động của
khủng bố. Khủng bố đang nhắm vào những người vô tội để tạo ra nỗi sợ hãi, và đó
là tác động của nó.
*
Vanity
Fair: Ngoài lĩnh vực giáo dục, ông có thấy những dấu hiệu cảnh báo ở các lĩnh vực
khác không?
Jason
Stanley: Như
lĩnh vực của cô?
*
Vanity
Fair: Chắc chắn rồi.
Jason
Stanley: Cô
đang đùa à. Cô đang đùa tôi với câu hỏi này à?
*
Vanity
Fair: Tôi chỉ tò mò muốn biết ông đang thấy gì!
Jason
Stanley: Tất
cả các thể chế dân chủ đều đang bị tấn công. Các phương tiện truyền thông, các
bạn thật yếu đuối — không phải cá nhân cô, Vanity Fair thật tuyệt. Khi [phóng
viên] AP bị đuổi khỏi nhóm báo chí Nhà Trắng, phản ứng hiển nhiên là tất cả mọi
người phải rút hết. Ngược lại, [AP] đã đưa bức thư yếu đuối đó ra.
Và
sau đó [chính quyền Trump] đã truy đuổi Paul Weiss và các công ty luật khác khi
họ bắt đầu cố gắng đột kích cơ sở khách hàng của họ.
*
Vanity
Fair: Hành động phát xít nhất mà chính quyền Trump đã thực hiện là gì?
Jason
Stanley: Cô
muốn tôi nói từ một đến 10 à? Không, ý tưởng chính là cùng lúc thực hiện tất cả,
đúng không?
Tôi
nghĩ việc bắt giữ Mahmoud Khalil — bắt giữ một thường trú nhân Hoa Kỳ — trước mặt
người vợ đang mang thai tám tháng của anh, lôi anh ta đến… [Louisiana]. Ý tôi
là, họ đang sử dụng tiểu bang Louisiana vì nơi đó tàn bạo. Các nhà tù ở
Louisiana, mọi người nghe có vẻ giống như nhà tù ở Siberia. Tôi nghĩ các cuộc tấn
công vào các trường đại học, họ giành chiến thắng với tư cách là phát xít nhất,
đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách “Xóa Bỏ Lịch Sử” (Erasing History).
*
Vanity
Fair: Tôi là công dân song tịch, có quốc tịch gốc Canada. Tôi đã học trung học ở
Canada, gia đình tôi ở đó — Tôi nghĩ cá nhân tôi chưa từng chứng kiến bất cứ điều gì căng
thẳng giữa hai nước mà tôi đang thấy hiện nay. Ông nghĩ vai trò của Canada
trong tất cả những điều này sẽ là gì?
Jason
Stanley: Canada
sẽ đi đầu vì họ đang bị Mỹ tấn công trực tiếp. Vì vậy, tương tự như Ukraine
đang bị Nga tấn công, Canada hiện là Ukraine của Bắc Mỹ. Chúng ta đang có một
chế độ phát xít, vì vậy chúng ta không thể chấp nhận một nền dân chủ tự do bên
cạnh chúng ta. Canada sẽ giống như Ukraine, ngoại trừ việc họ không có quân đội
[chuyên nghiệp] như Ukraine. Trump nói rằng, ông ta sẽ không sử dụng quân đội
chống lại Canada, và tôi thật sự tin điều đó, nhưng ông ta sẽ không ngừng tấn
công vào Canada.
*
Vanity
Fair: Tại sao ông tin điều đó?
Jason
Stanley: Bởi
vì nếu ông ta định sử dụng quân đội, ông ta đã nói rằng ông ta sẽ sử dụng quân
đội. Điều cần thiết đối với Canada là họ không hành động như những kẻ hèn nhát
ngu ngốc. Họ không hành động như, “Chúng ta sẽ sửa chữa liên minh”. Không, điều
đó sẽ không xảy ra. Hoa Kỳ là kẻ thù của các bạn. Chính quyền này (tức chính
quyền Trump) là kẻ thù của Hoa Kỳ, kẻ thù của tự do.
*
Vanity
Fair: Ông đã dạy ở trường Đại học Yale hơn một thập niên. Về mặt cảm xúc, ông cảm
thấy như thế nào khi sắp phải bỏ đi?
Jason
Stanley: Thật
kinh khủng, kinh khủng lắm. Tôi yêu thích trường Yale. Tôi muốn dành cả cuộc đời
mình ở đây. Tôi yêu các em sinh viên. Thật là một sự hy sinh to lớn, to lớn đối
với tôi khi phải rời khỏi trường Yale.
*
Vanity
Fair: Ông dành tặng cuốn sách Erasing History cho hai người con trai của mình.
Họ đã tác động như thế nào đến quyết định bỏ đi của ông?
Jason
Stanley: Điều
quan trọng nhất trong đời tôi là các con tôi. Chúng là những người mà tôi yêu
thương nhất. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì cho chúng và tôi muốn chúng được nuôi dưỡng
ở một đất nước tự do. Và tôi tranh luận với chúng về điều đó. Chúng muốn ở lại
với bạn bè của mình [nhưng chúng sẽ đi]. Tôi sẽ đi cùng người vợ cũ, điều đó thật
khó khăn. Chúng tôi nhìn nhận điều này theo hướng tích cực rằng điều này tốt
hơn cho con cái chúng tôi. Và rõ ràng là chúng phải đấu tranh cũng như chúng
tôi phải đấu tranh. Nhưng chúng tôi bỏ đi chủ yếu vì con cái để chúng có thể lớn
lên trong điều kiện tự do.
*
Vanity
Fair: Tôi nghĩ rằng nỗi lo lắng của nhiều người là liệu chúng ta có thật sự nhận
ra mọi thứ tồi tệ đến mức nào khi đã quá muộn để làm bất cứ điều gì về nó
không? Ông sẽ tư vấn như thế nào cho những người đang tự hỏi làm thế nào ông biết
rằng đã đến lúc phải cố gắng thoát ra?
Jason
Stanley: Không
phải việc của tôi. Việc của tôi là mô tả những gì đang xảy ra. Và quý vị có thể
đọc những gì tôi viết và tự quyết định, nhưng tôi sẽ không đưa ra quyết định
thay cho người khác. Tôi không thích đạo đức giả hay thuyết giảng; đó không phải
là sở thích của tôi. Tôi là một trí thức. Những gì tôi làm là mô tả thực tế
theo cách tôi nhìn nhận. Tôi rất muốn sống ở Mỹ, nhưng tôi muốn sống ở Mỹ vì đó
là đất nước tự do. Nhiều người Mỹ không quan tâm đến tự do. Nếu bạn xem các cuộc
thăm dò, họ nói rằng người Mỹ không coi trọng nền dân chủ chút nào. Tôi có một
tập hợp các giá trị khác. Nền dân chủ quan trọng hơn giá cả của trứng. Nhưng điều
tôi cho là đặc biệt ngu ngốc, ngây thơ và ngu xuẩn là từ bỏ nền dân chủ và tăng
giá trứng.
No comments:
Post a Comment