Các
doanh nghiệp Mỹ cảnh báo về quy định lưu trữ dữ liệu người sử dụng ở Việt Nam
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày:
10/09/2022 - 10:35
Trong một bức thư chung gởi thủ tướng
Phạm Minh Chính, hôm qua, 09/09/2022, các tổ chức doanh nghiệp của Mỹ cảnh báo
là quy định mới bắt buộc lưu trữ dữ liệu người sử dụng ở Việt Nam có thể gây
tác hại đến đầu tư nước ngoài.
Ảnh
minh họa: Một quán cà phê internet ở Sài Gòn. © REUTERS
Quy định mới này nằm trong nghị định 53 được chính
phủ ban hành ngày 17/08/2022 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/10, bắt buộc các
công ty nước ngoài trong các lĩnh vực viễn thông, Internet, mạng xã hội phải
lưu dữ liệu người dùng, và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Một khi
nghị định có hiệu lực, các công ty nước ngoài có 12 tháng để thực hiện việc lưu
trữ dữ liệu, đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các công ty này phải
lưu trữ dữ liệu trong một thời gian tối thiểu là 24 tháng.
Theo
hãng tin Reuters, trong bức thư chung gởi thủ tướng Phạm Minh Chính, Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Phòng Thương mại
Mỹ ở Hà Nội và Liên minh Internet châu Á (đại diện cho các tập đoàn công
nghệ Google, Meta và Amazon) cho rằng quy định mới khiến cho các công ty
không thể thẩm định chính xác các chi phí kinh doanh ở Việt Nam.
Các tổ chức doanh nghiệp Mỹ nhấn mạnh rằng những
câu chữ trong một số điều của quy định mới “quá
mơ hồ và không ai biết chắc là cần phải có những hành động gì để đáp ứng”. Họ đề nghị chính phủ đưa ra những hướng
dẫn rõ ràng hơn về việc diễn giải quy định mới.
Bộ Ngoại
Giao cũng như Google và Facebook chưa đưa ra bình luận gì về bức thư của các tổ
chức doanh nghiệp Mỹ.
Trong những năm qua, Hà Nội đã ban
hành các quy định kiểm soát gắt gao hơn mạng Internet, đặc biệt là Luật An ninh
Mạng có hiệu lực từ năm 2019 và Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Mạng Xã Hội, được ban
hành tháng 7 năm 2021.
Các doanh nghiệp Mỹ phản đối quy định mới bắt lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Hà
Nội buộc các hãng công nghệ nước ngoài lưu dữ liệu, đặt văn phòng ở Việt Nam
Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt
Nam: Bảo đảm hay hạn chế tự do ngôn luận?
Việc
áp dụng Luật An ninh mạng của Việt Nam gặp chậm trễ
No comments:
Post a Comment