https://www.facebook.com/pvhuynh2/posts/4825198930825090
KB Nguysaigon đã viết bài dưới đây sau khi đọc bài
“Phạm Duy, còn đó muôn đời”
của nhà văn Trần Mạnh Hảo.
https://tranquanghai1944.com/.../nha-van-tran-manh-hao.../
Pham Duy Đã Chết Muôn Đời
Cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy có quá nhiều điều để nói.
Vừa sinh ra có tên do cha mẹ đặt là Phạm Duy Cẩn.
Vừa thành nhân tự đặt tên là Phạm Duy. Với tên nầy, Phạm Duy đã tung hoành
ngang dọc , khắp bốn biển năm châu. Từng đi kháng chiến khiến chán với bọn Việt
Minh sau nầy là VC. Khi lấy vợ, sống không nổi với bọn vô thần , vô tổ quốc, vô
tôn giáo nên dắt vợ dinh tê. Không ai thắc mắc .
Gia đình Phạm Duy vào Sài Gon sinh sống. Tới
lúc nầy thì Phạm Duy chưa phải là một tên tuổi lớn. Dăm ba bài hát phục vụ cho
kháng chiến , khiến chán , dăm ba bài cho tình ca đất nước , tình ca đôi lứa ,
đặt lời Việt cho một số tác phẩm ngoại quốc vì đang thả dê em Phạm thị Quang
Thái tức ca sĩ Thái Hằng. Thời gian hát rong theo gánh hát Đức Huy cũng không nổi
đình nổi đám gì cho lắm. Những nhạc sĩ tiền chiến mà những bài hát của họ như
Văn Cao , như Đoàn Chuẩn Từ Linh , như Đặng Thế Phong , như Thẩm Oánh như Dương
Thiệu Tước , như Hùng Lân , Vũ Thành… đã làm cho nhạc Việt Nam thăng hoa đã chấp
cánh cho nhạc Việt Nam bay mãi không ngưng nghỉ đến thế hệ sau nầy những Lê
Uyên Phương ,Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng , Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Nguyễn
Đức Quang…
Phạm Duy có mặt rất khiêm nhường. Nhưng khi được
anh là Phạm Duy Khiêm đang làm Bộ Trưởng Giáo Dục thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
đã cho Phạm Duy du học 2 năm về âm nhạc tại Pháp, tài năng của Phạm Duy đã chắp
cánh bay xa .Cũng nhờ thừa hưởng từ người cha Nhà văn và người anh là Giáo sư
nên lời ca trong những bản nhạc Phạm Duy rất xuất sắc. Dưới chính thể Cộng Hòa
dưới sự bảo vệ của những chiến sĩ QLVNCH mà gia đình Phạm Duy không bị mất mát
đau thương trong chiến tranh, Phạm Duy tự do sáng tác kiếm tiền thoải mái , tậu
được năm ba căn nhà tại Sài Gòn. Các con trai không phải ra chiến trường để đền
ơn Tổ Quốc mà còn lập Ban Nhạc The Dreamers để kiếm ăn thì phải nói gia đình Phạm
Duy đã rất may mắn, đã hưởng được tất cả mọi sự ưu đải từ chính thể Cộng Hòa
mang lại. Không một ai dè bỉu , không một ai ganh tị. Không một ai lớn tiếng chỉ
trích. Vẫn dành cho Phạm Duy và gia đình những cảm tình nồng ấm thân thiết.
Tháng Tư ngày 30 năm 1975 mất nước. Như Tổng
Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã nói mất nước là mất tất cả. Hơn ai hết Phạm Duy
biết rằng khi người cộng sản vào Saigon là gia đình Phạm Duy chắc chết và chết
chắc. Phạm Duy cùng vợ và mấy người con gái hoảng hốt ra đi tỵ nạn. Và một lần
nữa đồng bào tỵ nạn cũng giúp đỡ và ủng hộ gia đình Phạm Duy. Mua băng nhạc. Mời
gia đình Phạm Duy đi trình diễn khắp nơi. Với số tuổi sắp xỉ 60 đã bắt đầu bước
vào tuổi già. Không nghề nghiệp chuyên môn nhưng Phạm Duy vẫn có một đời sống
sung túc và đây là lúc ông thai nghén ra “Bầy Chim Bỏ Xứ ” theo ý thơ của thi
sĩ Phạm Thiên Thư . Vào thời điểm tỵ nạn nầy Phạm Duy có tên là Phạm Chim. Nghe
Thiền Ca nghe Lá Diêu Bông Hoàng Cầm, Nghe Ngục Ca mười bài hát phổ thơ Nguyễn
Chí Thiện. Nghe Bầy Chim Bỏ Xứ cũng đủ lảng quên đời .
Cuộc đời Phạm Duy cứ tưởng sẽ trôi theo dòng đời
“ta đợi ngày đi” thì Nghị Quyết 36 của Việt cộng ra đời. Cuộc sống gia
đình Phạm Duy không còn bình thường nữa. Duy Quang phá sản. Phạm Duy không thể
kiếm tiền được nữa. Các con Duy Cường, Duy Minh… không có một nghề chuyên môn
nào hết và ban nhạc The Dreamers không còn được ái mộ. Phòng thu, hòa âm không
còn thích hợp với thị hiếu và cách thưởng ngoạn của những người Việt tỵ nạn trẻ
nữa. Những bài hát ngày xưa nay chỉ còn vang bóng. Phần đông giới thưởng ngoạn
bây giờ không còn ưa chuộng những bản nhạc đã từng làm nên danh tiếng Phạm Duy.
Hoặc chăng chỉ có Ngụy Tui và những người có tuổi muốn nghe lại những bản nhạc
ngày xưa như chút hương xưa còn sót lại. Cho nên để cứu đói, Phạm Duy bắt buộc
đầu gối phải bò. Phải hạ mình xin phép kẻ thù cho trở về để kiếm ăn.
“Ngày trở về” ngày xưa có nắng vàng hoe, có
con trâu đã già, có cả vườn rau úa nắng hè rồi có người mẹ già lần mò ra đón
người con chiến sĩ trở về. Còn ngày trở về hôm nay không im ắng xúc động như
ngày xưa. Mà ồn ào dữ dội với nhiều lời lẻ thóa mạ những đồng bào ruột thịt đã
cưu mang đã ủng hộ gia dình mình bao nhiêu năm để làm vui lòng, để lấy điểm với
VC. Bây giờ tự mình làm bộ quên hết những nhạc phẩm chống cộng ngày xưa lại còn
sỉ nhục đồng bào mình là ta làm nhạc trong cầu tiêu cầu xí mà vẫn nghe mê mẫn
tâm thần. Nào là chống gậy không chống cộng. Nào là chỉ cần vài ngàn đô la thôi
là Phạm Duy sẽ sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ dữ. Cho nên thời điểm nầy Phạm Duy
có tên là Phạm Duy Cẩu.
***
Thưa nhà văn Trần Mạnh Hảo. Đó là “lý lịch
trích ngang ” của nhạc sĩ Phạm Duy thần tượng của ông.
Ông muốn thổi , muốn bơm, muốn tung hô hay vái
lạy Phạm Duy đó là việc riêng của ông, tôi tôn trọng ý thích và ý muốn của ông.
Nhưng ông sa đà vào nhiều chuyện. Nhất là ông dùng chữ “chống cộng cực đoan”.
Đây là một thuật ngữ của bọn cộng sản: Láo Lừa Ác hay dùng để chỉ những người tỵ
nạn chống cộng trên khắp thế giới. Ông là một nhà văn , là một thi sĩ , thiếu
gì chữ nghĩa mà phải ôm lấy cái thuật ngữ “cà chớn chống xâm lăng đó ” Tôi vẫn
muốn ông cho tôi biết “chống cộng cực đoan” là chống cộng như thế nào? Cá nhân
tôi chống cộng đến hơi thở cuối cùng không biết có phải là chống cộng cực đoan
hay không? Chống cộng cực đoan có phải là chống mù quáng , chống cộng không đầu
óc , không phân biệt trắng đen, chống điên cuồng, chống ngu muội. Giống như chống
Mỹ cứu nước mà không biết lý do tại sao phải chống nó. Cứ đâm đầu dưới cánh B52
rồi bỏ thây nơi các rừng già bên Miên, bên Lào, chỉ để cho bọn lãnh đạo cộng sản
VC nướng người dân trong hoả ngục B52, cho mộng bành trướng của bọn đế quốc đỏ
Tàu cộng và Liên Xô.
Ông nên nhớ chúng tôi không hề bị nhồi sọ cũng
không có một thế lực nào rọ mỏm chúng tôi nhá. Cũng không có một đảng nào bắt
chúng tôi phải chống cộng nhá. Mà đó là một sự tự nguyện. Đã là tự nguyện thì
sao gọi là chống cộng cực đoan cho được . Là một người chống cộng ,nhưng bắt Ngụy
tui phải văng tục vào những người đi nghe bọn tuyên vận cộng sản qua Mỹ hát hò
thì Ngụy tui không thể làm được. Hay cho Ngụy tui một mâm vàng rồi bắt Ngụy tui
tay cầm cờ vàng tụt quần chổng mông về phía bọn thân cộng thì xin lỗi Ngụy tui
không thể làm được. Hay chửi bới lăng mạ những người đã từ bỏ hàng ngũ VC như Cựu
Đại Tá VC Bùi Tín thì Ngụy tui không thể. Mỗi người có cách thể hiện tình thần
chống cộng của mình. Xứ tự do . Không làm gì để không bị dính liu để luật pháp
thì OK.
Tại sao Phạm Duy bị bề hội đồng? Có lẽ ông
không hiểu hoặc chưa hiểu.
Việc Phạm Duy về nước là việc của ông ta. Khi
gia đình của ông phần lớn đã không thể hội nhập vào xã hội Mỹ và ban nhạc The
Dreamers đã không còn ăn khách thì việc trở về VN để kiếm cơm là điều bắt buộc.
Nhưng với một người từng tuyên bố, từng thực hiện, từng bày tỏ bằng lời nói và
hành động “chống cộng” tức là chống tội ác của nhân loại mà bây giờ lại trở về
để sống trong chế độ cộng sản độc tài phi nhân đã làm ngỡ ngàng nhiều người
trong đó có Ngụy tui. Thế nhưng để lấy điểm hay để minh định lập trường với bọn
VC, ông ta đã tự phỉ báng những việc làm, lời nói của chính mình đã làm tự bao
nhiêu năm qua. Đã tự tát vào mặt mình cho sưng chần dần hay là tự trói mình gục
đầu quỳ gối trước kẻ thù hồi nào, để xin được trở về kiếm cơm . Ông ta đã quay
lại thóa mạ đồng bào của ông ta. Thóa mạ trên hơn 200 ngàn nấm mồ tử sĩ VNCH.
Những người đã cùng ông ta buồn vui trong vận nước nổi trôi. Những người đã ủng
hộ, đã bảo vệ cho gia đình ông ta yên lành sống sung túc trong một quốc gia tự
do và dân chủ. Bao nhiêu chiến sĩ đã nằm xuống cho ông ta có được tự do sáng
tác , để ngày giờ nầy được Trần Mạnh Hảo thổi ông ta đến tận mây xanh.
Thưa ông TMH, bây giờ trước thế nước ngã
nghiêng , trước vận nước suy đồi , trước nền văn hóa xuống cấp , tình người
băng hoại mà ông nhẩn nha mê đắm “Ẩn Lan ơi , em dỗi em hờn. Nỗi buồn thơm lâu.
Em ơi gọi em là đóa hoa sầu ” (1) hay là “Tay anh em hãy tựa đầu. Cho anh nghe
nặng trái sầu rụng rơi..” (1) Hay là Em tan trường về , anh theo Ngọ về (1) hay
là Ta yêu em lầm lở. Bây giờ đường nào đi (1) thì hết ý kiến. Thời nầy phải hát
phải thét lên :
” Giờ đây Việt Nam còn hay đã mất.
Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta ”
hay là
“Tôi không thể ngồi yên để đời sau cháu con tôi làm
gì.
“Cội nguồn ở đâu? Khi thế giới đã không còn Việt
Nam” (2)
Ông Trần Mạnh Hảo nên biết rằng những người có
thái độ với Phạm Duy mà ông gọi là ném đá, ném cứt vào Phạm Duy đó , họ là những
người đã mất mát rất nhiều trong và sau cuộc chiến, họ không chấp nhận để “kẻ
phản bội” Phạm Duy ném cứt đái vào mặt họ. Bởi vì họ, những người tỵ nạn , thuộc
nhiều thành phần xuất thân , trình độ, cách suy nghĩ khác nhau vì họ sống trong
tự do, không bị nhồi sọ , không bị đoàn ngũ hóa, không bị cai trị bằng chế độ
tem phiếu, công an trị nên có người văng tục , có người ăn miếng trả miếng, trả
lại những cứt đái cho Phạm Duy , có người ôn tồn bình tỉnh có người im lặng. Dù
thái độ khác nhau nhưng đều có chung nổi khinh bỉ con người tráo trở lật lọng của
Phạm Duy.
Như nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nói. Phạm Duy có
nhiều mặt. Chúng tôi không phán xét Phạm Duy qua khả năng âm nhạc. Nhưng chúng
tôi đối diện và có thái độ với con người của Phạm Duy. Trần Mạnh Hảo sống trong
bức màn sắt. Tất cả đều có chung một tiếng nói, một thái độ dưới sự chỉ huy và
dẫn đường của đảng VC. Cho nên khi được thưởng thức nhạc Phạm Duy thì dĩ nhiên
quý ông phải bàng hoàng , sửng sốt rồi mê tít thò lò. Rồi đưa lên tới trời xanh
là thiên tài, là bất tử… Ngược lại chúng tôi sống trong một xã hội tự do. Không
Phạm Duy thì Cung Tiến . Không Cung Tiến thì Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Hùng
Lân, Phạm Đình Chương , Vũ Thành, Văn Phụng, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Trịnh
Công Sơn hay Ngô Thụy Miên, Nguyễn Đức Quang… hay những tác giả viết về nhạc
“Quê Hương” mùi mẫn. Nghe nhạc chỉ là giải trí thế thôi. Chúng tôi không chống
nhạc Phạm Duy. Chúng tôi chống Phạm Duy vì những lời lẻ tráo trở lật lọng của
Phạm Duy khi bước qua hàng ngũ kẻ thù, để kẻ thù của chúng tôi có lý do để bịp
bợm thế giới tự do về Nghị Quyết 36 mà tôi nghĩ rằng ông Trần Mạnh Hảo còn biết
rõ hơn chúng tôi.
Riêng những nhạc sĩ , nhà văn nhà thơ bị cộng
sản rọ mỏm thì tôi không ý kiến. Vì với những đồng chí của họ như Nguyễn Hữu
Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hữu Loan, Đặng Đình Hưng , Lê Đạt… thì họ
đã từng lên án nguyền rủa thậm chí còn ném đá cho tới chết thì với Phạm Duy những
lời lẽ đó đâu có làm cho ai ngạc nhiên. Những con người có chút chữ nghĩa mà
hèn hạ để kiếm ăn, kiếm sống thì không có lời nào cho họ dù chỉ là một tiếng chửi
Con người cuộc đời của Phạm Duy qua những cái
tên : Phạm Duy Cẩn, Phạm Duy, Phạm Chim và cuối cùng là Phạm Duy Cẩu. Chúng tôi
không chống Phạm Duy Cẩn hay chống Phạm Duy hay Phạm Chim mà chúng tôi chống
con người của Phạm Duy Cẩu .Chống con người Phạm Duy Cẩu chỉ là phản ứng tự vệ
của chúng tôi mà ông Trần Mạnh Hảo gọi là chống cộng cực đoan.
Theo nhà văn Trần Mạnh Hảo chống cộng cực đoan
là chống cộng bằng phương pháp chụp mũ của cộng sản. Thiệt là Ngụy tui thất vọng
hết sức. Một thi sĩ, một nhà văn mà có cái nhìn và sự hiễu biết tầm bậy tầm bạ
như thế thì…thì thiệt là đáng trách. Chống cộng bằng cách chụp mũ bọn cộng sản
là chống ra làm sao? Không lẽ chúng tôi đã đặt điều thêm bớt, gán ghép cho bọn
cộng sản về những việc làm , những hành động tàn ác, giết dân, khủng bố đồng
bào, cùng hành động làm tay sai bán nước cho bọn Trung Cộng hay sao mà ông gán
cho chúng tôi là bọn chống cộng cực đoan. Nếu vậy thì tôi xin lỗi. Không còn lời
lẽ nào cho một người là nhà văn là nhà thơ từng LY THÂN với bọn độc tài, dã
man, khát máu cộng sản Việt Nam.
NgụySaigon
(1) Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu, Ngậm Ngùi, Ngày Xưa
Hoàng Thị, Ta Yêu Em Lầm Lỡ : nhạc Phạm Duy
(2) Việt Nam Tôi Đâu , Anh Là Ai : Nhạc Việt
Khang
----
Xin xem bài tham khảo :
NHÀ
VĂN TRẦN MẠNH HẢO : PHẠM DUY , VIETNAM THÁNG 1, 2013
MARCH 10, 2013 BY TRANQUANGHAI1944
https://tranquanghai1944.com/2013/03/10/nha-van-tran-manh-hao-pham-duy-vietnam-thang-1-2013/
Thân ái mời các Bạn đọc bài viết rất công tâm và
công phu dưới đây của Trần Mạnh Hảo về Nhạc Sĩ Phạm Duy. Ông Hảo sinh ngày
21.7.1947 trong một gia đình theo Đạo Thiên Chúa tại Nam Định, hiện cư trú
tại quận Phú Nhuận, Việt Nam, là người viết văn tự do, không tham gia tổ chức
chính trị nào.
https://tranquanghai1944.files.wordpress.com/2013/03/tranmanhhao240306-1-1.jpg?w=449&h=339
nhà văn TRẦN MẠNH HẢO
TRẦN MẠNH HẢO
“Thơ
hay có thể bị vua bắt
Trăng nhé nghìn đêm bạc tiếng gà”
(
Trích bài thơ “LÝ BẠCH” của Trần Mạnh Hảo)
https://tranquanghai1944.files.wordpress.com/2013/03/pham-duy.jpg?w=300&h=160
nhạc sĩ PHẠM DUY
Chúng tôi (TMH) xin mượn tên cuốn sách : “Phạm Duy
còn đó nỗi buồn” của họa sĩ, nhà văn Tạ Tỵ làm tiêu đề cho bài viết về nhạc sĩ
Phạm Duy của mình.
-------------------------
XEM THÊM
Phạm
Duy Đã Chết Chưa Chôn (Ngụy Sàigon)
Jan 24, 2013
No comments:
Post a Comment