In
Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại
Ngô
Thế Vinh
22/10/2021
https://www.voatiengviet.com/a/nguyen-van-trung-retrospect/6281754.html
https://gdb.voanews.com/BF950FF4-FAE7-416F-A985-426B4827A7E8_w650_r1_s.jpg
GS Nguyễn Văn Trung,
Đại học Văn Khoa Sài Gòn 1969. [nguồn: album gia đình Nguyễn Quốc Linh]
Một hành trình trí
thức lận đận
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn
tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm
không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ
như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược
Khảo Văn Học I] [1]
Nguyễn Văn Trung
*
https://gdb.voanews.com/0497077D-0A71-4E5C-B495-832531C96B3B_w650_r0_s.png
Trái, Nguyễn Văn
Trung, Đại học Văn Khoa Sài Gòn 1969; phải, Nguyễn Văn Trung 50 năm sau,
Montréal tháng 8/2019. [nguồn: trái, album gia đình Nguyễn Quốc Linh, phải,
photo by Phan Nguyên]
TIỂU SỬ
Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26-9-1930, tại làng
Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; còn có bút hiệu là Phan Mai và
Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước
khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học
Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ.
Năm 1955 về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là Đại học Huế.
Năm 1961 ông trở lại Bỉ, trình luận án tiến sĩ
về Phật Học cũng tại Đại học Louvain với đề tài: “La Conception
Bouddhique du devenir, Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda.”
Về nước ông dạy Triết và Văn ở Đại học Văn
Khoa Sài Gòn và Đại học Huế. Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông là Trưởng ban
Triết Tây phương, có thời gian được bầu làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài
Gòn (1969).
Sau 1975, không được trở lại giảng dạy, ông chỉ
có thể làm công việc nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng
hợp TP. HCM, với một chuyển hướng quan trọng, ông tập trung vào nghiên cứu văn
hoá miền châu thổ Sông Cửu Long với thành quả là bộ sách Lục Châu Học,
ông cũng có công phát hiện cuốn sách quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro
Phiền của Nguyễn Trọng Quản, do cơ sở J. Linage Saigon xuất
bản năm 1887, tiến tới phủ nhận tác phẩm Tố Tâm xuất bản năm
1925 ở ngoài Bắc bấy lâu vẫn được xem là áng văn quốc ngữ đầu tiên của Việt
Nam.
Mười tám năm sau 75, từ cuối 1993 Nguyễn Văn
Trung đã cùng với gia đình rời Việt Nam, sang đoàn tụ với người con trai lớn
Nguyễn Quốc Bảo là boat people đang định cư tại Montréal,
Canada. Và sau đó, Nguyễn Văn Trung vẫn có những chuyến về thăm Việt Nam, sang
Mỹ và Pháp.
*
https://gdb.voanews.com/A1FEEA2F-F282-47AD-AE82-52243666FDEB_w650_r0_s.png
Trái, Nguyễn Văn
Trung, và Trần Thị Minh Chi, Sài Gòn 1960s; phải, vợ chồng Nguyễn Văn Trung nửa
thế kỷ sau, Montréal Hè 2019. Chị Minh Chi Nguyễn Văn Trung thì nay cũng đã mất.
[Nguồn: trái, từ album gia đình Nguyễn Quốc Linh, phải, photo by Phan Nguyên,
E.E.]
Trong loạt bài Nhìn những chặng đường
đã đi qua, khi đã qua khá xa tuổi “cổ lai hy”, Nguyễn Văn Trung viết: “…
tôi sống một đời sống ít nhiều khắc khổ, một cách tự nguyện, không nghiện rượu,
thuốc lá, cà phê, chỉ nghiện hay say mê một thứ: cầm bút viết, không hẳn vì người
đọc mà trước hết vì chủ yếu tôi sống thì phải viết, như phải ăn phải thở, thế
thôi.” [3] Nhu cầu viết với Nguyễn Văn
Trung như một phong cách sống, chỉ có điều những tập “Nhận Định” 8-
9-10 và những trang viết của ông về sau này, do tuổi tác đã không còn những nét
sắc sảo cuốn hút như phong độ của tuổi thanh xuân.
Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn
Trung không chỉ là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu phê bình mà
ông còn là một nhà báo, viết mấy trăm bài báo đủ mọi thể loại, là một
cây viết phân tích bình luận nổi tiếng về chính trị, xã hội và văn hoá; rất có ảnh
hưởng trên tầng lớp tuổi trẻ thanh niên sinh viên, cùng các bước nhập cuộc với
các hoạt động xã hội và dấn thân.
Trong giới trí thức Công giáo, nổi trội có ba
người là Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung và Nguyễn Ngọc Lan được xem là nhóm
Công giáo khuynh tả, phản chiến, kêu gọi hòa bình, hòa hợp và hoà giải dân tộc
– cụm từ thời thượng gọi họ là Thành phần thứ Ba. Nguyễn Văn Trung
đã cùng một số đồng nghiệp tham gia tuyệt thực đòi chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa trả tự do cho các sinh viên tranh đấu – trong đó có cả đám sinh viên cộng sản
nằm vùng và ông cũng từng là thành viên trong Chủ tịch Đoàn Ủy ban vận động cải
thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (1970).
TÁC PHẨM
Nguyễn Văn Trung có một sự nghiệp trước tác
phong phú và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực: từ sách giáo khoa, tới sách nghiên
cứu triết học, văn học, văn hoá xã hội.
Tác phẩm đã xuất bản trước
1975
Sách giáo khoa: Triết
học tổng quát (Vĩnh Bảo, 1957). Luận lý học (tủ sách
Á Châu, 1957). Đạo đức học (tủ sách Á Châu, 1957). Luận
triết học tập I (Nxb Nam Sơn). Phương pháp làm luận triết học (Nxb
Nam Sơn).
Tiểu luận: Nhận định I (Nxb
Nguyễn Du, 1958). Nhận định II (Nxb Đại Học, 1959). Nhận
định III (Nxb Nam Sơn, 1963). Nhận định IV ( Nxb Nam
Sơn, 1966). Nhận định V (Nxb Nam Sơn, 1969). Nhận định
VI (Nxb Nam Sơn, 1972).
Lý luận văn học: Xây
dựng tác phẩm tiểu thuyết (Cơ sở xuất bản Tự Do, 1962). Lược
khảo văn học tập I: những vấn đề tổng quát (Nxb Nam Sơn, 1963). Lược
khảo văn học II: ngôn ngữ văn chương và kịch (Nxb Nam Sơn,
1965). Lược khảo văn học III: nghiên cứu và phê bình văn học (Nxb
Nam, Sơn 1968).
Văn học và chính trị: Chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thực chất và huyền thoại (Nxb
Nam Sơn, 1963). Chữ và văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc (Nxb
Nam Sơn, 1974). Trường hợp Phạm Quỳnh (Nxb Nam Sơn,
1974). Chủ đích Nam Phong (Nxb Trí Đăng, 1975). Vụ án
truyện Kiều (tập hợp những bài viết trong vụ tranh luận về truyện Kiều
giữa Ngô Đức Kế và Phạm Quỳnh năm 1924, Sài Gòn 1965).
Triết học: Ca tụng thân xác (Nxb
Nam Sơn, 1967). Hành trình trí thức của Karl Marx (Nxb Nam
Sơn, 1969). Đưa vào triết học (Nxb Nam Sơn, 1970). Góp
phần phê phán giáo dục và đại học (Nxb Trình Bầy, 1967). Ngôn
ngữ và thân xác (Nxb Trình Bầy, 1968). La conception
bouddhique du devenir, luận án tiến sĩ (Imprimerie Xã Hội, Việt Nam,
1962). Danh từ triết học (cùng với LM Cao Văn Luận, Đào Văn Tập,
Trần Văn Tuyên, LM Xuân Corpet (Nxb Đại Học Huế, 1958).
Tôn giáo: Biện chứng giải
thoát trong Phật giáo (Nxb Đại học Huế, 1958). Người công giáo
trước thời đại (nhiều tác giả) (Đạo và Đời, 1961). Lương tâm
công giáo và công bằng xã hội (Nxb Nam Sơn, 1963).
**
https://gdb.voanews.com/4C6199C9-4FFF-4CA2-A316-02B0DFA90034_w650_r0_s.png
Một số sách Nguyễn
Văn Trung trước 1975, do Nam Sơn xuất bản và sau này do Xuân Thu tái bản ở hải
ngoại khi Nguyễn Văn Trung còn ở lại Việt Nam.
Tác phẩm đã xuất bản sau
1975
Câu đố Việt Nam (nxb
TP. HCM, 1986). Những áng văn quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro
Phiền của Nguyễn Trọng Quản (Đại học Sư phạm TP. HCM, 1987; Nxb Hội
Nhà Văn). Về sách báo của tác giả công giáo thế kỷ XVII- XIX (nhiều
tác giả, Nxb TP. HCM, 1993). Chủ đích Nam Phong (1975), Trương
Vĩnh Ký – nhà văn hóa (1993), Hồ sơ Lục châu học: Tìm hiểu
con người ở vùng đất mới (2015).
***
https://gdb.voanews.com/231CE7E5-A630-4265-BA04-ADCADB6BB9D2_w650_r0_s.png
Một số sách Nguyễn
Văn Trung xuất bản trước 1975, sau này tái bản ở trong nước từ sau năm 2000.
[tư liệu Trần Huy Bích]
Các bản thảo
soạn sau 75, chưa in: Ngôn ngữ và văn
học dân gian, Ăn mặc theo truyền thống Việt Nam, Đạo
Chúa vào Việt Nam, Hồ sơ về hàng giám mục Việt Nam, Nhận
định VII, VIII. Viết thêm ở hải ngoại Nhận định IX và X, còn dở
dang.
Nguyễn Trọng Văn cũng
là một giáo sư triết, trên số Bách Khoa 264 (1-1-1968) trong
bài viết: Những người con hoang của Nguyễn Văn Trung, khi nhận định
về ảnh hưởng của các giáo sư đại học đối với nền văn học miền Nam, tuy là một
bài viết đả kích Nguyễn Văn Trung nặng nề nhưng Nguyễn Trọng Văn – cũng đã phải
công nhận: “Ông Trung là người có công trong việc giới thiệu những trào lưu
tư tưởng mới của Tây Phương với độc giả Việt Nam… Ông trình bày một cách gọn
gàng, mạch lạc. Những triết học hiện sinh, tiểu thuyết mới, những
danh từ có tính cách văn nghệ, triết lý dần dần được du nhập và phổ
biến. Những Hiện tượng luận, đối thoại, tha nhân, phản kháng, vong thân, ngụy
tín, huyền thoại, thông cảm, những Alain Robbe Grillet, Nathalie Sarraute,
Michel Butor, Sartre, Camus… đã được Nguyễn Văn Trung trình bày hàng chục năm
trước trong Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ Hai Mươi…”
https://gdb.voanews.com/B224EA54-6267-4245-B8FC-8097B5E39F81_w650_r0_s.jpg
GS Nguyễn Văn Trung
rất gần gũi với sinh hoạt sinh viên, ngoài những giờ học trong giảng đường Đại
Học Văn Khoa Sài Gòn, mấy thầy trò còn tổ chức những buổi hội thảo “bỏ túi” qua
các chuyến đi dã ngoại ngoài trời, khi thì rừng cao su gần Đường Sơn Quán, khi
thì khuôn viên La San Mai Thôn quận Thủ Đức. Hình trên là một buổi sinh hoạt dã
ngoại tại La San Mai Thôn mùa Hè năm 1974, GS Nguyễn Văn Trung đeo kính ngồi
phía sau nơi góc trái. [nguồn: Văn Khoa ngày tháng cũ, 04/ 2017 Huỳnh Như
Phương]
Võ Phiến trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan (Nxb
Văn Nghệ, 1986), thời kỳ 1954-1975,
được viết ở hải ngoại sau này, ông đã phải công nhận Nguyễn Văn Trung là một
cây viết có nhiều ảnh hưởng trong suốt thời kỳ 20 năm văn học của miền Nam, qua
nhận định: “Một giáo sư trẻ tuổi mới từ Âu châu về, là Nguyễn Văn Trung
bắt đầu viết những bài tiểu luận triết học rất được giới thanh niên sinh viên
và văn nghệ sĩ chú ý theo dõi. Quốc gia, cộng sản, tư bản, Mác-xít, Khổng-Phật
Đông phương… thanh niên đã ngột ngạt về những thứ ấy, họ mong đợi một cái gì mới,
một lối thoát nào đó. Mong đợi mơ hồ mà khẩn cấp. Khao khát triết lý, một khao
khát thời đại. Ông Nguyễn đáp ứng đúng vào chỗ trông chờ ấy. Ông được hoan
nghênh. Các “nhận định” của ông, giới trẻ đọc, phổ biến, bàn
tán, suy luận… Vả lại Nguyễn Văn Trung không chỉ viết về triết học, nhiều lần
ông quan tâm đến các vấn đề văn học. Nhà xuất bản Nam Sơn in 3 tập Lược
Khảo Văn Học, và nhà xuất bản Tự Do sau này có in của ông cuốn Xây
dựng tác phẩm tiểu thuyết, cho nên càng dễ hiểu cái cảm tình của giới văn
nghệ đối với ông lúc bấy giờ.” [5]
No comments:
Post a Comment