Tập
Cận Bình – nguy cơ lớn nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc
31 tháng 7, 2021
Tập Cận Bình là cứu
tinh hay tai họa của đảng Cộng sản Trung Quốc?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/tap-can-binh-1-800x450.jpg
Chủ Tịch TQ Tập Cận
Bình
Tập Cận Bình đang trên đường cứu Đảng Cộng sản Trung
Quốc (ĐCSTQ). Nhưng các nhà quan sát tin rằng ông ta cũng tự biến mình thành mối
đe dọa lớn nhất cho sự tồn tại của đảng khi không tìm ra hay không muốn xác lập
người kế vị.
Tránh rơi vào trường
hợp Đảng Cộng sản Liên Xô
Vào Tháng Giêng 2013, vài tháng sau khi nắm
quyền lãnh đạo ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã triệu tập các chính trị gia hàng đầu
Trung Quốc và hỏi họ “Tại sao Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) bị sụp đổ?”
Dĩ nhiên, Tập đã có trước câu trả lời của riêng mình. Ông ta nói: “Lý do là
ĐCSLX hoàn toàn phủ nhận lịch sử Liên Xô, lịch sử đảng, phủ nhận Lenin, phủ nhận
Stalin. Các tổ chức đảng ở tất cả các cấp bị tê liệt và quân đội không có vai
trò gì”.
Chín năm sau, ĐCSTQ vẫn chưa bị rơi vào tình
trạng bi thảm như thế. Là tổng bí thư, Tập tìm mọi cách đưa đảng trở lại trung
tâm của cuộc sống. Các công dân được huy động tham dự đông đảo các lễ kỷ niệm lịch
sử (đã được chỉnh sửa nhiều) của đảng tại các địa “Điểm Du Lịch Đỏ”. Sự
tôn kính nhà sáng lập đảng Mao Trạch Đông được nâng lên mức mới cao hơn. Các
chi bộ cơ sở đảng gần như không hoạt động cũng được hồi sinh. Từ năm 2015, Tập
bắt đầu tiến hành chương trình cải cách và hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Trung
Hoa với quy mô lớn. Trong quá trình tăng cường quyền lực của đảng cầm quyền, Tập
cũng bỏ ra nhiều thời gian để củng cố quyền lực cá nhân. Ví dụ, năm 2018 bỏ giới
hạn hai nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch nước (được quy định vào năm 1982 để ngăn
sự trỗi dậy của của chế độ độc tài), tạo điều kiện cho Tập… cầm quyền suốt đời
nếu ông muốn. ĐCSTQ xem động thái này là cần thiết để thống nhất ba vị trí quyền
lực nhất – tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quân ủy trung ương. Như vậy, Tập
kiêm nhiệm nhiều chức danh hơn bất kỳ lãnh đạo ĐCSTQ nào trong vài chục năm qua
đồng thời xây dựng thành công “hệ tư tưởng” mang tên mình, được đưa vào cả
cương lĩnh của đảng.
Tuy nhiên, khi lãnh đạo Trung Quốc đang say
men chiến thắng, thì các chuyên gia ưu tú trong giới chính trị bắt đầu phát đi
cảnh báo: “Trong khi phục hồi vị thế của ĐCSTQ, Tập cũng đồng hoá’ mình với
đảng đến mức chính ông đang trở thành mối đe dọa mới cho sự tồn tại đảng!”
Bà Thái
Hà (Cai Xia), cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh và
là nhà lý luận trung thành hiện sống ở nước ngoài nhận định: “Chiêu bài tập
trung quyền lực của ông Tập đã giết đảng một cách có tổ chức. 95 triệu đảng
viên chỉ còn là nô lệ cho tư tưởng của Tập”.
Tưởng là cải cách
nhưng không
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/tap-can-binh-2-800x450.jpg
Tập đặt vòng hoa
trước tượng Đặng Tiểu Bình ở Quảng Đông năm 2012.(Credit Image: Xinhua via ZUMA
Wire)
Vài tuần sau khi nhậm chức vào Tháng Mười Một
2012, khi Tập đặt vòng hoa trước bức tượng đồng cố “lãnh đạo tối cao” Đặng Tiểu
Bình ở thành phố Thâm Quyến, nhiều người tưởng đây là cách ông gửi đi một thông
điệp về cách tân. Họ dự đoán Tập đưa ra một dấu hiệu báo trước những gì ông ta
sắp làm. Đặng xem các nhà máy sản xuất phía Nam Trung Quốc là nơi tiên phong
phát động kỷ nguyên cải cách kinh tế vào cuối thập niên 1970.
Người cha quá cố của Tập, ông Tập Trọng Huân
(Xi Zhongxun) từng là một cựu chiến binh cách mạng nòng cốt, là người có tư tưởng
cải cách. Sau khi bị bức hại và bỏ tù trong Cách mạng Văn hóa, Tập Trọng Huân
được Đặng trao điều hành tỉnh Quảng Đông và giám sát thành lập Đặc khu kinh tế
Thâm Quyến. Vì vậy, nhiều nhà quan sát kỳ vọng Tập sẽ tiếp bước cha mình. Nhưng
họ đã sai. Gần như ngay sau khi nắm quyền, Tập đi theo một kiểu cải cách riêng
để đưa đảng và đất nước sang một con đường rất khác con đường của Đặng.
Khi Tập mới nhậm chức, nhìn từ bên ngoài,
Trung Quốc mạnh hơn so với nhiều năm trước, đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), tổ chức thành công Olympic Bắc Kinh 2008 và vượt qua Nhật Bản để trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng nhìn từ bên trong, Tập đã nhận ra
một đảng bị đe dọa bởi sự lãnh đạo yếu kém, đấu đá nội bộ gay gắt, tham nhũng
lan tràn, kỷ luật lỏng lẻo và niềm tin lung lay. Bà Thái
Hà nhận định: “Tập lên nắm quyền vào thời điểm quyền lực của đảng
bị phân tán cho các nhóm lợi ích”. Người tiền nhiệm của Tập, Hồ Cẩm Đào (Hu
Jintao) bị số đông đánh giá là nhà lãnh đạo yếu kém. Kết hợp với phong cách
lãnh đạo tập thể phổ biến sau Mao, sự yếu kém này đã cho phép mỗi người trong
chín thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị – cơ quan “đầu não” của đảng – có
quyền lực vô song trong lĩnh vực họ phụ trách. Kết quả là rất khó khăn trong việc
ra quyết định khi các phe phái đấu đá kịch liệt vì lợi ích riêng.
Giải pháp của Tập khá đơn giản nhưng cũng rất
triệt để: Quay trở lại nguyên tắc “lãnh đạo tập trung”. Cụ thể là ngay sau khi
nắm quyền, Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng, không chỉ nhắm
vào các quan chức tham nhũng mà còn cả những kẻ thù chính trị của mình. Kết quả
là sự sụp đổ “khó ngờ” của các nhân vật quyền lực như Chu Vĩnh Khang (Zhou
Yongkang), cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị, phụ trách an ninh, bị án tù
chung thân và Từ Tài Hậu (Xu Caihou), một tướng quân đội cao cấp chết vì bệnh
ung thư sau khi bị khai trừ khỏi đảng. Trong vòng chưa đầy chín năm, 392 quan
chức cao cấp và hàng triệu cán bộ đảng viên ĐCSTQ bị điều tra và nhận các hình
thức kỷ luật và án tù thích đáng. Lúc đó, khái niệm “trung thành để tồn tại” trở
thành châm ngôn của nhiều đảng viên. Phản kháng hầu như không có.
Để tập trung hơn nữa quyền lực vào tay mình, Tập
tái lập hơn chục cơ quan cấp trung ương để giám sát các lĩnh vực chính sách
quan trọng, từ cải cách quân đội, an ninh mạng, đến tài chính và đối ngoại. Là
“tàn tích” từ thời Mao, những cơ quan không chính thức này được giữ bí mật và
không công khai danh sách thành viên. Nhưng phân tích dựa vào tin tức trên truyền
thông nhà nước cho thấy Tập đứng đầu ít nhất bảy cơ quan. Những người trung
thành với ông ta cũng giữ các vị trí quan trọng khác. “Với chiêu thức này, sự
lãnh đạo tập thể của đảng chỉ còn trên danh nghĩa. Tập chính là hiện thân của đảng.
Các cơ quan này không chỉ quyết định chính sách mà còn phối hợp thực hiện. Trên
thực tế, chúng đã thay thế các cơ chế bình thường của đảng và chính phủ”, bà
Thái nói.
Vào năm 2015, Tập đã “bóp chết từ trong trứng”
những phản kháng nội bộ. Sửa đổi quy định kỷ luật của đảng “cấm chỉ trích vô
căn cứ mọi quyết định và chính sách của trung ương”. Một năm sau, Tập được
phong danh vị “lãnh đạo cốt lõi”, ngang hàng với Mao và Đặng dù danh vị khác
nhau. Aleksandra Kubat, một chuyên gia lão luyện về chính trị Trung Quốc tại Viện
Lau Trung Quốc thuộc Đại học King’s College London, nói: “Nhưng việc loại bỏ
các quy trình và thể chế cũ để áp dụng kiểu lãnh đạo nặng chủ nghĩa cá nhân, tập
trung quyền lực đã tạo ra phẫn nộ ngấm ngầm trong đảng đối với Tập. Lâu dần sự
bất mãn sẽ gây ra bất ổn”. Việc Tập đạt đến đỉnh cao quyền lực không phải
là một bất ngờ mà đã có các chỉ dấu từ nhiều năm trước đó.
Áp lực kế thừa
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/tap-can-binh-3-800x450.jpg
Tập Cận Bình tham dự
lễ duyệt binh với Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân tại Quảng trường Thiên An Môn,
Bắc Kinh năm 2019.
Tập tham gia Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ
năm 2007 với tư cách con trai của một cựu lãnh đạo Đảng và có kinh nghiệm điều
hành ở một tỉnh lớn. Quan trọng nhất, Tập còn đủ tuổi để nắm quyền hai nhiệm kỳ
trước khi bước sang tuổi 68, tuổi nghỉ hưu được áp dụng lỏng lẻo đối với các
lãnh đạo cao nhất. Còn một năm nữa Tập sẽ đạt đến ngưỡng này (năm 2022), nhưng
những người trong Ban Thường vụ đều quá già hoặc thiếu chuẩn bị kế thừa; ví dụ
Phó Thủ tướng Lưu Hạc (Liu He), 69 tuổi và Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn (Wang
Qishan), 73 tuổi. Vì thế Tập, hiện 68 tuổi, sẽ gần như chắc hắn ở lại ít nhất một
nhiệm kỳ nữa.
Nis Grunberg, nhà phân tích cấp cao tại Viện
Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin nhận định: “Có thể sẽ có gợi ý người
kế vị tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022, nhưng vẫn chỉ là gợi ý, dù áp lực
tìm người kế vị sẽ tăng theo thời gian”. Thất bại trong việc bổ nhiệm người
kế vị là có chủ ý vì Tập gần như đã phá bỏ hoàn toàn hệ thống kế vị được áp dụng
sau khi Mao qua đời để đảm bảo sự trường tồn của đảng.
Trong một báo cáo cho Viện Lowy vào tháng 4,
các chuyên gia chính trị Trung Quốc Richard McGregor và Jude Blanchette nhận định:
“Bằng việc xây dựng quyền lực cho riêng mình nhân danh cải cách chính trị, Tập
đã đẩy Trung Quốc vào cuộc khủng hoảng tiềm tàng do không tìm được người kế vị”.
Hai khuôn mặt được coi là “người kế nhiệm tiềm năng” đã sớm bị gạt ra ngoài: Một
là Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu Bí thư Trùng Khánh, bị kết tội hối lộ và
lãnh án tù chung thân năm 2018 và hai là Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa (Hu
Chunhua), không được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị năm 2017.
Carl Minzner, Giáo sư luật tại Trường Luật
Fordham, Mỹ cho rằng việc xem lòng trung thành với Tập là tiêu chí kế thừa sẽ dẫn
đến một thế hệ lãnh đạo yếu kém. Các chính sách của Tập không chỉ làm suy yếu đảng
mà còn ảnh hưởng đến vị thế quốc tế của Trung Quốc. Các cuộc khảo sát gần đây từ
khắp nơi trên thế giới cho thấy uy tín của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất
trong nhiều thập kỷ. Cuộc khảo sát của Pew Research công bố vào Tháng Mười 2020
cho thấy cái nhìn tiêu cực đối với Trung Quốc đã tăng vọt trong vài năm qua ở
nhiều quốc gia châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ, một phần do việc xử lý đại dịch
Covid-19. Tại cuộc
họp G7 vào Tháng Sáu 2021, các nền kinh tế tiên tiến lớn nhất thế giới
đã tố cáo Trung Quốc với ngôn từ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trong
khi đó, Tập vẫn bỏ ngoài tai “lời ong tiếng ve” và kiên trì kêu gọi Trung Quốc
chiếm lại vị trí là một cường quốc toàn cầu lớn cùng với Mỹ, Nga… Một thế hệ
nhà ngoại giao mới, được đặt biệt danh “chiến binh sói” cũng đang thúc đẩy
chính sách đối ngoại này và quyết liệt đáp trả bất kỳ sự “coi thường” nào đối với
ĐCSTQ và lãnh đạo của nó. Bản thân Tập cũng là một chiến binh. Trong bài phát
biểu kỷ
niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vừa qua, ông cảnh báo bất kỳ quốc gia
nước ngoài nào cố gắng bắt nạt Trung Quốc “sẽ thấy đầu họ đổ máu khi lao một
bức tường thép vĩ đại”!
*
Bài liên quan:
·
Một
đảng thất bại I, II,
III,
IV
·
Bốn
gánh nặng đè lên Tập Cận Bình
No comments:
Post a Comment