Thursday 12 August 2021

TẠI SAO CÓ NHIỀU NGƯỜI TIN VÀO NHỮNG LỜI NÓI DỐI? (Việt Linh)

 


Tại sao có nhiều người tin vào những lời nói dối?

Việt Linh

12/08/2021

https://baotiengdan.com/2021/08/12/tai-sao-co-nhieu-nguoi-tin-vao-nhung-loi-noi-doi/

 

Nhà khoa học xã hội Michael Bang Petersen giải thích về lý do tại sao mọi người biết những lời của Trump nói ra là những lời nói dối, không có thật, nhưng họ vẫn tin?

 

Những thuyết âm mưu, thông tin sai lệch hay nói dối hoàn toàn về chính trị thường được cho là do sự thiếu hiểu biết, phổ biến, mặc dù có rất nhiều ví dụ về tuyên truyền trong thế kỷ 20 nhằm vào những chính trị gia của cả hai đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.

 

Trong thời đại của phương tiện truyền thông xã hội phát triển vượt bậc như hiện nay, thì những lời nói và chữ viết trên hệ thống mạng xã hội, lại được xem trọng và đáng tin hơn những lời giải thích mang tính học thuật, giải thích với lý luận rõ ràng và đi kèm với dẫn chứng, khiến đa số người Mỹ hầu như chỉ muốn nghe những gì họ muốn nghe, mà không quan tâm đến những điều gì khác, ngay cả đó là sự thật.

 

Những quan điểm về sự ngu dốt, mê muội đã kìm hãm chúng ta, khiến con người trở nên thụ động, lười biếng và không còn động lực để theo đuổi sự thật. Chúng ta là con người, là những “động vật biết suy nghĩ“, con người có lịch sử tiến hóa, và sự lừa dối không phải là một cá tính sẵn có trong bản chất của con người, nhưng trong thời đại của chúng ta hiện tại, một số người Mỹ đã dần xem những lời nói dối cũng cần thiết như thức ăn và nước uống.

 

Những kẻ phổ biến thông tin sai lệch đều biết những thông tin họ đưa ra là giả dối, không có thật nhưng lý do để họ làm như vậy là vì có nhiều người muốn nghe những điều dối trá nhiều hơn số người nhận biết sự dối trá và chỉ muốn nghe bằng sự thật.

 

Trong hơn một thập niên qua, việc lan truyền thông tin sai lệch về chính trị, hay “tin đồn chính trị“, “thuyết âm mưu chính trị“, đã trở thành những cách thức tiếp cận với công chúng và người ủng hộ qua hệ thống mạng xã hội nhanh nhất của những người chủ trương cực đoan.

 

Một trong những vấn đề khó hiểu nhất là tại sao mọi người lại sẵn sàng chấp nhận tin vào những điều mà họ biết là dối trá? Nhất là từ khi hệ thống mạng xã hội và những đồ dùng công nghệ như smartphone đã trở thành những “vật bất ly thân” của con người và sự tương tác tin mới nhanh nhất, từ đây, con người trở nên tin tưởng vào những nguồn tin qua hệ thống mạng xã hội hơn cả những nguồn tin qua hệt thống báo chí và truyền hình. Chính điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả thảm khốc trong tương lai, mà điển hình nhất là ngày bạo loạn 6/1 ở điện Capitol.

 

Biết là sai nhưng vẫn tin và dần dần, bản tin sai đó trở thành thật, tiếp tục được truyền bá rộng rãi đến nhiều người khác?

 

Những người tạo ra thuyết âm mưu, tin giả, họ đều có động lực và lý do để làm những điều đó, vì quyền lợi cá nhân, vì quyền lực, vì ảnh hưởng, vì tiền bạc, vì tương lai chính trị, vì nhiều thứ lắm và họ sẵn sàng tiếp tục tạo ngày càng nhiều hơn những thuyết âm mưu và tin giả để đạt được những thành công, lợi ích như họ mong muốn. Nên tôi tạm chấp nhận rằng, họ, những con người xấu trong một xã hội đảo điên và cực đoan, họ có những lý do riêng của họ để tiếp tục làm những điều xấu bất chấp hậu quả sẽ ảnh hưởng, gây hại đến người khác, xã hội, cộng đồng và quốc gia của chính họ. Và những kẻ này cần phải bị vạch mặt và đào thải chúng khỏi xã hội.

 

Thế nhưng, những người lắng nghe họ là vì cái gì, vì điều gì? Những người lắng nghe sẽ nhận được gì từ những thuyết âm mưu, tin giả?

 

Nếu nói đến đối tượng người lắng nghe là những người Việt cuồng Trump thì lại càng khó hiểu hơn. Sống lâu dài ở Mỹ, quê hương thứ hai của người Mỹ gốc Việt và thế hệ con cháu, chúng ta phải góp phần vào việc xây dựng đất nước tốt hơn theo chiều hướng tích cực để trả ơn nước Mỹ, để đóng góp một bàn tay cho tương lai của các thế hệ mai sau chứ. Tại sao một số người Mỹ gốc Việt lại mù quáng, cuồng tín, tin vào một tà giáo của chủ nghĩa Trump đầy rẫy cực đoan và bạo lực, lấy làm niềm tin cho cuộc sống của họ, con cháu họ sẽ nghĩ gì về những bậc cha chú mình, thụ động trước việc tìm hiểu sự thật để củng cố cho niềm tin, để nhận biết giữa thật và giả, chánh và tà, thay vì chỉ cắm đầu vào Epoch Times, tức Đại Kỷ Nguyên và các nguồn tin giả từ facebook, Youtube, biết nó là giả và vẫn muốn tin nó là thật. Vì cái gì và tại sao?

 

Tôi sẽ tìm hiểu thêm và sẽ viết một bài về vấn nạn tại sao một số người Mỹ gốc Việt vẫn điên cuồng tin vào thuyết âm mưu, tin giả trong thời gian tới để hầu quý thính giả.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats