Friday, 6 August 2021

NHÂN VỤ VẬN ĐỘNG VIÊN BELARUS ĐƯỢC BA LAN CẤP VISA (theo TIME)

 


Nhân vụ vận động viên Belarus được Ba Lan cấp visa   

Đàn Chim Việt

05/08/2021

http://www.danchimviet.info/nhan-v-uvan-dong-vien-belarus-duoc-ba-lan-cap-visa/08/2021/23554/

 

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2021/08/crYQOASE-696x392.jpeg

Vận động viên Krystsina Tsimanouskaya . Ảnh Twitter)

 

Một chuyện bên lề hấp dẫn nhất của Thế vận hội mùa hè Tokyo tuần này không diễn ra tại các sàn thi đấu, mà lại ở phi trường Haneda của Nhật Bản.

 

Krystsina Tsimanouskaya, 24 tuổi, vận động viên chạy nước rút người Belarus cho biết cô đã bị đưa đến sân bay trái với ý muốn của mình sau khi công khai chỉ trích các quan chức Olympic của Belarus trên mạng. Họ muốn trả cô về Belarus, đang do nhà độc tài Alexander Lukashenko cai trị, để đối mặt với hậu quả công khai phê phán quan chức nhà nước.

 

Năm ngoái, Belarus, một Công hòa cũ của Liên Xô, đã có những cuộc biểu tình lớn để phản đối cuộc bầu cử tổng thống gian lận của ông Lukashenko. 

 

Khi đến sân bay, cô Tsimanouskaya đã khiếu nại với cảnh sát sân bay và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), lập tức một khủng hoảng quốc tế về ngoại giao và thể thao xảy ra ngay sau đó. Cảnh sát Nhật Bản đưa cô về ở khách sạn sân bay một đêm, ngày hôm sau, cô được đưa đến Đại sứ quán Ba Lan ở Tokyo và được cơ sở ngoại giao này cấp thị thực vì lý do nhân đạo. Cô đã lên máy bay đến Warsaw vào thứ Tư.

 

Trường hợp của Tsimanouskaya không phải là lần đầu tiên vận động viên xin tỵ nạn tại các cuộc tranh tài thể thao quốc tế.

 

Năm 1956, khoảng một nửa phái đoàn Olympic của Hungary đã đào tẩu tại Thế vận hội Melbourne sau khi nghe tin Liên Xô xâm lược Budapest. 

 

Hơn 20 người gồm vận động viên và huấn luyện viên đã mất tích tại hai Đại hội thể thao năm 2002 và năm 2006 của Khối Thịnh Vượng Chung, một sự kiện thể thao giữa Vương quốc Anh và các thuộc địa cũ.

 

Tại Thế vận hội London năm 2012, ít nhất 82 vận động viên, huấn luyện viên và đại biểu thuộc nhiều quốc gia, trong đó có Sudan và Somalia, đã nộp đơn xin tỵ nạn.

 

Tại Thế vận hội Tokyo lần này, cô Tsimanouskaya cũng không phải là vận động viên đầu tiên định trốn khỏi quê hương.

 

Tháng trước, trong trận đấu vòng loại World Cup ở Nhật Bản vào tháng 6, Nhật Bản đã cấp thị thực 6 tháng cho một cầu thủ bóng đá Myanmar xin quy chế tỵ nạn để tỏ sự đoàn kết với phong trào biểu tình chống vụ đảo chính của quân đội. Sự chấp thuận được đưa ra sau khi chính phủ Nhật Bản thông qua một biện pháp cấm trục xuất công dân Myanmar trong lúc chính phủ quân sự phản ứng mạnh tay đối với những người biểu tình.

 

Và trước khi Thế vận hội Tokyo bắt đầu, Julius Ssekitoleko, vận động viên cử tạ người Uganda đã mất tích trong lúc cả đoàn đang tập luyện ở tỉnh Osaka. Anh Ssekitoleko đã để lại một mảnh giấy nói rằng anh ta ra ngoài đi tìm việc làm. Anh bị phát hiện 5 ngày sau đó và đưa trở về Uganda, nơi anh sẽ bị giam giữ để chờ đối mặt với các cáo buộc về gian trá có thể xảy ra.

 

(Theo Time)

 

 

https://api.time.com/wp-content/uploads/2021/08/Belarus-Krystsina-Tsimanouskay.jpg?w=889&quality=85

Vận động viên Krystsina Tsimanouskaya của Belarus vẫy tay chào mọi người trong lúc chuẩn bị đáp chuyến bay từ Nhật Bản về Ba Lan (Ảnh Charly Triballeau–AFP/Getty Images)

.

===================================================

.

.

CIO tước quyền dự Thế Vận Hội của 2 huấn luyện viên Belarus do vụ Tsimanouskaya

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 06/08/2021 - 14:30

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210806-cio-t%C6%B0%E1%BB%9Bc-quy%E1%BB%81n-d%E1%...BB%A5-tsimanouskaya

 

Hôm nay, 06/08/2021, Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) quyết định rút quyền tham dự Thế Vận Hội của hai huấn luyện viên đoàn Belarus liên quan đến vụ nữ vận động viên điền kinh Krystsina Tsimanouskaya bị đe dọa và ép về nước vì đã chỉ trích các định chế thể thao của Belarus.

 

https://s.rfi.fr/media/display/f004042c-f6a6-11eb-9972-005056a90284/w:900/p:16x9/2021-08-04T022034Z_562054588_RC21YO9MPJAP_RTRMADP_3_OLYMPICS-2020-BELARUS.webp

Vận động viên Belarus Krystsina Tsimanouskaya, sau khi trú ẩn tại đại sứ quán Ba Lan ở Tokyo, đã đáp chuyến bay đến Vienna tại sân bay quốc tế Narita, phía đông Tokyo, Nhật Bản, ngày 04/08/2021. REUTERS - ISSEI KATO

 

Theo thông báo trên Twitter, được AFP trích dẫn, Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO) cho biết đã lập một ủy ban kỷ luật trong khuôn khổ vụ Krystsina Tsimanouskaya, nhằm làm sáng tỏ hoàn cảnh và vai trò của các huấn luyện viên Artur Shimak và Yury Maisevich. Vì lợi ích của các vận động viên Olympic Belarus đang có mặt tại Tokyo, CIO quyết định tạm hủy và rút quyền tham gia của hai huấn luyện viên nêu trên và hai người này được yêu cầu rời khỏi Làng Olympic ngay lập tức.

 

Ủy ban Olympic Belarus ngay lập tức đã phản ứng với quyết định trên đồng thời cảnh báo sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của các vận động viên và huấn luyện viên chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử.

 

Trong một cuộc họp báo chiều nay tại Tokyo, chủ tịch CIO, ông Thomas Bach cho biết “các thủ tục vẫn tiếp tục tiến hành, ủy ban kỷ luật sẽ có các kỷ luật và quyết định thích hợp”, mục đích của CIO là bảo vệ các vận động viên chứ không quan tâm đến hệ thống chính trị của các nước.

 

Krystsina Tsimanouskaya là vận động viên 24 tuổi chuyên chạy cự ly 100m và 200m của đoàn thể thao Belarus. Hôm 01/08, cô bị ép trở về nước chỉ vì đã lên tiếng chỉ trích liên đoàn điền kinh Belarus đã đăng ký để cô tham gia thi đấu nội dung chạy tiếp sức 4x400 mà không báo trước cho cô. Lo sơ về nước sẽ bị bỏ tù, nữ vận động viên đã kêu cứu và được CIO giúp đỡ bảo vệ tại sân bay Tokyo. Vận động viên Belarus đã đến Ba Lan tị nạn sau khi được nước này cấp thị thực (visa) nhân đạo.

 

                                                      ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Olympic Tokyo 2020 : Có « Thế Vận » nhưng không có « hội »

 

Olympypic Tokyo 2020 : Thế Vận Hội đặc biệt nhất lịch 

.

==============================================

.

.

Biến thể Delta đe dọa Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022

Trọng Nghĩa  -  RFI

Đăng ngày: 06/08/2021 - 15:20

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20210806-bi%E1%BA%BFn-th%E1%BB%83-delta-%C4%91e-d%E1%BB%8Da-th%E1...BA%AFc-kinh-2022

 

Với đà bùng phát trở lại của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, tưởng như đã bị khống chế hoàn toàn, câu hỏi giới phân tích đặt ra là phải chăng biến thể Delta của virus xuất xứ từ Vũ Hán sẽ phá hoại kỳ Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 mà Trung Quốc trông đợi để tô bóng hình ảnh của mình.

 

https://s.rfi.fr/media/display/efbf039e-d2a4-11ea-803c-005056bf87d6/w:900/p:16x9/a032f56eae9f8f710fdda756753724e6b8ce5d88.webp

Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh dự trù diễn ra từ ngày 04 đến ngày 22/02 năm 2022 AFP/Archives

 

Cho đến gần đây, Trung Quốc rất tự tin là Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh, dự trù từ ngày 04 đến ngày 22/02 năm 2022 sẽ diễn ra trót lọt, không bị lâm vào tình cảnh như Thế Vận Hội Mùa Hè Tokyo 2020, với đầy trắc trở: Bị dời lại một năm, tổ chức trong điều kiện không khán giả, với nỗi lo phập phồng là các cuộc thi đấu có thể bị tác hại nếu chẳng may các vận động viên bị nhiễm Covid-19.

 

Bắc Kinh khi ấy có cơ sở để tự tin vì đợt dịch đầu tiên, bùng lên tại Vũ Hán, trước khi lan rộng ra toàn thế giới cho đến ngày nay, đã có dấu hiệu được khống chế thành công nhờ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và các chính sách kiểm soát biên giới. Thế nhưng, vào lúc chỉ còn hơn nửa năm là Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh khai mạc, dịch bệnh lại có dấu hiệu bùng phát trở lại dưới tác động của biến thể Delta.

 

Dĩ nhiên, các số liệu đầu tiên về sự lây lan có vẻ rất vô nghĩa so với các con số cực kỳ lớn tại những nước khác, như ở vùng Đông Nam Á hay ở châu Âu, châu Mỹ. Có điều là số ca nhiễm đang trong chiều hướng gia tăng, và đã lan rộng ra ít nhất 15 tỉnh thành Trung Quốc, kể cả tại Bắc Kinh, nơi diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông 2022.

 

Để đối phó với đợt bùng phát mới của dịch bệnh, chính quyền Trung Quốc đã cho áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế đi lại và phong tỏa ngặt nghèo được cho là đã chứng tỏ hiệu quả trong việc đối phó với đợt dịch đầu tiên vào đầu năm 2020.

 

Động thái của chính phủ Trung Quốc phong tỏa thành phố Trương Gia Giới, nơi sinh sống của khoảng 1,5 triệu dân, được cho là giống như phản ứng ban đầu của nước này khi đóng cửa toàn bộ thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên vào đầu năm 2020.

 

Tờ báo Mỹ Washington Examiner ngày 05/08 trích dẫn một nhà nghiên cứu về Y Tế Toàn Cầu tại trung tâm tham vấn Mỹ Hội Đồng về Quan Hệ Đối Ngoại CFR (Council on Foreign Relations) ghi nhận: “Các biện pháp phong tỏa đã nhanh chóng được áp dụng ở nhiều vùng của Trung Quốc … Tôi chưa từng thấy các biện pháp ngăn chặn được thực hiện một cách quyết liệt như vậy kể từ tháng 4 năm 2020 vừa qua”.

 

Các biện pháp phong tỏa, cách ly đã được ban hành trong bối cảnh chiến lược tiêm chủng mà Bắc Kinh đẩy mạnh - dựa vào vac-xin Trung Quốc - đã không ngăn chặn được sự bùng phát của dịch bệnh. Vấn đề đau đầu đối với chính quyền Trung Quốc hiện nay là phải nhanh chóng dập tắt được dịch bệnh nếu muốn Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh diễn ra suôn sẻ. Nếu không thì các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại, tụ tập hiện hành sẽ tác hại đáng kể đến việc tổ chức sự kiện thể thao này.

 

Các biện pháp phòng dịch chẳng hạn có thể buộc các vận động viên phải thi đấu trong các sân vận động trống rỗng, không có khán giả, một biện pháp an toàn mà Ủy Ban Olympic Quốc Tế đã áp dụng cho Thế Vận Hội Tokyo mùa hè này. Chủ trương bế quan tỏa cảng hiện hành sẽ là một trở ngại cho việc đón tiếp khán giả ngoại quốc.

 

Dẫu sao thì kịch bản Tokyo 2020 đang ám ảnh Bắc Kinh 2022, với cả hai khả năng sự kiện bị dời lại hay được tổ chức với rất nhiều giới hạn. Trường hợp Tokyo cho thấy là Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế sẵn sàng hoãn việc tổ chức Thế Vận Hội nếu có nguy cơ tạo ra một làn sóng Covid-19 khác.

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

.

Nghị Viện Châu Âu kêu gọi các lãnh đạo Liên Âu không dự Thế Vận Hội Bắc Kinh

.

Tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh: Bất khả thi ?

.

Virus corona : Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats