Friday, 13 August 2021

NGƯỜI TRẺ CŨNG CHẾT (Trịnh Hồng Thọ)

 


NGƯỜI TRẺ CŨNG CHẾT  

Trịnh Hồng Thọ

11/08/2021  lúc 09:04 

https://www.facebook.com/thuy.cuc.3/posts/10223714610206586

 

Hôm nay nghe tin từ một đồng nghiệp cũ về cái chết của một đồng nghiệp ở báo khác. “Có lẽ hình ảnh cuối cùng trong tâm trí mình là cảnh cậu ấy lê khắp nơi để tìm bệnh viện cấp cứu. Khó thở, ho ra máu... đeo bình oxy gõ cửa bệnh viện xin cứu nhưng hết bình oxy lại phải lao về nhà để có bình tiếp tế” -Bạn đồng nghiệp kể.

 

Sau nhiều ngày cầu cứu thì người bệnh cũng được vào BV, nhưng đã mất sáng 11/8...

 

Bạn chết khi mới 28 tuổi.

 

Bệnh thì có thể chết, song

 

chết sau khi đã được cứu chữa tận tình khác với chết trong tình trạng kêu mà không được cứu. Các BS cũng đã hết sức! Thảm quá!

 

Mới tuần trước, hôm 5-8, giám đốc Sở Y tế TP.HCM có văn bản hỏa tốc gởi Trung tâm cấp cứu 115; các bệnh viện trong và ngoài công lập; các bệnh viện điều trị COVID-19 và trung tâm y tế các quận, huyện. Theo đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu 24/7; khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu. Các đơn vị đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận khi người dân tự đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm.

 

Các BV tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh. Tùy tình trạng người bệnh mà quyết định việc tiếp tục điều trị người bệnh tại đơn vị hay cần chuyển tuyến điều trị. Không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính với COVID-19 mới tiếp nhận.

 

Ngoài ra cần chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu; đảm bảo không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.

 

Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai nội dung trên đến toàn thể nhân viên nhằm thực hiện hướng đến mục tiêu giảm thấp tỉ lệ tử vong; không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận.

 

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh (1)

 

Văn bản rõ ràng, dứt khoát, đầy đủ thông tin, chu đáo, không thể hay hơn. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra không thấy ai giải quyết: BV hết chỗ thì nhận bệnh cách gì?

 

Điều nguy hiểm của văn bản này là nhiều người dân không biết nội tình đã vui mừng cho rằng từ nay không còn sợ bị BV từ chối! Ở một góc độ khác, người có kinh nghiệm thì bảo nhau đừng gọi điện liên lạc trước mà cứ đưa thẳng người bệnh tới thì BV phải nhận. Cả hai thái độ này , lạc quan, và thực tế, đều không cứu được người bệnh.

 

Số điện thoại tổng đài cấp cứu 115 mỗi ngày có 5.000 cuộc gọi.

 

Hầu như nguời nhiễm (F0) tại nhà gọi 115 hoặc Y tế địa phương đều rất khó khăn. (2)

 

Người bệnh cúm T.à.u tiếp tục chết tại nhà. Người trẻ cũng bắt đầu chết nhiều (3)

 

Hãy nhớ toa thuốc phòng thân (4), số điện thoại của các BS, của trạm Oxy (5) (6) (7)

 

HÃY TỰ CỨU MÌNH!

——————————

 

(1) https://tuoitre.vn/giam-doc-so-y-te-tp-hcm-khong-vi-thu...

 

(2) https://www.facebook.com/677130485/posts/10165705184510486/?d=

 

(3) https://www.facebook.com/100005793067600/posts/1624975574372196/?d=n

 

(4) https://www.facebook.com/1632784086/posts/10223695282283400/?d=n

 

(5) FB BS Trần Thanh Nhân:

https://www.facebook.com/100003076624526/posts/4084214921691022/?d=n

 

(6)Danh sách và số điện thoại thoại BS nhóm Giúp nhau mùa dịch:

https://docs.google.com/.../2PACX.../pubhtml...

 

(7) Trạm Oxy cộng đồng:

https://www.facebook.com/585762240/posts/10160130545757241/?d=n

 

( Nhóm Giúp nhau mùa dịch: https://www.facebook.com/groups/groupgiupnhaumuadich/?ref=share

 

 

27 BÌNH LUẬN  

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats