Cuộc
chạy dịch và thước đo chính quyền nhân dân
01/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/01/cuoc-chay-dich-va-thuoc-do-chinh-quyen-nhan-dan/
Dịch họa đang bộc lộ rõ ràng lớp nghèo mới ở
Việt Nam. Một phần trong đó chính là những người lăn lóc chạy dịch trên các nẻo
quốc lộ hổm rày.
Đó là một đời sống thế thảm. Không chỉ vì mức
độ ngặt nghèo, khốn khó về sinh kế. Quan trọng là họ không có cơ hội tiếp cận
bình đẳng về chính trị.
Một chính quyền của dân, do dân, vì dân chỉ là
một mớ luân lí sáo rỗng trong cuộc vật vạ chạy dịch của họ. Hoặc khá hơn, đó chỉ
mới là một chính quyền nhân đạo, tế chẩn.
Chính quyền ấy tuỳ tâm, để họ kẹt lại ở các cửa
ngõ địa phương giãn cách chống dịch, hay buộc họ quay lại nơi họ đã quyết định
rời bỏ. Họ bị đối xử bằng thái độ ban ơn, hay chỉ được nhủ lòng thương xót, trắc
ẩn. Họ bị trói buộc về ý thức như là những thần dân tuân phục.
Không phải cấp chính quyền nào cũng đã ứng xử
tệ hại như vậy với những người chạy dịch. Phú Yên tổ chức liên tục các chuyến
xe an toàn đưa hàng ngàn người lao động li hương của họ về quê, bảo đảm sức khỏe,
an toàn cho cả người dân và giúp thuận lợi cho hoạt động phòng chống dịch.
Đó là một cách tiếp cận đúng đắn không chỉ về
mặt đạo lí, mà cơ bản là về quyền. Không thể ngăn cản người ta chạy dịch bằng
phương tiện xe gắn máy nếu nhu cầu chính đáng ấy không được đáp ứng bằng những
dịch vụ bảo đảm.
Nhưng nạn chạy dịch đã không còn là diễn biến
nhỏ lẻ, mỗi địa phương đang hành xử bằng quan niệm của riêng mình, đòi hỏi
chính phủ phải xắn tay áo vào cuộc.
Trợ giúp những người li hương chạy dịch không
chỉ bằng tiếp cận nhân đạo, mà chính yếu là tiếp cận từ quyền cơ bản của công
dân.
Không
thể có một chính quyền nào phải mỏi miệng xưng tụng của dân, do dân , vì dân mà
để đàn bà, con trẻ vật vướng tìm cách về quê chạy dịch cả.
***
Cần khởi động một chiến lược giảm nghèo mới!
Cần khởi động một chiến lược giảm nghèo quốc
gia mà một đối tượng đông đảo, tập trung là dòng người nghèo đang tháo chạy khỏi
các vùng đô thị có dịch hiện nay.
Đó là lớp người nghèo mới, vừa không hiện diện
trong các danh sách hỗ trợ ở các vùng đô thị, vừa không hiện diện trong các bảng
thống kê nghèo đói ở quê hương, bản quán.
Bộ lao động cần chủ trì một kế hoạch tiếp cận
và hành động hiệu quả với lớp người nghèo bôn ba, trôi nổi này. Không thể chỉ
giao cho địa phương xử lí vấn đề này dựa vào tình tự quê hương theo lối truyền
thống.
No comments:
Post a Comment