Friday, 13 August 2021

CHUYỆN CÔ GIÁO TRẦN THỊ THƠ BỊ SA THẢI (Nguyễn Ngọc Già)

 


Chuyện cô giáo Trần Thị Thơ bị sa thải

Nguyễn Ngọc Già  

Thứ Sáu, 08/13/2021 - 01:43 — nguyenngocgia

https://www.rfavietnam.com/node/6911

 

Cô giáo Trần Thị Thơ - Giảng viên trường đại học Duy Tân bày tỏ sự phẫn nộ về dịch virus Tàu Cộng đang hoành hành dữ dội trên toàn cõi Việt Nam với cách chống dịch tỏ ra kém hiệu quả của nhà cầm quyền CSVN,  bị báo Công An Nhân Dân [*] ra ngày 9 tháng Tám năm 2021 gọi là "phát ngôn gây sốc", về việc cô Thơ trần tình trong giờ giảng bài với lớp học: "Có dân nước nào chạy 1.500 cây số để về quê. Như vậy là hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không? Cô cảm thấy rất nhục nhã về điều đó".

 

Theo đó, một sinh viên trong lớp đã vu vạ cô Thơ "không thích Việt Nam", rồi clip gọi là "cuộc tranh luận" đến với Ban Giám hiệu trường đại học Duy Tân. Sau đó, cô Trần Thị Thơ bị sa thải với phát ngôn của mình.

 

Câu chuyện cô Thơ bị sa thải khiến tôi nhớ lại cái gọi là "tranh luận" mà không ít người đã và đang ngộ nhận nhiều năm qua.

 

Tranh luận trong tù Chí Hòa

 

Tù ở Chí Hòa, có thể nói, vô cùng tạp nham và bát nháo, bởi tuyệt đại đa số là dân trộm cướp, hiếp dâm, mua bán ma túy, móc túi, đâm thuê chém mướn chuyên nghiệp (được diễn giải với tội danh "cố ý gây thương tích"). Hầu hết người tù học hành dở dang, có người không biết chữ, có cả người bị HIV thời kỳ cuối.

 

Kể lể chi tiết như vậy để mọi người đừng lầm tưởng, những người tù như vậy không quan tâm thời cuộc. Chính vì quan tâm hiện tình xã hội, nên họ thường cãi nhau xung quanh vấn đề này.

 

Một hôm, hai chàng trai chừng trên dưới 30 tuổi, một cậu bị tội trộm (tạm gọi tên ABC), một cậu bị tội cố ý gây thương tích (tạm gọi tên XYZ) "tranh luận" với nhau về giàu nghèo trong xã hội hiện nay.

 

Cậu ABC nói nước mình quá nghèo. Cậu XYZ lại cho rằng nước mình không nghèo. Cậu nào cũng đưa ra ý kiến riêng để bảo vệ quan điểm đến cùng. Khi cuộc "tranh luận" lên đến cao trào to tiếng, cậu ABC quay qua hỏi tôi:

 

- Bố Ngọc thấy bên nào đúng?

 

Cậu XYZ nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ, khó chịu và chờ đợi xem thử tôi trả lời ra sao, vì trước đó tôi chăm chú nghe cuộc "tranh luận" của họ.

 

Tôi trả lời:

 

Hai đứa con muốn tranh luận "giàu - nghèo" thì phải đưa ra một số chuẩn chung, ví dụ: Để ăn cơm ngày 3 bữa phải có bao nhiêu tiền; bao nhiêu người VN có xe gắn máy (vì trong cuộc cãi vả của họ có nói đến yếu tố xe gắn máy - ko nói xe hơi); đi khám bịnh như thế nào, trẻ em đi học có miễn phí hay không v.v...

 

Tóm lại, phải có những điểm chung mà cả hai đứa đều CHẤP NHẬN. Rồi từ những điểm chung đó, hai đứa con mới bắt đầu tranh luận "Việt Nam quá nghèo hay không nghèo". Chứ "tranh luận" như nãy giờ bố nghe thì không bao giờ kết thúc, vì mỗi đứa tự đưa những tiêu chuẩn của riêng mình, tức là không ai chịu ai. Đó không thể gọi là tranh luận mà nên gọi cho đúng là cãi vả.

 

Cả hai nhìn tôi đồng ý trong im lặng và hiểu ra tranh luận chứ không phải cãi vả.

 

Thú thật, người ÍT HỌC như họ lại rất dễ thương, vì thấy vấn đề đúng, họ chấp nhận ngay và sửa chữa chứ không cố chấp.

 

Chuyện cô Thơ

 

Trong lúc nóng giận và phẫn nộ về cách chống dịch của nhà cầm quyền CSVN, vốn gây ra quá nhiều hậu quả đau lòng, khiến cô Thơ cảm thấy ê chề và đau xót cho những người dân bơ vơ không nơi nương tựa, đã vô tình trở thành nguyên cớ cho việc bị sa thải. Lẽ ra, bình tĩnh hơn, cô Thơ chỉ cần nói ngắn gọn: Đây là câu chuyện công bộc (tức là Nhà nước) không chu toàn bổn phận đối với chủ nhân (tức là Công Dân) và cô nhục nhã vì lẽ đó.

 

Sự nóng giận của cô Thơ vô tình trở thành "món mồi" cho tên sinh viên kia.

 

Điều đáng chê trách, chính là kẻ mang danh sinh viên, dù đã quá 18 tuổi lại không có chút hiểu biết gì về môn Giáo Dục Công Dân với kiến thức Công Dân - Nhà Nước được cung cấp từ lớp 10 trong trường phổ thông, lại vì một lẽ nào đó, dẫn đến "tai bay vạ gió" cho cô giáo của mình, theo cách mách lẻo như những kẻ tiểu nhân. Khổng Tử nói: Tiểu nhân nan dưỡng (Kẻ nhỏ mọn rất khó dạy).

 

Điều càng đáng chê bai và lên án, đó là cả Hội đồng Quản trị của trường đại học Duy Tân - những thầy (cô) với tuổi đời quá nhiều và với bằng cấp đầy mình, lại không phân biệt nỗi ý kiến một người chủ (tức là cô Thơ) đang chê trách và nhục nhã về việc công bộc không tròn trách nhiệm, mà lại cố tình suy diễn và đơm đặt sự phẫn nộ chính đáng của cô Thơ trở thành chính kiến (tức là có yếu tố chính trị). Để từ việc ngộ nhận về thường thức phổ thông ở mức lớp 10 hoặc vì hiềm khích cá nhân nào đó, Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân gán ghép cho cô Thơ về ý đồ chính trị, đến mức "Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an TP.Đà Nẵng cũng đang xác minh, xử lý sự việc" - như báo Công An Nhân Dân cho biết.

 

Chê trách đứa sinh viên tiểu nhân một thì nên lên án cả Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân một trăm lần, bởi họ chắc chắn phải thuộc nằm lòng môn Giáo Dục Công Dân ở bậc phổ thông trung học và họ còn có bổn phận hiểu thấu đáo về vị trí, tư cách Thầy - Cô mà họ đang mang trên người, khi cư xử lỗ mãng đối với đồng nghiệp, cũng như họ càng buộc phải tuân thủ luật pháp về Luật Dân Sự, Luật Lao Động v.v... khi sa thải cô giáo Trần Thị Thơ vô căn cứ.

 

Sự đổ nát của nền giáo dục phi triết lý và phi cứu cánh

 

Hàng chục năm qua, nhà cầm quyền CSVN không thể định nghĩa cho ra "triết lý giáo dục là gì""cứu cánh giáo dục là gì". Đó chính là hậu quả sản sinh ra lớp thầy cô (có lẽ hầu hết là giáo sư - tiến sĩ) trong Hội đồng quản trị trường đại học Duy Tân, với kiến thức phổ thông và kiến thức căn bản về pháp luật của họ quá kém cỏi. Đó cũng chính là hậu quả nối tiếp, mới đẻ ra những loại sinh viên vừa vô minh, vừa ngu dốt, vừa hỗn ẩu và đầy tà tâm khi vụ vạ cho cô giáo của mình.

 

Môi trường giáo dục "thầy không ra thầy, trò không ra trò" làm cho người dân ngao ngán và thất vọng là điều dễ hiểu. Môi trường giáo dục mất tôn ti trật tự như vậy, tràn lan khắp xã hội mà cô Thơ chỉ là một trong hàng ngàn thân phận "kỹ sư tâm hồn" bị giẫm đạp nhân phẩm rất nhẫn tâm.

 

Việc sa thải cô giáo Trần Thị Thơ là kết quả không thể chối cãi từ chủ trương nhồi sọ và ngu dân suốt hơn 75 năm qua, kể từ ngày nhà cầm quyền CSVN áp đặt ách cai trị bạo ngược lên mảnh đất còm cõi hình chữ S mà nay, người dân Việt Nam vẫn đang oằn mình gánh chịu những hậu quả không thể nào "quyết toán" nỗi, trong trận đại dịch virus Tàu Cộng.

 

.

Sa thải nữ giảng viên phát ngôn gây phẫn nộ về phòng chống dịch của Việt Nam   

Thứ Hai, 09/08/2021 20:20  | Hoàng Quân

https://congan.com.vn/song-theo-phap-luat/sa-thai-nu-giang-vien-bay-to-nhuc-nha-ve-phong-chong-dich-cua-viet-nam_117904.html

 

 

nguyenngocgia's blog

 

 

======================================

 

XEM THÊM

 

Sa thải cô giáo vì phát ngôn, một tiền lệ nguy hiểm, đi ngược sự tiến bộ xã hội  

Nguyễn Thanh Huy   -   12/08/2021

 

.

Gửi cô giáo Trần Thị Thơ

Mạc Văn Trang  -  12/08/2021

 

.

Không phải chỉ Duy Tân

Thái Hạo     -     11/08/2021

 

.

Duy Tân bảo thủ

Dương Quốc Chính    -    11/08/2021

 

.

Quyết định đuổi việc cô giáo của ĐH Duy Tân không thuyết phục

Phạm Văn Hội   -    11/08/2021

 

.

Đáng hổ thẹn thay, Đại học Duy Tân

Nguyễn Vi Yên   -   10/08/2021

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats