“Bác
sĩ Khoa”, Tuyên giáo và truyền thông đại bịp!
Thu
Hà
11/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/11/bac-si-khoa-tuyen-giao-va-truyen-thong-dai-bip/
Tuần qua, mạng xã hội “dậy sóng” bởi một số tờ
báo đảng như VietNamNet, VnExpress, VTV… đem hình ảnh trẻ em Mỹ chích ngừa, nguỵ
tạo, gán ép cho trẻ em các nước như UAE, Ấn Độ đang chích vaccine Vero Cell của
Trung Quốc, rồi một số “quan báo” có Cao cấp Chính trị của Đảng, lại tung hô,
tuyên truyền câu chuyện “Bác sĩ Khoa” rút ống thở giết mẹ để cứu sản phụ sinh
đôi…
Bình thường mà, có gì mà xôn xao, các “trò
chơi chính trị” này, tuyên giáo và các sử gia của Đảng đã xài từ lâu lắm.
Chế Lan Viên (1920-1989) thi nhân của Đảng lúc
sống, sáng tác một bài thơ có tựa “Cành đào Nguyễn Huệ”, được vào tuyển tập,
sách văn học tham khảo, có nội dung như sau:
“Hẳn nhớ Thăng Long hẳn nhớ đào?
Mai vàng xứ Huế có khuây đâu!
Đào phi theo ngựa về cung nhé!
Nở cạnh đài gương sắc chiến bào”
Hoạ theo Chế Lan Viên, các nhà tuyên giáo “trứ
danh” của Đảng thì nhào nặn câu chuyện còn lâm ly hơn, đưa vào tư liệu giáo
khoa nghiên cứu, giáo trình giảng dạy.
Chuyện kể rằng, thấy hoa đào Thăng Long năm ấy
nở tuyệt đẹp, Nguyễn Huệ chọn một cành đào Nhật Tân hé nụ, sai người mang vào
Phú Xuân (Huế) tặng Ngọc Hân. Cành đào được buộc chéo bằng lạt giang mềm, ngoài
phủ gấm vàng. Dịch trạm thay nhau hỏa tốc đưa cành đào vào Nam. Hai ngày sau, tối
mùng 7 tháng Giêng, đào đã đến tay người nhận. Nhìn cành đào lung linh hoa nở,
Ngọc Hân hoàng hậu sung sướng rơi lệ, ngỡ mình đang đứng trên mảnh đất Thăng
Long…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-49-768x525.jpg
Một cảnh “Quang Trung tặng cành đào cho Ngọc Hân” do
Đảng dàn dựng. Ảnh: Internet
Sau này, giáo sư Phạm Duy Khuê mới tiết lộ sự
thật: Trong một kịch bản sân khấu chèo có tên Quang Trung, sáng tác năm 1964,
soạn giả Trúc Đường (1911-1983) tên thật là Nguyễn Mạnh Phác, anh ruột nhà thơ
Nguyễn Bính đã hư cấu, bịa ra cho thêm phần lâm ly thôi.
Khôi hài như thế, vậy mà khối “khoa học gia” lẫn
“chính trị gia” của Đảng tin như sấm. Một số sử gia “bưng bô” cho Đảng, cũng gật
gù tấm tắc cho rằng, “anh hùng áo vải” lãng mạn và tâm lý quá.
Sau Cách mạng Tháng 8/1945, ông Trần Huy Liệu
đã tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy
vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè. Một số thông tin ghi nhận, ông Liệu từng
nói với giáo sư sử học Phan Huy Lê rằng: “Sau này khi đất nước yên ổn, các
anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa”.
Trần Huy Liệu từng nắm chức Bộ trưởng Bộ tuyên
truyền chính phủ Hồ Chí Minh. Những năm sau năm 1945, ông Liệu giữ chức Viện
trưởng Viện Sử học Việt Nam.
Giáo sư Lê cũng đề cập đến chi tiết phi lý
trong chuyện này là: “Cậu bé Lê Văn Tám, sau khi tẩm xăng vào người và tự
châm lửa đốt, vẫn còn khả năng chạy từ ngoài vào kho xăng với quãng đường 50
mét. Tôi đã hỏi một số bác sĩ và họ cho rằng với sức nóng của lửa xăng, một em
bé không thể chạy xa như vậy”.
Vậy mà Đảng cộng sản đưa vào sách “Lịch sử Sài
Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kháng chiến (1945 – 1975)”. Bộ sách “Mùa thu rồi, ngày
hăm ba” của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996, cũng chép chuyện này.
Để tuyên truyền như thật, Đảng cho đặt công
viên, trường học, tượng đài, đường phố mang tên Lê Văn Tám. Kinh hơn, họ cho khắc
tên “liệt sĩ” Lê Văn Tám vào Đền tưởng niệm liệt sĩ ở Bến Dược, Củ Chi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-44.jpg
Hình tượng Lê Văn
Tám trong sách giáo khoa
Không chỉ Lê Văn Tám, ở Việt Nam còn có nhân vật
Võ Thị Sáu. Dù Võ Thị Sáu không bị hư cấu như Lê Văn Tám, nhưng nhân vật này đã
bị thêm vào nhiều câu chuyện không có thật, bị biến thành một tấm gương sáng ngời
về “chủ nghĩa anh hùng cách mạng”.
Võ Thị Sáu (1933-1952), quê xã Phước Thọ, tổng
Phước Hưng Thượng, tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu. Cha là ông Võ Văn Hợi làm nghề đánh xe ngựa thồ. Mẹ là bà Nguyễn Thị
Đậu, buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ. Nhân chứng cùng thời cho biết, bà Sáu
vốn không bình thường từ nhỏ, ngây ngây dại dại, cắm hoa trên đầu đi khắp làng…
Võ Thị Sáu có anh ruột là Võ Văn Me, đi theo
Việt Minh. Lợi dụng kiểu “nửa khùng, nửa điên” của Võ Thị Sáu, Việt Minh đã bày
vẽ và xúi Sáu mang lựu đạn ra giữa chợ ném vào lính Pháp. Quan Pháp lẫn quan Việt
không chết, chỉ có mấy chục dân thường lãnh đạn, chết oan uổng. Võ Thị Sáu bị bắt
giam, bị kết án tử hình và xử bắn tại Côn Đảo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/1-34.jpg
Chân dung Võ Thị
Sáu. Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Để thổi phồng, xây dựng thần tượng, tạo tâm lý
khát máu trong tầng lớp thanh thiếu niên, Đảng đã công nhận Võ Thị Sáu là liệt
sĩ, truy phong Anh hùng lực lượng vũ trang. Họ còn thêu dệt chuyện trước khi chết,
Sáu “cài hoa Lekima lên tóc và hát vang bài ca Lên đàng”. Chưa hết, Đảng còn
cho thêu dệt những câu chuyện hoang đường, về “hồn ma linh thiêng” Võ Thị Sáu tại
nghĩa trang Hàng Dương… để hù doạ những ai không thuận theo tiếng gọi và con đường
của Đảng.
Thật lạ kỳ, một trẻ em khuyết tật não bộ, bị lợi
dụng để làm kẻ khủng bố, giết người máu lạnh, làm chết oan nhiều người dân vô tội…
là hành vi cần lên án, ngược lại, còn được Đảng tôn vinh, ngợi ca “chiến công”
trong thơ ca, nhạc hoạ, đưa vào tài liệu lịch sử, sách giáo khoa dạy cả bậc tiểu
học.
Nực cười, khi mà Hoàng Phủ Ngọc Phan, kẻ cùng
anh trai là Hoàng Phủ Ngọc Tường, là hai trong số những tên đao phủ khát máu, từ
chiến khu trở lại Huế để chỉ huy lực lượng Việt Cộng bắn giết tàn bạo dân Huế
trong cuộc thảm sát kinh hoàng có một không hai tại kinh thành Huế vào Tết Mậu
Thân 1968, lại đăng đàn với một bài khá dài, kiểu “hăm doạ”, trên tuần báo Văn
nghệ thành phố HCM với tựa đề “Không được xúc phạm Liệt nữ Võ Thị Sáu“. Cho đến tuổi gần
đất xa trời, anh em nhà họ Hoàng Phủ vẫn quyết tâm “bưng bô” cho Đảng đến hơi
thở cuối cùng.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-50.jpg
“Đao phủ” Hoàng Phủ
Ngọc Phan
Ngoài các nhân vật kể trên, còn có “anh hùng
Nguyễn Văn Bé”. Bé (1941- 2002) quê ở Châu Thành, Sông Bé; cha là ông Nguyễn
Văn Hụi và mẹ là bà Lê Thị Ba, sống ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường.
Nguyễn Văn Bé theo Việt Cộng năm 1961, thuộc đơn vị 860 V, đơn vị vận tải miền
Trung Nam Bộ, bị bắt ngày 30/5/1966 tại kinh Cả Bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến
Phong.
Thông tin cho biết, Bé bị thương nặng, được
lính Mỹ chữa trị và nhanh chóng quy hàng, phục vụ chính thể VNCH. Sau này Bé định
cư ở Hoa Kỳ và mất ở quê nhà Việt Nam năm 2002.
Ngày Nguyễn Văn Bé mất tích, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam suy diễn Bé ôm mìn tấn công quân địch và anh dũng hy sinh,
họ cấp tốc truy tặng anh danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang” và Huân chương
Quân công Giải phóng hạng Ba cho Nguyễn Văn Bé.
Báo chí miền Nam Việt Nam lẫn báo chí Mỹ (báo
Time số ra ngày 17/3/1967) đều trưng dẫn hàng loạt bằng chứng cho thấy “anh
hùng” Nguyễn Văn Bé đang sống và đã hồi chánh (trở về với chính nghĩa quốc
gia). Thậm chí có cả hình ảnh Nguyễn Văn Bé đang đọc báo Tiền Phong
Báo chí từ Cộng sản Bắc Việt và Trung ương Cục
miền Nam đều phản bác kịch liệt, cho đó là thủ đoạn tuyên truyền của VNCH. Vì vậy
mới có chuyện cười ra nước mắt, Nguyễn Văn Bé đọc bài báo viết về Nguyễn Văn Bé
anh dũng hy sinh, đăng trên báo Tiền Phong, số ra ngày 17/12/1966.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-51-696x774.jpg
Nguyễn Văn Bé xem
báo đăng mình “anh dũng hy sinh”
Giống như Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, tấm gương của
“anh hùng” Nguyễn Văn Bé được đưa vào sách giáo khoa, vào lịch sử, tên Nguyễn
Văn Bé được đặt tên đường, tên trường học và các liên chi đội trên khắp Việt
Nam.
Mãi đến năm 1996, một số cựu chiến binh là đồng
đội của Nguyễn Văn Bé năm xưa theo Việt Cộng, đã nhìn thấy Việt kiều Nguyễn Văn
Bé “bằng xương bằng thịt” trở về quê nhà, nên đã mạnh dạn gửi thư cho Bộ Tư lệnh
Quân khu 7, chỉ ra “Đảng ta” đã sai lầm ngớ ngẩn, không nên làm ngơ, tiếp tục
tôn vinh một người đã “chiêu hồi quốc gia” năm ấy nữa.
Đảng xấu hổ, chỉ đạo chính quyền âm thầm tháo
biển, thay đổi tên đường, loại cái tên Nguyễn Văn Bé ra khỏi sử sách. Tuy
nhiên, đến nay một số nơi vẫn chưa biết, vẫn duy trì tên trường học, chi đội
Nguyễn Văn Bé.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/1-35-696x1227.jpg
Tiểu sử Nguyễn Văn
Bé khắc trên bia đá tại Trường THCS Nguyễn Văn Bé ở Krongpak, Dak Lak
Còn nhiều lắm những câu chuyện hoang đường
nhưng “hiện thực” như thế được Đảng cộng sản dựng lên theo từng thời điểm, phục
vụ cho nục đích, mưu mô chính trị.
Dối trá và lừa bịp, tráo trở và mê hoặc là
ngón nghề của tuyên giáo Cộng sản. Họ muốn tẩy não, nhồi sọ cả trẻ em, học sinh
và thế hệ trẻ. Dân chúng Việt Nam cứ phải lầm lũi cúi đầu đi theo Đảng, cấm cãi
nếu không muốn nếm dùi cui, súng đạn và ngục tù. Đảng luôn đúng, không sai và không
bao giờ nhận lỗi.
Kẻ chịu trách nhiệm sẽ là “một bộ phận đảng
viên”, là “các thế lực thù địch”, là thiên tai, dịch bệnh. Nhờ vậy mà Đảng tồn
tại và đang dẫn dắt trăm triệu dân Việt tiếp tục đi tìm… thiên đường XHCN như họ
vẫn rêu rao suốt gần một thế kỷ qua.
No comments:
Post a Comment