Sunday, 8 August 2021

BA NÚT THẮT TIẾN HÓA KÌM HÃM SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI và XÃ HỘI VIỆT NAM (Trần Kế Dũng)

 


Ba nút thắt tiến hóa kìm hãm sự phát triển con người và xã hội Việt Nam

Trần Kế Dũng

07/08/2021

https://baotiengdan.com/2021/08/07/ba-nut-that-tien-hoa-kim-ham-su-phat-trien-con-nguoi-va-xa-hoi-viet-nam/

 

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, đất nước đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận về kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên nhìn kỹ vào những thành tựu này nó dựa trên hai yếu tố cơ bản. Thứ nhất là chính sách cởi trói, tức là tháo gỡ những vướng mắc đã được dựng lên trước đó để hòa nhập chung với điều kiện và tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai là do điều kiện thuận lợi của thế giới đem lại, như vốn tư bản, công nghệ và thị trường.

 

Tuy nhiên những thuận lợi ấy mặc dù vẫn còn đang tiếp tục diễn ra nhưng không có gì bảo đảm rằng chúng sẽ tồn tại lâu dài trong tình hình thế giới biến động liên tục như hiện nay. Hơn nữa, khi đã vượt qua ranh giới của những nước nghèo tức nhân công giá rẻ thì nó sẽ trở thành một vấn đề hoàn toàn khác, Việt Nam phải chuyển từ sự phát triển dựa vào các lợi thế từ bên ngoài mang lại sang sự phát triển dựa trên nội lực của chính mình. Phải làm sao? Đây là một vấn đề khó mang bản chất của sự tiến hóa, không phải là sự may mắn đã từng xảy ra nữa.

 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ bàn đến những vấn đề còn vướng mắc, còn tồn đọng trong lòng Việt Nam, tháo gỡ những vướng mắc này để chuẩn bị cho giai đoạn kế tiếp mang tính sống còn, quyết định hội nhập vào dòng chảy tiến hóa chung của thế giới.

Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể các nút thắt này, chúng ta tìm hiểu qua về ba bước tiến hóa của vật chất và năng lượng, một bức tranh tổng quát về những gì đang hiện hữu quanh chúng ta. Với những thành tựu của khoa học vật lý thiên văn, kể từ khi có big bang tới nay, vật chất đã được hình thành tồn tại và phát triển ở ba dạng hình thức cơ bản, đó là vật chất tự nhiên, vật chất sinh học và cuối cùng là vật chất nhân tạo. Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn vào từng giai đoạn của các nhóm vật chất ấy chúng ta nhận thấy chúng cũng được hình thành, tồn tại và phát triển thành ba nhóm và ba giai đoạn khác nhau.

 

Đối với vật chất tự nhiên, sau các vụ nổ vật chất được sinh ra ở các dạng khác nhau đến thế hệ thứ ba, tức hệ mặt trời được sinh ra cách đây khoảng năm tỉ năm, trong đó có trái đất của chúng ta với một dãy các nguyên tố hóa học, đã được tìm thấy từ vật chất nhẹ như hydro, heli đến các vật chất nặng trong nhóm các chất đồng vị phóng xạ.

 

Nhóm thứ hai là vật chất sinh học, được sinh ra sau đó khoảng bốn tỉ năm trước cho đến nay chúng cũng hình thành và tồn tại thành ba nhóm chính đó là thực vật, động vật ăn cỏ và cuối cùng là động vật ăn thịt.

 

Nhóm thứ ba là vật chất nhân tạo, chúng là những sản phẩm do con người tạo ra, dựa trên hai yếu tố căn bản là sức lao động và trí tuệ của con người. Chúng được hình thành và tồn tại và phát triển ba giai đoạn và ba hình thức khác nhau là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cơ khí hóa cuối cùng là tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Như vậy, tới đây chúng ta thấy được vật chất đã được sinh ra, tồn tại và phát triển thành chín nấc ba giai đoạn khác biệt nhau.

 

Khi chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu toàn bộ hệ thống này cùng với những điều kiện cần và đủ, tương tác qua lại với nhau như thế nào, bản chất của mối quan hệ ấy là gì? Mối quan hệ giữa chất, lượng và cơ chế cấu trúc của vật chất trong mỗi giai đoạn tiến hóa là gì? v.v… tìm ra những câu trả lời để ứng dụng cho quá trình phát triển.

 

Khám phá tất cả những gì liên quan tới chín bước phát triển ấy nhằm kiểm soát chúng nhưng đồng thời chính những nguyên tắc và quy luật đó tác động ngược trở lại cuộc sống của con người, khiến cuộc sống và quyết định của con người đòi hỏi ngày càng cao và chính xác hơn. Sau đây chúng ta tìm hiểu một đoạn từ bốn tới sáu trong chuỗi chín bước đã nêu trên, tức là nhóm vật chất sinh học. Vì chúng là những hình đồng dạng phối cảnh của nhóm vật chất nhân tạo mà chúng ta muốn tìm hiểu và khám phá.

 

Đại diện cho ba nhóm trong khối vật chất sinh học, chúng ta đi tìm hiểu mối quan hệ giữa cỏ, bò, sư tử trong hệ cân bằng sinh thái và chuỗi thức ăn. Dựa trên những thành tựu của nghiên cứu khoa học, chúng ta có ngay được những kết luận sau:

 

Tất cả sinh vật đều kết nối với nhau thành một vòng tròn khép kín (chuỗi thức ăn).

Đầu vào của nhóm này cân bằng với đầu ra của nhóm kia (hệ cân bằng sinh thái)

Số lượng chủng loại tham gia vào vòng tròn sinh học này càng nhiều, thì tốc độ quay của vòng tròn ấy tăng lên.

 

Một nhóm hay một chủng loại trong vòng tròn ấy mất đi thì vòng tròn sinh thái ấy bị đổ vỡ, ví dụ nếu cỏ mất đi thì bò và sư tử mất theo, hoặc ngược lại, nếu sư tử mất đi thì bò cũng đứng trước nguy cơ bị hũy diệt vì sinh sản quá nhiều, làm cạn kiệt nguồn thức ăn và lây lan dịch bệnh.

 

Càng phát triển lên cao thì không gian sinh tồn càng mở rộng và xếp chồng thành các tầng lớp khác nhau.

 

Mỗi sự thay đổi về số lượng, chủng loại, tới điểm giới hạn sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, song song với nó là sự thay đổi về cơ chế và cấu trúc. Ví dụ, nếu chỉ có một diện tích đồng cỏ ở mức độ giới hạn thì không còn tồn tại bò ở đó, chỉ khi diện tích đủ lớn để cung cấp thực phẩm cho một “gia đình” bò, thì chúng mới xuất hiện, tương tự như vậy số lượng bò được sinh ra đủ cung cấp cho một gia đình sư tử mà không ảnh hưởng tới sự tồn tại của chúng. Qua đó, chúng ta thấy mỗi bước tiến hóa là một sự thay đổi đồng thời của cơ chế cấu trúc cơ thể trong thế giới vật chất sinh học…

 

Quy luật phát triển của vật chất tự nhiên, vật chất sinh học và vật chất nhân tạo chúng là những hình đồng dạng phối cảnh, những nguyên tắc và quy luật được tái thể hiện trong xã hội loài người như thế nào?

 

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu nhưng có một điểm khác biệt lớn nhất để phân biệt chúng với nhau là cả ba lĩnh vực chất, lượng và cơ chế của vật chất tự nhiên và vật chất sinh học là do tự nhiên sinh ra, do tự nhiên kiểm soát và điều tiết chúng. Còn đối với vật chất nhân tạo thì cả ba lĩnh vực chất, lượng và cơ chế cấu trúc của chúng hoàn toàn do con người tìm ra, tạo dựng và kiểm soát chúng thoát khỏi sự kiểm soát của con người, chúng có xu hướng trở lại trạng thái mà chúng đã sinh ra.

 

Câu hỏi ở đây được đặt ra là, con người đã làm gì và làm như thế nào để kiến tạo và kiểm soát ba hệ thống chất, lượng và cơ chế cấu trúc của khối vật chất nhân tạo từ khi nó hình thành và phát triển đến như ngày hôm nay? Chúng ta sẽ xem xét cụ thể trường hợp Việt Nam trong ba điểm chính mà ở phần đầu chúng ta đã đề cập tới là ba nút thắt trong hàng loạt một dãy các điểm cần quan tâm xây dựng sửa đổi và tháo gỡ.

 

Nút thắt thứ nhất: Giá trị và hệ thống giá trị xã hội

 

Chúng ta xem xét ví dụ sau:

 

Một người dệt vải thủ công một ngày dệt được 1m vải, trị giá khi bán ra là $20. Anh ta sáng chế ra một chiếc máy dệt với tổng chi phí gồm lao động, nguyên vật liệu là $5000. Sau một năm sử dụng, trừ tất cả tiền công lao động, khấu hao máy, nguyên nhiên liệu … còn dư ra là $10.000 (lãi). Như vậy là tiền công lao động thủ công là $20 x 250 ngày = $5000, nay chuyển qua dùng máy thành $5000 +$10.000 = $15.000 hay $15.000 ÷ 250 ngày = $60/ngày

 

Anh ta chuyển sang sản xuất máy để bán nhưng không bán với giá sản xuất là $5000 vì không có lời. Nhưng anh ta không thể bán với giá $15.000 (giá sản xuất + tiền lời) vì người mua máy về sử dụng không sinh ra lời.

 

Sau khi thương lượng họ quyết định chia đôi số tiền lời ấy và máy được bán với giá $5000 (giá sản xuất) + ($10.000 ÷ 2) = $10.000

 

Người mua máy về lập xưởng sản xuất và thuê mướn lao động. Tuy nhiên anh ta không thể kiếm được người làm nếu trả với mức lương $20/ ngày, bằng với giá lao động thủ công và anh ta cũng không thể trả với mức lương $40/ngày vì không có lời.

 

Tương tự như trên, hai bên thỏa thuận chia đôi số tiền lời và giá lương mới là $30/ngày, hai bên cùng có lời.

 

Qua ví dụ trên cho thấy rằng mọi hàng hoá đều chứa đựng trong nó ba hệ thống giá trị gồm giá sản xuất, giá trao đổi và giá trị sử dụng.

 

Qua ví dụ trên chúng ta rút ra được những kết luận mang tính nguyên tắc và qui luật từ quá trình đó sinh ra.

 

– Bản chất của giá trị là lợi ích vì khi các chủ thể đem trao đổi các lợi ích đó với nhau từ đó sinh ra giá trị trao đổi. Khi giá trị sản xuất bằng với giá trị sử dụng thì giá trị sản xuất, giá trị trao đổi và giá trị sử dụng bằng nhau.

 

Nhưng khi giá trị sử dụng tăng lên, chúng tách ra thành ba hệ thống giá trị khác biệt và giá trị trao đổi trở thành điểm cân bằng giữa các chủ thể kinh tế, giữa các khu vực kinh tế tạo ra hệ cân bằng xã hội.

 

Những giá trị này chúng không bằng nhau mà đầu vào của nhóm này bằng với đầu ra của nhóm kia (tương tự như trong thế giới vật chất sinh học).

 

– Nếu với năng suất lao động ban đầu của người thợ dệt vải chỉ đủ để trang trải cuộc sống thì anh ta không thể có tài chính để phục vụ cho việc chế tạo máy dệt vải (sống trong thời gian làm việc, mua nguyên nhiên liệu…) và khi anh ta bán chiếc máy dệt đó khả năng tích lũy tài chính tăng lên, thuận lợi cho quá trình kế tiếp, do đó từ sự xuất hiện của hệ thống giá trị trao đổi năng lực tích lũy vốn xã hội tăng lên theo, đẩy nhanh quá trình tiến hóa xã hội.

 

– Nhờ khoa học và kỹ thuật mà giá trị sử dụng tăng lên, sinh ra tích lũy xã hội nhưng đồng thời hình thành một hệ thống giá trị mới, giá trị khoa học kỹ thuật. Đây là điều kiện cho sự đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật trong xã hội và mang tính xã hội một cách phổ quát.

 

– Như mọi người điều biết, quá trình tiến hoá của nhận thức và tư duy con người nó đồng thời cho ra đời các hệ số đo lường, vật chuẩn… Với sự ra đời của giá trị trao đổi nó trở thành một hệ thống giá trị vật chuẩn để con người lấy làm căn cứ xác định các giá trị khác như cũ, mới, tốt, xấu, đắt, rẻ…

 

Nhờ vào đó mà các chủ thể xã hội tự điều chỉnh sự phát triển cho phù hợp. Không có hệ thống giá trị chuẩn này, con người làm việc mà không biết mình đang làm gì cho xã hội, toàn bộ xã hội chuyển qua trạng thái vô định và hoang tưởng.

 

– Tương tự như đường thái cực hay đường kinh lạc trong đông y. Nếu chúng ta nối các hệ thống giá trị trao đổi lại với nhau, chúng hình thành lên một hệ thống tương tự như kinh mạch trong cơ thể người. Nó trở thành một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc quản lý điều hành kinh tế và cân bằng xã hội. Các nước phát triển hiện nay chủ yếu quản lý và điều tiết xã hội thông qua hệ thống này.

 

– Nhờ có tự do trao đổi mà xã hội hình thành nên một nền văn hoá mới – văn hoá giao tiếp ….

 

Kết luận:

Quy luật tiến hóa và phát triển của vật chất quyết định sự phân công, cấu trúc và tư duy xã hội của con người trong đó có hệ thống giá trị. Việc áp dụng công thức tính giá trị sức lao động bằng thời gian lao động cần thiết như của Marx viết trong tư bản luận, đã phá hủy nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và giá trị đẩy hệ thống kinh tế kế hoạch vào tình trạng bất công, tê liệt và đi đến tới chỗ phá sản.

 

Qua ví dụ ở trên cho thấy, quá trình tiến hóa của sản xuất hàng hoá dẫn đến sự phân công và phân cấp xã hội. Nó là quy luật vật chất khách quan, độc lập với ý thức chủ quan của con người. Nói cách khác, xoá bỏ sự phân công và phân cấp thì cũng đồng thời chối bỏ đi sự tiến hóa. Đây là một thực tế đã từng xảy ra.

 

Và tất nhiên nếu không có tự do trao đổi thì những điều trình bày ở trên sẽ biến mất và ngược lại, khi và chỉ khi có trao đổi, khi người ta có sở hữu vì không ai có thể đem đi trao đổi cái không phải của mình. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

 

 

Nút thắt thứ hai: Sở hữu

 

Cách mạng dân chủ tư sản xác lập quyền sở hữu cho mọi chủ thể, mở ra một kỷ nguyên mới cho sự bắt đầu một thế giới tự do, bình đẳng và công bằng, nó đã xóa bỏ quan hệ từ hình thức cưỡng chế, cướp đoạt, nên một hình thức cao hơn là trao đổi lợi ích.

 

Như chúng ta biết, mọi vật chất đều chiếm giữ một khoảng không gian cho riêng nó. Với vật chất sinh học, chúng phải thực hiện việc trao đổi chất với thế giới chung quanh. Phần mở rộng này thuộc không gian sinh tồn của sinh thể ấy. Nhưng càng phát triển lên cao thì không gian ấy càng mở rộng này, xảy ra sự va đập, cọ sát hay chồng lấn lên nhau, dẫn đến nguy cơ xung đột.

 

Quyền được sống và quyền được phát triển của con người dẫn đến nhu cầu cần thiết phải thiết lập đường biên giới, giới hạn và cách thức quan hệ trao đổi cho mọi chủ thể để cùng tồn tại và phát triển quyền sở hữu ra đời, để đáp ứng cho những nhu cầu đó.

 

Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là cái gì đã tạo ra? Nội dung bên trong của sở hữu trước khi nó trở thành quyền và luật? Hay sở hữu là gì?

 

Tất nhiên ai cũng biết sở hữu có nguồn gốc từ lao động của mỗi cá nhân tạo nên, nó bao gồm ba nội dung chính:

 

Thứ nhất là do năng lực lao động. Thứ hai là do lợi ích của sản phẩm từ lao động đem lại. Thứ ba là cảm xúc, cảm giác… (các phản ứng và hiện tượng sinh hoá) sinh ra trong quá trình lao động mang nội dung văn hoá hay nói cách khác, nếu không có ba yếu tố trên thì sở hữu không hình thành, hoặc đã có, cũng sẽ tự tiêu hoá đi, hoặc bị chuyển quyền, chuyển đổi sang chủ sở hữu khác.

 

Nhưng vấn đề quan trọng khác là cái gì xảy ra khi thực hiện quá trình trao đổi sở hữu (mua bán hàng hoá) trong các mối quan hệ xã hội mà trong đó có đồng tiền làm vật trung gian cho quá trình trao đổi ấy, tức là các vật thể trong đó bao gồm năng lực, lợi ích, văn hóa được trao đổi với nhau giữa người này với người khác.

 

Năng lực sinh ra trách nhiệm. Lợi ích sinh ra quyền hạn và cuối cùng là sự trao đổi văn hoá song song với hiện tượng đó là ý thức trách nhiệm, ý thức về quyền hạn và ý thức văn hóa được hình thành và phát triển ngày càng cao trong các chủ thể xã hội khi tham gia vào quá trình trao đổi ấy. Nó tạo ra một trật tự tự nhiên trong xã hội dựa trên sự tồn tại và phát triển của hệ thống ý thức này. Đây là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong sự phát triển và đánh giá mức độ tiến hóa của xã hội. Dựa trên hai thành phần gồm:

 

1- Trách nhiệm, quyền hạn và văn hoá sinh ra từ trong quan hệ trao đổi.

2- Hệ thống ý thức đó hình thành tồn tại phát triển theo thời gian trong tư duy và nhận thức con người.

 

Cả hai yếu tố đó là nền móng cho sự tồn tại của luật pháp và đạo đức xã hội. Không có quá trình từ sở hữu đến trao đổi và hệ thống ý thức, lập tức xã hội bị chuyển qua tình trạng rối loạn, luật pháp và đạo đức từ từ bị băng hoại toàn bộ, hệ thống giá trị bị đảo lộn nghiêm trọng… Đây là tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay.

 

Đối với vấn đề đạo đức, câu hỏi đặt ra là: Đạo đức từ đâu mà ra? Nó sinh ra để làm gì?

Khi ý thức trách nhiệm và quyền hạn đối diện với ba hệ thống giá trị là hệ thống giá trị bản thân, hệ thống giá trị gia đình và hệ thống giá trị xã hội mà trong quá trình chuyển động và phát triển chúng nảy sinh những mâu thuẫn. Giải quyết những mâu thuẫn phát sinh này là vấn đề mà chúng ta gọi là đạo đức.

 

Đạo đức và trật tự tự nhiên của xã hội tỉ lệ thuận với sở hữu và tự do trao đổi. Để duy trì một xã hội không có sở hữu và tự do trao đổi là chủ nghĩa lãnh tụ sùng bái cá nhân, tuyên truyền và cảnh sát trị.

 

Song song với việc tước đoạt quyền sở hữu và tự do trao đổi là ý thức con người trong xã hội trở về từ thời kỳ hoang dã và man rợ. Con người bị tước đoạt mất quyền tự chủ của mình về hành vi đạo đức

 

Nút thắt thứ ba: Nhà nước và cơ chế xã hội

 

Mối quan hệ giữa chất, lượng và cơ chế

Như chúng ta đều biết, trong quá trình tiến hoá của vật chất từ vật chất tự nhiên đến vật chất sinh học và vật chất nhân tạo thì quá trình thay đổi về chất, dẫn đến sự thay đổi về lượng và cơ chế cấu trúc của vật chất cả ba yếu tố đó diễn ra đồng thời, tác động qua lại, ảnh hưởng với nhau, ví dụ nguyên tố vật chất tự nhiên như carbon với những cấu trúc khác nhau có thể trở thành siêu cứng, siêu nhẹ, siêu dẫn… và trong phản ứng nhiệt hạch hay phóng xạ sau khi giải phóng năng lượng cấu trúc của nó thay đổi để trở thành một chất khác.

 

Vất chất sinh học cũng vậy, mỗi bước tiến hoá là một quá trình thay đổi đồng bộ chất lượng và cơ chế cấu trúc của vật chất. (Cấu tạo cơ thể sinh vật).

 

Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng, đối với vật chất tự nhiên và vật chất sinh học thì cả ba lĩnh vực chất, lượng và cơ chế, cấu trúc của vật chất là do tự nhiên sinh ra và do tự nhiên kiểm soát chúng.

 

Đối với vật chất nhân tạo thì toàn bộ chất, lượng và cơ chế cấu trúc của nó là do con người tạo ra và kiểm soát chúng, hay nói ngược lại là, khi thoát khỏi sự kiểm soát của con người trên cả ba lĩnh vực chất, lượng, cơ chế cấu trúc, thì khối vật chất nhân tạo ấy có xu hướng trở về điểm nó bắt đầu.

 

Qua mỗi giai đoạn phát triển của vật chất nhân tạo, tương đương với chất và lượng thì có một hình thức cơ chế, cấu trúc xã hội tương ứng. Mỗi cơ chế và cấu trúc xã hội lại tương ứng với một hình nhà nước và thể chế chính trị cho chính bản thân nó. Xã hội loài người trải qua ba hình thức và giai đoạn phát triển, từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến và dân chủ tư sản.

 

Cơ chế xã hội trong chế độ chiếm hữu nô lệ là một chiều từ trên xuống.

 

Chế độ quân chủ lập hiến dùng luật pháp và quan lại làm trung gian điều tiết xã hội. Vậy cơ chế của xã hội dân chủ là gì? Và đối tượng điều tiết của nó là gì?

 

Cơ chế xã hội tự do và dân chủ được hình thành khi Christopher Columbus tìm ra châu Mỹ. Những di dân đầu tiên từ châu Âu đến khai thác vùng đất mới khi ở đó chưa có nhà nước và luật pháp (vô chính phủ). Mọi người tự tổ chức cuộc sống của mình và quan hệ trao đổi trực tiếp với nhau không qua bất kỳ trung gian nào. Họ tự đặt ra luật lệ cho chính họ và hình thành lên một lối sống tự do.

 

Một cơ chế xã hội mới được hình thành: Đa phương hai chiều trực tiếp giữa các chủ thể xã hội. Tức là kinh tế thị trường tự do, người bán quan hệ trực tiếp với người mua, giáo viên với học sinh, nhà văn với bạn đọc, bác sĩ với bệnh nhân, toà án với công lý, nghị sĩ với cử tri, nhà nước với quyền lợi quốc gia …

 

Chính cái cơ chế xã hội mới này tạo ra văn hóa và lối sống Mỹ và nó ngày càng mâu thuẫn với nhà nước cai trị. Quân chủ lập hiến từ mẫu quốc áp đặt lên nó. Sự va chạm giữa hai cơ chế xã hội dẫn đến cuộc cách mạng giành độc lập của nước Mỹ mà trong bản tuyên ngôn độc lập, phần nguyên nhân đã liệt kê đầy đủ những mâu thuẫn đó. (Trích tuyên ngôn độc lập Mỹ, phần lý do mở đầu).

 

Sự ra đời của nước Mỹ đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho văn minh nhân loại, nó nhanh chóng lan tỏa ra toàn thế giới và duy trì sự phát triển vượt suốt mấy thế kỷ qua.

 

Như chúng ta đã đề cập tới mối quan hệ giữa chất, lượng và cơ chế cấu trúc xã hội vậy sau khi cơ chế và cấu trúc xã hội mới được xác lập thì nó ảnh hưởng tới chất và lượng như thế nào? Chúng ta đi tìm hiểu vài nét cơ bản mà nó sinh ra từ cơ chế xã hội này.

Tổng các mối giao tiếp xã hội tăng lên một cách đột biến, từ đó đẩy cung và cầu tăng theo tỉ lệ thuận. Chi phí hành chính và quản trị xã hội giảm vì từ quản lý con người chuyển qua hình thức mới là quản lý kiểm soát, điều tiết hệ thống giá trị. Con người được giải phóng và hình thành xã hội công dân. Công cụ của nhà nước là pháp luật, đối tượng là giá trị, phương tiện là tài chính và nguồn lực là thuế. Từ nhà nước cai trị chuyển thành nhà nước dịch vụ công việc của nhà nước là bảo vệ luật pháp và cân bằng giá trị và hệ thống môi trường xã hội.

 

Từ nguyên tắc của cơ chế xã hội mới đa phương hai chiều trực tiếp giữa các chủ thể xã hội dẫn đến sự phân công và chuyên môn hóa xã hội lên một bước cao hơn. Như chúng ta biết, ba trụ cột chính của một xã hội hiện đại và là ba lĩnh vực phát triển, tác động tương hổ cho nhau của chất, lượng và cơ chế cấu trúc là ba lĩnh vực khoa học, kinh tế, và chính trị. Đối với con người là ba đội ngũ trí thức khoa học gia, doanh nhân và chính trị gia chuyên nghiệp.

 

Ngoài lý do chuyên môn hóa thì ba lĩnh vực này chúng tạo ra ba hệ thống giá trị khác biệt. Nếu không có sự tách biệt chúng lập tức bị rối loạn, biến dạng và suy thoái như bằng giả, tham nhũng hay độc quyền… xã hội sẽ xuất hiện một tầng lớp không tạo ra lợi ích nhưng lại được thụ hưởng giá trị cao, khoảng cách giàu, nghèo tăng lên, đạo đức và luật pháp rối loạn. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra đối với các chủ thể trong bộ máy nhà nước giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp.

 

Một nguyên tắc bắt buộc của sự phát triển là phải tự lập về mặt nhận thức và lý luận.

Năng lực tạo ra sự phát triển nhưng mức độ phát triển năng lực lại là giới hạn cho sự phát triển. Trong bài viết này chúng tôi chỉ giới hạn trong phạm vi nhận thức để giới thiệu về những gì mà những nước thành công đã tìm ra và áp dụng cho con đường phát triển của chính họ. Với ba hình thức và phương pháp chia sẻ tài nguyên là chia đều (mức lương tối thiểu, quỹ bảo hiểm, an sinh xã hội…) chia công bằng (theo lợi ích kinh tế). Chia cân bằng (chính phủ dùng luật và thuế để điều tiết và cân đối các khu kinh tế). Kết quả của kinh tế thị trường là phổ cập hóa hệ thống môi trường xã hội như môi trường giáo dục, môi trường y tế, môi trường lao động, môi trường luật pháp, môi trường tiền vốn, môi trường khoa học, môi trường kinh doanh… nó là hình đồng dạng bối cảnh của môi trường tự nhiên của thế giới vật chất sinh học.

 

Nói theo cách nghĩ của Einstein, tất cả phải được đặt trong một hệ phương trình duy nhất thì chúng tôi cho rằng, quy luật tiến hóa sẽ không có hai cách giải và chỉ có một, duy nhất một, trừ khi con người thay đổi được các hằng số tự nhiên.

 

Các nước Đông Á như Nhật, Singapore, Hàn… đã nhìn thấy những yếu điểm của chính họ từ di sản của xã hội phong kiến và lợi ích của mô hình phát triển từ những nước đi trước và con đường quá dài để đuổi kịp mức độ và mặt bằng phát triển chung, bởi sự trì trệ trong tư tưởng và văn hoá đông phương, nên họ dùng chính sách ép buộc, tức dùng độc tài để áp đặt một thể chế dân chủ và họ đã thành công, còn Việt Nam?

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats