Hôm nay là ngày xảy ra vụ
án Ôn Như Hầu, cũng là một ngày kỷ niệm lớn của ngành Công an nói chung và an
ninh nói riêng, đánh dấu lần đầu tiên lập công đập tan âm mưu đảo chính của Quốc
dân đảng (QDĐ).
Chi tiết về vụ án mọi người
dễ dàng Google trên mạng, sẽ thấy vài chục link ca ngợi chiến công này. Mình cũng đã viết một stt hôm trước theo góc
nhìn tự bào chữa của một đảng viên QDĐ là ông Hoàng Văn Đào.
Mình đính kèm link phân tích “giá trị lịch sử” của “chiến công” đầu tiên
này. Bài viết của một đại tá, Tiến sỹ, Cục phó Cục An ninh chính trị. Với
vị trí như vậy, nhưng vị đại tá an ninh lại cho thấy khả năng yếu kém cả về
logic (là kỹ năng cơ bản của Công an) và kiến thức lịch sử rất tệ. Đây mình
không nói đến sử lộn lề mà là sử chính thống, sử đảng ý.
Vị đại tá cho rằng lúc đó
QDĐ cấu kết với người Pháp để lật đổ chính quyền VNDCCH do Việt Minh và những
người thân Việt Minh chiếm đa số. Nếu rành sử đảng thì chúng ta sẽ biết rằng
lúc đó QDĐ có kế hoạch đảo chính bằng cách ném lựu đạn vào đoàn quân Pháp diễu
binh nhân ngày 14/7 (quốc khánh Pháp) ở HN, để Pháp lấy cớ tấn công Việt Minh
và chính quyền VNDCCH. QDĐ nhân cơ hội đó sẽ đảo chính.
Bằng các biện pháp nghiệp
vụ, ta hiểu rằng đó chỉ là cách ném đá giấu tay, tạo cớ cho Pháp tấn công Việt
Minh. Nó cũng giống hệt như việc An ninh bây giờ cài người vào đoàn biểu tình,
gây bạo động, để công an có cớ để đàn áp biểu tình, bắt bớ phản động. Ai có
nghiệp vụ công an chả biết bài đó.
Nhưng ở thời điểm đó, ai
hiểu lịch sử cũng biết rằng phe thân Tàu Tưởng (Việt Quốc, Việt Cách) lại là
phe chống Pháp kịch liệt, không ủng hộ Hiệp định Sơ bộ (hòa hoãn với Pháp). Ngược
lại, chính người Pháp lại cũng rất muốn dẹp phe thân Tàu để loại bỏ mối liên hệ
giữa Tàu Tưởng, xóa bỏ sự ảnh hưởng của TQ với VN, giành lại quyền cai trị tuyệt
đối ở VN.
Vì sự mâu thuẫn rất hợp
logic đó, nên phe thân Tàu chống Pháp kịch liệt và ngược lại. Nhưng trong bài
báo này, đại tá Tám lại cho rằng QDĐ cấu kết với Pháp để đảo chính! QDĐ là tay
sai của Pháp! Với phân tích trên, dù QDĐ có nhân cơ hội đảo chính được Việt
Minh thì Pháp cũng chả ngu gì để QDĐ nắm chính quyền, tức là đảo chính vô ích.
Chính họ sẽ dẹp tan vụ đảo chính để lập nên một chính phủ thân Pháp ngay. Và nếu
người Pháp muốn làm điều đó thì chả khó khăn gì, họ cứ việc tấn công VM như đã
làm thành công tại Nam Kỳ. Việt Minh lúc đó làm gì có lực mà chống Pháp. Nhưng
họ không làm thế, họ vẫn muốn đàm phán.
Cũng trong bài báo, đại
tá Tám còn viết là khi tấn công số 7 – Ôn Như Hầu, công an Việt Minh còn bắt được
kế hoạch bắt cóc, ám sát người Pháp! Sao hai thằng cấu kết với nhau mà chơi khổ
nhục kế như vậy? Đem cả mạng người Pháp ra để thí sao?! Tức là ngay nội dung
bài báo đã tự mâu thuẫn. Nó thể hiện tác giả yếu về chuyên môn và lịch sử.
Nếu nghiên cứu kỹ sử một
cách khách quan, đa chiều, ta có thể thấy rằng CÓ THỂ QDĐ có kế hoạch đảo chính
bằng cách ném đá giấu tay này thật. Nhưng họ không cấu kết, đồng lõa với người
Pháp, do sự mâu thuẫn không thể thỏa hiệp đã phân tích bên trên.
Ngược lại, nhiều tư liệu cho thấy rằng chính người Pháp lại ngầm ủng hộ
VM tiêu diệt phe thân Tàu, vì cả hai bên đều muốn như vậy (Hai bên có cùng mục
đích thì sẽ hợp tác với nhau, ít nhất là ngắn hạn). Rõ ràng lúc đó cả hai bên đều không có ý định
tiêu diệt lẫn nhau, họ vẫn muốn đàm phán và đang đàm phán. Xin lưu ý là chiều
7/3/1946, ở HN đã xảy ra cuộc biểu tình phản đối Việt Minh “bán nước” cho Pháp
nhân việc hai bên ký Hiệp định Sơ bộ (ngày 6/3), phe thân Tàu đứng sau cuộc biểu
tình này. Các ông Hồ, Giáp, Khanh (những người tham gia ký Hiệp định) phải đứng
ra phân trần trước nhân dân.
Quay lại vụ án, đến bây
giờ nó vẫn là một nghi án. Bởi vì Công an Việt Minh ngang nhiên đến bắt bớ tại
số 7 – Ôn Như Hầu chỉ dựa vào một số lời khai, có người tố cáo QDĐ có âm mưu đảo
chính. Dĩ nhiên việc này chả tuân theo một quy trình bắt bớ tố tụng tối thiểu
nào. Ngang nhiên bắt rồi bỏ tù, rồi thủ tiêu ông Phan Kích Nam, tư lệnh đệ thất
quân khu của QDĐ và các đồng chí của mình, dù ông Nam đang là đại biểu Quốc hội
VNDCCH, có quyền bất khả xâm phạm. Sau khi bắt bớ xong xuôi, Việt Minh mới
trưng ra các bằng chứng “phạm tội” của họ. Tức là bắt trước rồi lấy bằng chứng
sau! Chuẩn bài công an xã nghĩa.
Hơn nữa, không có một
phiên tòa nào được tổ chức để các nghi phạm có quyền bào chữa. Phía Việt Minh
chỉ dùng các bằng chứng (có thể do họ ngụy tạo) để tuyên truyền bôi nhọ QDĐ,
coi như đó là phiên tòa!
Trong khi đó, chúng ta có
thể so sánh vụ Ôn Như Hầu với một vụ án khác, cũng QDĐ là bị can, đó là vụ án bạo
động lật đổ tại Yên Bái, xảy ra 16 năm trước.
Nếu xét thuần túy về pháp
lý, thì các chiến sỹ QDĐ là phạm tội quả tang, dùng bạo lực tấn công lính Pháp,
rành rành là vi phạm pháp luật đương thời, ai cũng thấy ngay. Nhưng Pháp vẫn tổ
chức phiên tòa đề hình để xét xử các đảng viên QDĐ theo đúng quy định của pháp
luật lúc đó. Vẫn có các luật sư (người Pháp) bào chữa cho các chiến sỹ cách mạng.
Trong toàn bộ vụ án, có nhiều án tử hình, nhưng cũng có nhiều người được giảm
án còn chung thân. Về cơ bản, quy trình tố tụng được tôn trọng. Một số người hợp
tác với cơ quan điều tra thì được giảm án. Mình đính kèm vài trang sách mô tả Hội
đồng đề hình xét xử các đảng viên QDĐ để mọi người có thể hình dung.
Công bằng mà nói, vụ án
Ôn Như Hầu cho dù có thể thành công về việc triệt hạ “bọn phản cách mạng”,
nhưng đây lại là một vết nhơ về quy trình bắt giữ, tố tụng của ngành công an và
tư pháp non trẻ, bản chất là dùng luật rừng, không hề kế thừa được tý gì hình
luật của chế độ cũ vốn đã rất văn minh.
Vì vậy, ngành công an có
thể coi đây là chiến công đầu đi nữa, thì xin đừng coi đó là một tấm gương sáng
chói của ngành, hãy ngừng tuyên truyền thủ dâm về nó cũng như cần ngừng tuyên
truyền về những vụ khủng bố như vụ ám sát GS Nguyễn Văn Bông, một trí thức nổi
tiếng của VNCH.
Chừng nào ngành coong an
còn tự sướng về những vết nhơ thì lớp con cháu sau này sẽ càng tiếp tục có thêm
những vết nhơ khác, vi phạm các chuẩn mực phổ quát của thế giới về tố tụng, tư
pháp, như vụ Đồng Tâm chẳng hạn.
.
Lê
Công Định Bài viết tuyệt vời!
.
Duy
Anh Nguyen Mới 15 năm trước Pháp tử hình gần như sạch bộ sậu của
VNQDD mà kêu họ câu kết với Pháp để bán nước thì rõ dốt sử. Nguyễn Thái Học mà
còn sống thời năm 46 cũng sẽ bị quy tội phản động mà giết thôi. Anh em CA bắt
người vô cớ vụ Ôn Như Hầu này, tới lúc ông Diệm ra sắc lệnh chống cộng thì anh
em lại bù lu bù loa là "Lê máy chém" trong khi đã có sắc lệnh rõ
ràng, không như vụ Ôn Như Hầu.
Như em đã nói trong 1 comment, đại biểu Quốc Hội không phải ai cũng có quyền bắt. Chủ tịch nước ra lệnh chưa chắc đã bắt được đại biểu Quốc hội, mà phải đưa luận tội trước Quốc Hội rồi bỏ phiếu truất phế, hoặc Toà Án tối cao ra lệnh bắt mới có thể bắt. Điều này chứng tỏ anh em VM đã có ý ngồi xổm lên pháp luật từ ngay năm 46 (cho dù đã giải tán đảng cộng sản thì cái cốt bên trong cũng vẫn vậy)
Như em đã nói trong 1 comment, đại biểu Quốc Hội không phải ai cũng có quyền bắt. Chủ tịch nước ra lệnh chưa chắc đã bắt được đại biểu Quốc hội, mà phải đưa luận tội trước Quốc Hội rồi bỏ phiếu truất phế, hoặc Toà Án tối cao ra lệnh bắt mới có thể bắt. Điều này chứng tỏ anh em VM đã có ý ngồi xổm lên pháp luật từ ngay năm 46 (cho dù đã giải tán đảng cộng sản thì cái cốt bên trong cũng vẫn vậy)
.
Đức
Bùi Quang Cám ơn tác giả
Những sử liệu này hầu như ko đc công bố trong các tài liệu chính thức, cộng thêm với việc phân tích tình hình chính trị đương thời và các mối tương quan, bài viết cho người đọc có cách nhìn tổng quan hơn hẳn về vụ án Ôn Như Hầu.
Những sử liệu này hầu như ko đc công bố trong các tài liệu chính thức, cộng thêm với việc phân tích tình hình chính trị đương thời và các mối tương quan, bài viết cho người đọc có cách nhìn tổng quan hơn hẳn về vụ án Ôn Như Hầu.
No comments:
Post a Comment