Trương
Nhân Tuấn
09/07/2020
Nói về kỳ thị chủng tộc
thì ngàn năm trước văn minh Trung Hoa đã có chủ trương này. Thời đó lãnh thổ
Trung Hoa chỉ tóm gọn tại vùng đất gọi là “Trung Nguyên”, tọa lạc ở khoảng giữa
hai con sông lớn là Dương Tử và Hoàng Hà. Bốn bên đông tây nam bắc là các dân tộc
không cùng nòi giống “Hoa”. Họ gộp chung một giỏ gọi là “tứ di”, tức bốn giống
dân man di mọi rợ: Đông di, Tây nhung, Bắc địch và Nam man.
Dân Việt Nam bị người Hoa
ngày xưa “kỳ thị” gọi là “Nam man”, giống man di mọi rợ ở phương Nam. Dĩ nhiên
dân Việt Nam không ai chịu gọi mình như vậy hết.
Sang thời Pháp thuộc thì
Pháp gọi dân mình là “indigène” chớ không gọi kiểu bình thường là “Vietnamien –
dân Việt”. Indigène nguyên nghĩa phải hiểu là “thổ dân”. Từ này được dịch “nhẹ
nhàng” trở thành “dân bản xứ”.
Sau này người Pháp cũng bị
“Việt hóa”, gọi các dân tộc Thượng, tức dân tộc sống ở vùng cao (cao nguyên),
là “mọi”. Rốt cục Việt thành ra mọi. Và dĩ nhiên ít có người Việt nào chịu nhận
mình là “thổ dân, mọi rợ” hết cả.
Tức là dân Việt Nam cũng
bị Pháp kỳ thị, “phân biệt chủng tộc”, xếp ngang hàng với “thổ dân”, mán, mọi…
Sau năm 1975 dân Việt “di
tản” đi tứ xứ. Điều chắc chắn là lớp người này nếm đủ mùi vị “mặn nhạt chua
cay” của “kỳ thị chủng tộc”. Thật là “khó chịu” phải không? Mặt mít da vàng thì
khó có thể chung đụng, sinh sống trong những khu làng mạc xa xôi. Không ai ở
đây nói thẳng là “tao không thích mầy có mặt ở đây” hết. Thái độ của dân làng
cho ta biết là mình bị “cô lập”, không thể tiếp tục sống ở đây được.
Trong sở làm mình làm giỏi
hơn nhưng mình phải chịu lãnh lương ít hơn. Đi đâu mặt mít da vàng cũng phải chịu
thua kém dân da trắng một cái đầu. Ra đường, cảnh sát xét giấy tờ tùy theo “màu
da”. Một anh da đen hay một anh “người nước ngoài” dễ dàng bị “kiểm tra” hơn
người da trắng. Mặc dầu anh da màu này không làm gì cả.
Điều này “không bình thường”.
Thế rồi thế hệ “thứ nhứt”,
nạn nhân của kỳ thị, nhọc nhằn trong hội nhập rồi cũng qua. Thế hệ thứ hai, thế
hệ thứ ba… những đứa trẻ có học bây giờ tuy không khó khăn như cha ông, vì khác
màu da nhưng “nơi này là quê hương”, là nơi nó được sinh ra.
Thế hệ thứ hai, tứ ba… đa
số nhận được quyền “jus soli”, tức là quyền có quốc tịch tại nơi chốn mình sinh
ra.
Nhưng “thấy vậy mà không
phải vậy”. Da vàng hay da đen, mặc dầu có được quyền “jus soli” nhưng “số phận”
của chúng không được “tốt” như đứa đồng lứa “da trắng”. Khá hơn các thế hệ trước
là lớp trẻ này “có học”, chúng không dễ dàng chịu thiệt thòi như vậy.
Bởi vì quyền cơ bản của
con người là có “phẩm giá” như nhau. Sinh mạng của dân da màu cũng quan trọng
(như dân da trắng).
Điều trớ trêu là trong thế
giới người Việt, trong ngoài nước cũng vậy, ít ai ý thức được dân VN mình cũng
đã từng là “nạn nhân” của kỳ thị chủng tộc.
Biết bao nhiêu xương máu
(của các giống dân da màu) đã đổ xuống để tranh đấu buộc thế giới nhìn nhận sự
“bình đẳng” về “quyền” giữa các giống dân khác nhau.
Người Việt được hưởng tất
cả những thành quả “quyền” về con người trong khi các cuộc đấu tranh này ít có
sự tham gia của người Việt.
Tương lai thuộc về lớp trẻ. Lớp “già”, hay thế hệ Việt
XHCN… không mấy ai ý thức, thì việc này cũng trở về quá khứ.
Đừng cản trở con cháu
mình (như trường hợp cô dân biểu trẻ Nguyen Tram).
Đã nói tương lai là thuộc
về lớp trẻ. Mình không giúp gì cho chúng thì hãy để chúng sống vì, và cho bọn
chúng.
No comments:
Post a Comment