Wednesday, 22 July 2020

THÀNH TÍCH CỦA DONALD TRUMP VỀ BẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Stacy Feldman và Marianne Lavell)





Stacy Feldman và Marianne Lavell
Người dịch : Long Pham, P.E.
22/07/2020

Phỏng dịch và tóm tắt theo bài gốc của Stacy Feldman và Marianne Lavell trên Inside Climate News.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump là nỗ lực giúp năng lượng hóa thạch không bị cản trở, bất chấp ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Bác bỏ báo cáo khoa học về khí hậu
Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ kết luận của các nhà khoa học, hàng ngàn nghiên cứu về khí hậu liên quan đến 13 cơ quan liên bang, là việc phát thải carbon dioxide do các hoạt động của con người đã gây ra biến đổi khí hậu và thiệt hại kinh tế lâu dài cần phải nhanh chóng chấm dứt. Carbon dioxide thải ra từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như đốt than đá, chạy máy nổ dầu xăng và khí đốt.

Tôi không tin điều đó. Không, không, tôi không tin điều đó“, Trump nói. Ngay lập tức, các thành viên nội các của ông đã phát động các cuộc tấn công vào báo cáo khoa học, cho là “gieo hoang mang” và vẫn bám sát chương trình của Trump mở rộng năng lượng nhiên liệu hóa thạch, dù giới khoa học xem đó là gốc rễ của vấn đề khí hậu và kinh tế.

Quyết tâm lật ngược chính sách cắt giảm khí thải
Khi Trump phát biểu về khai thác khí đốt ở Bắc Dakota với tư cách là một ứng cử viên vào tháng 5 năm 2016, ông đã kêu gọi Mỹ thống trị các nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu. Để thực hiện điều đó, ông muốn chấm dứt tất cả các sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Barack Obama liên quan đến khí thải.

Trump tuyên bố: “Chúng tôi sẽ xoay chuyển mọi thứ ngược lại. Và nhanh chóng, rất nhanh”.

Trong tư cách là tổng thống, ông đã hồi phục khai thác năng lượng hoá thạch với tốc độ nhanh chóng, chỉ chậm lại khi có pháp lệnh toà án, cho bán đấu giá hàng triệu mẫu đất mới để khoan dầu trên đất công. Năm ngoái, sản lượng dầu trong nước đạt mức cao kỷ lục. Kết quả là, trong số những thứ khác, là sự đảo ngược mất thành quả của ba năm liên tiếp Hoa Kỳ tiết giảm phát thải carbon.

Hồ sơ ứng cử viên 2020 của Donald Trump

Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước khí hậu Paris, thỏa thuận toàn cầu này được ký kết bởi gần như tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm giảm phát thải nhiên liệu hóa thạch. Ông đã thay thế Kế hoạch năng lượng sạch của Obama, nhằm giảm mạnh khí thải từ các nhà máy điện của Hoa Kỳ. Ông đã thực hiện bước đầu tiên để giảm bớt các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu ô tô, ngừng bỏ nỗ lực quan trọng nhất trong việc khống chế khí thải lớn nhất của Hoa Kỳ.

Trung tâm Sabin của Đại học Columbia báo cáo, Trump bãi bỏ 131 sắc lệnh liên bang và quy định khí hậu kể từ khi ông nhậm chức. Những hành động đó đã bỏ mất các đòn bẩy cắt giảm khí thải hâm nóng toàn cầu. Việc bớt bỏ các quy định giới hạn ô nhiễm không khí xuyên bang và tăng hiệu quả năng lượng Trump đưa ra, đã bị chặn nhờ các thẩm phán chất vấn cơ sở pháp lý của chính quyền. Tuy nhiên, những bước cản pháp lý đó có thể chỉ tạm thời vì các tòa án vẫn chưa đưa ra phán quyết về việc bãi bỏ các quy định quan trong nhất. Theo chương trình của chính quyền cho năm 2020, tổng thống Trump sẽ cố gắng theo đuổi nghị trình này nhanh nhất có thể trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên.

Phân tích cụ thể

Thúc đẩy phát triển dầu, khí đốt tự nhiên và than. Ngay từ bước đầu, Trump đã bôi mỡ cho các bánh xe phát triển nhiên liệu hóa thạch. Ông đã ban hành một lệnh chỉ đạo tất cả các bộ phận loại bỏ bất kỳ quy tắc nào hạn chế sản xuất năng lượng của Hoa Kỳ.

Ông làm cho việc đưa ra các quy định tương lai đối với công nghiệp nhiên liệu hóa thạch trở nên khó khăn hơn và ông đã loại bỏ việc áp dụng “chi phí carbon xã hội”, vốn là biện pháp nhằm vào các hoat động có khí thải carbon dioxide để ngăn cản lại.

Ông nhanh chóng ký các bản ghi nhớ để hồi sinh các đường ống Keystone XL và Dakota Access, các dự án dầu khí từng bị Obama chặn. Và sau đó, với Keystone XL vẫn bị đình trệ, ông đã ban hành các mệnh lệnh điều hành nhằm tăng tốc các dự án nhiên liệu hóa thạch và hạn chế các tiểu bang làm các báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch làm tăng thêm khí thải nhà kính, để lỏng rò rỉ khí mê-tan vào khí quyển. Chính quyền Trump đã nới lỏng các quy định kiểm soát rò rỉ khí mê-tan cho các dự án trên đất công và tư nhân, bất chấp sự hỗ trợ cho họ từ chính các công ty lớn nhất của ngành. Bỏ lệnh cấm khoan Bắc Cực ngoài khơi của Obama và phê duyệt kế hoạch khoan giếng dầu ở đó, cho khoan vào Biển Beaufort, rộng 1,6 triệu mẫu trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia Bắc Cực nguyên sơ và gần như toàn bộ thềm lục địa ngoài lục địa. EPA đã đề xuất cấp giấy phép dầu khí trên đất rừng quốc gia, và bất kể tình trạng nguy cấp cho các giống loài trú ẩn ở các khu vực nhạy cảm.

Đang cố gắng khôi phục, đưa King Coal lên ngôi. Nhiều quy định của Trump đã được thiết kế để ủng hộ ngành than, khiến năng lượng sạch rẻ hơn thất thế. Robert Murray, người sáng lập công ty than sắp phá sản, một đồng minh công nghiệp gần nhất của Trump, đã đưa cho tổng thống một “yêu sách” và nó đã sớm thành khuôn mẫu ảo cho các quy định của chính quyền.

Chính quyền nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm khai thác than của Obama trên các vùng đất liên bang; rút lại quy tắc bảo vệ nước để giảm tác động môi trường và khí hậu khi khai thác than trên đỉnh núi; họ còn đề xuất cho phép các nhà máy than thải ra nhiều CO2 hơn. Nó cũng nới lỏng hơn các quy tắc tro than, cho phép các cơ sở than sử dụng các ao tro than không có nhựa bọc đáy cho việc đốt than để sản xuất điện ít tốn kém hơn.

Ức chế khoa học khí hậu. Trong hầu hết mọi cơ quan giám sát năng lượng, môi trường và sức khỏe, Trump đã chọn những người hàng đầu không tin vào khoa học và tính cấp bách của tác động biến đổi khí hậu, có ít kiến ​​thức khoa học, hoặc có mâu thuẫn quyền lợi với các ngành mà họ sẽ giám sát, được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo.

Một trong những hành động đầu tiên của chính quyền là ra lệnh cho các nhà khoa học và các nhân viên khác tại EPA và các cơ quan khác tạm dừng thông tin đưa ra cho công chúng. Một số nhà khoa học liên bang làm việc về biến đổi khí hậu đã nói rằng, họ bị bịt miệng, bị loại bỏ hoặc bị giáng chức. Ít nhất ba người, một nhân viên cấp cao của Bộ Nội vụ, một người tại Trung tâm Kiểm và Phòng ngừa Dịch bệnh và một người khác tại Dịch vụ Công viên Quốc gia đã yêu cầu được bảo vệ khi họ tố giác chính quyền.

Nội dung khoa học trên các trang web của chính phủ đã bị thay đổi và quyền truy cập dữ liệu của công chúng giảm. Dữ liệu khí hậu từ trang web cổng thông tin mở của chính phủ đã bị xóa. Trang web biến đổi khí hậu của EPA cũng vậy. Các từ “biến đổi khí hậu” đã bị thanh trừng từ các báo cáo của chính phủ và các báo cáo khác đã bị chôn vùi, bao gồm cả các quan chức của Bộ Nông nghiệp.

Chính quyền thậm chí đã chỉnh sửa một báo cáo lớn của Bộ Quốc phòng để xem thường những phát hiện về khí hậu. Thông qua các bài phát biểu và tweet, tổng thống đã nhiều lần truyền bá thông tin sai lệch đến công chúng thông qua việc từ chối khí hậu và chê bai năng lượng tái tạo.

EPA, trong khi đó, đang làm việc ngăn chặn các bằng chứng khoa học mà cơ quan có thể sử dụng để viết các quy tắc của mình. Điều này bao gồm việc cấm sử dụng các nghiên cứu khoa học uy tín cho quy tắc ô nhiễm không khí của quốc gia. Tòa Bạch Ốc đã ban hành một bản ghi nhớ, cung cấp những cách mới cho nhiên liệu hóa thạch đi ngược khoa học.

Làm suy yếu sự phát triển năng lượng sạch và xem thường hiệu quả năng lượng. Trong các đề xuất ngân sách của mình, chính quyền Trump đã nói rõ quyết tâm rút lui khỏi vai trò liên bang trong việc thúc đẩy nền kinh tế năng lượng sạch và duy trì sự lãnh đạo toàn cầu trong công nghệ. Nó đã đề xuất nhiều lần để cắt giảm triệt để tài trợ cho Văn phòng Năng lượng và Năng lượng tái tạo (EERE) của Bộ Năng lượng, một hành động sẽ làm tê liệt sự hỗ trợ cho các công nghệ mới và đầy hứa hẹn cho tuabin gió tiên tiến, vật liệu công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng nhà. Ông ta đã cố gắng loại bỏ các khoản tín dụng thuế cho xe điện và thực hiện một số nỗ lực để loại bỏ chương trình của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Năng lượng (ARPA-E), một cơ sở ươm tạo cho nghiên cứu và phát triển năng lượng tiên tiến. Quốc hội đã từ chối phần lớn quy mô cắt giảm tài trợ này.

Năm 2019, chính quyền ban hành quy tắc làm suy yếu tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng bóng đèn mà Quốc hội đã bỏ phiếu để đưa ra một thập niên trước. Các tiêu chuẩn này nhằm loại bỏ các bóng đèn kém hiệu quả trên toàn quốc, tiết kiệm khoảng 1,5 nghìn tỷ kilowatt giờ vào năm 2030 và hàng trăm triệu tấn CO2. Và nó đã trì hoãn ba năm các tiêu chuẩn để cắt giảm đáng kể năng lượng mà các thiết bị gia dụng và thương mại tiêu thụ, nhưng đã phải ban hành chúng sau khi tòa phúc thẩm liên bang phán quyết việc trì hoãn là bất hợp pháp.

Cố gắng cắt xén tiến trình khí hậu hàng đầu thế giới của California. Sau khi đóng băng các cải tiến kinh tế nhiên liệu quốc gia của Obama, chính quyền Trump đã tước quyền hạn hợp pháp của California ban hành các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cao nhất của quốc gia, một hành động có thể bóp nghẹt thị trường Hoa Kỳ non trẻ cho các phương tiện không phát thải vào thời điểm quan trọng. Họ đã kiện tiểu bang về thỏa thuận thương mại với Quebec để giảm lượng khí thải nhiên liệu hóa thạch, cho rằng California vượt quá thẩm quyền. Nó đã đe dọa việc California chống ô nhiễm không khí và nước.








No comments:

Post a Comment

View My Stats