Vivian Wang và Alexandra
Stevenson - New York Times
Dịch giả: Christine
Nguyễn
03/07/2020
Người biểu tình đã xóa các tài khoản trên mạng xã hội,
vì trước đây cho phép phát ngôn, đột nhiên trở thành một tội ác tiềm năng. Sự ớn
lạnh trên khắp thành phố, trong đó những người bán sách, các giáo sư và các tổ
chức phi lợi nhuận đặt câu hỏi về tương lai của họ.
chụp người biểu
tình Hong Kong tuần hành ở khu vực Causeway Bay hôm thứ tư 01/07. Nguồn: Lam
Yik Fei/ NYT
Cảnh sát Hong Kong đã
hành động nhanh chóng hôm thứ Tư (1/7) để thực thi đạo luật an ninh quốc gia mới
của Trung Cộng bằng những vụ bắt bớ đầu tiên theo đạo luật này, khi Hong Kong
ngay lập tức cảm nhận được sự cấm đoán vi hiến bằng cuộc tấn công của Bắc Kinh
nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng trong vùng lãnh thổ bán tự trị này.
Đạo luật này đang chứng
minh tính hiệu quả trong việc đàn áp các cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền đã
khuấy đảo Hong Kong hơn một năm qua. Hôm thứ Tư, kỷ niệm ngày Hong Kong quay về
dưới sự kiểm soát của Trung Cộng – thường diễn ra các cuộc biểu tình khổng lồ ủng
hộ dân chủ – đám đồng gồm nhiều ngàn người rải rác khắp nơi đã biểu tình, là hoạt
động mà một ngày trước đó không bị cảnh sát vây tóm và không có nguy cơ bị bắt
bớ vì phạm tội.
Điều động hơi cay và vòi
rồng để giải tán biểu tình trên đường phố, cảnh sát đã bắt bớ khoảng 370 người,
gồm có 10 người vi phạm đạo luật an ninh mới, một đạo luật nhắm vào các hoạt động
chính trị thách thức Bắc Kinh. Trong số 10 người này có một cô gái 15 tuổi đã vẫy
cờ độc lập Hong Kong, cảnh sát cho biết.
Vươn ra xa và nhằm mục
đích trừng trị, đạo luật này đe dọa đến hoạt động văn hóa tự do hoàn toàn và xã
hội dân sự đã tạo thành cấu trúc đời sống ở Hong Kong khác biệt rất lớn với phần
còn lại của Trung Quốc. Trong khi nhà cầm quyền khăng khăng rằng đạo luật này sẽ
chỉ tác động đến các nhóm tội phạm nhỏ, nhưng nhiều người e sợ rằng nhà cầm quyền
sẽ sử dụng các giải thích mở rộng của đạo luật để nhắm đến nhiều cá nhân và tổ
chức, khiến nhiều người phải có hành động phòng vệ.
Một bảo tàng kỷ niệm vụ
thảm sát tại Quảng trường Tiananmen năm 1989 đang gấp rút số hóa tất cả các tài
liệu lưu trữ, vì e ngại rằng các vật tạo tác sẽ bị tịch thu. Các nhà sách đang
lo lắng nhìn khách hàng của mình, sợ rằng khách có thể là gián điệp của nhà cầm
quyền. Những người cầm bút yêu cầu các trang tin tức xóa hơn 100 bài viết, vì
lo lắng rằng các bài đăng tải cũ có thể bị sử dụng để chống lại họ.
“Chúng ta có thể nói rằng
đạo luật này đang nhắm vào những người biểu tình và các nhà chính trị chống đối
Trung Cộng, nhưng đó có thể là bất cứ ai”, Isabella Ng, giáo sư Đại học Sư
phạm Hong Kong cũng là người sáng lập tổ chức từ thiện giúp người tị nạn ở Hong
Kong, nói.
“Đâu là giới hạn?” giáo
sư Ng nói, và quan ngại rằng tổ chức từ thiện của bà một ngày nào đó có thể sẽ
đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ. “Mọi thứ trở nên rất bấp bênh.”
Đạo luật này, có hiệu lực
ngay khi được ban hành vào tối thứ Ba, đã xác nhận nhiều nỗi lo sợ của cư dân,
rằng hàng loạt hoạt động mà họ đã tham gia trước đây trở nên nguy hiểm. Mặc dù
đạo luật này đặc biệt ngăn cấm các hoạt động lật đổ, xúi giục nổi loạn, khủng bố
và cấu kết ngoại bang, các định nghĩa về tội phạm của đạo luật có thể được diễn
giải một cách rộng rãi, bao gồm nhiều hình thức của ngôn luận và tổ chức.
Vận động chính phủ nước
ngoài hoặc phát hành các quan điểm chống Bắc Kinh có thể bị phạt tù chung thân
trong nhiều trường hợp nghiêm trọng. Nên có thể nói bất cứ điều gì được coi là
làm suy yếu quyền cai trị của cộng đảng. Ở đại lục, Trung Cộng hầu hết đã loại
bỏ báo chí độc lập và áp đặt những hạn chế khắt khe lên các tổ chức phi chính
phủ.
Dẫn đạo luật mới này và
những yếu tố khác, chính quyền Trump đang rút lại các đặc quyền thương mại với
Mỹ dành cho Hong Kong.
Ngoại trưởng Mike Pompeo
nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 1/7: “Hong Kong tự do đã là một trong những
thành phố ổn định, thịnh vượng và năng động nhất thế giới. Giờ thì Hong Kong sẽ
chỉ là một thành phố do Trung cộng điều hành, là nơi mà dân chúng sẽ phải chịu
đựng những ý tưởng tùy tiện của chóp bu trong đảng”.
Ngay cả trước khi đạo luật
được thông qua, các nhà hoạt động, nhà báo, chủ nhà sách và các giáo sư nói rằng,
họ đã bắt đầu đoán, bất kỳ phát biểu nào cũng có thể bị dán nhãn chính trị.
Nhóm hoạt động nhân quyền Ận xá Quốc tế nói rằng, họ đã xây dựng kế hoạch dự
phòng.
Nhiều người Hong Kong bày
tỏ quan tâm đến việc di cư, một việc mà người Anh đã hứa sẽ tạo điều kiện thuận
lợi. Ngoại trưởng Anh, Dominic Raab, nói hôm thứ Tư rằng, một số cư dân Hong
Kong có thể sẽ được phép sinh sống ở Anh quốc đến 5 năm – được nâng lên từ 6
tháng trước đây – và sau đó đệ đơn xin nhập quốc tịch.
Cựu thuộc địa Anh, Hong
Kong đã được hứa hẹn một quyền tự trị ở cấp độ cao khi trả về dưới sự kiểm soát
của Trung Cộng năm 1997. Hong Kong đã thành công như một cầu nối giữa đại lục
và phần còn lại của thế giới, là thiên đường cho những người bất đồng chính kiến
Trung Hoa và là căn cứ cho các học giả, nhà báo và các nhà nghiên cứu được tự
do ghi chép, không bị cấm đoán, một sự đổi mới của cả nước.
Nhưng những nhắc nhở về sự
kiểm soát của Trung Cộng chẳng bao giờ là chuyện xa vời. Những vụ bắt cóc 5 chủ
nhà sách Hong Kong hồi năm 2015 của nhà cầm quyền đại lục đã gây ra nỗi lo sợ
cho những người đã công khai đưa vào thị trường số lượng các ấn phẩm lịch sử hiện
đại hoặc những kỳ án dâm ô chính trị của Trung Cộng. Dù Hong Kong lâu nay là
nơi trú ngụ cho những ấn phẩm bị cấm đoán ở đại lục, nhưng việc kiểm soát biên
giới thắt chặt hơn gần đây đã bóp nghẹt dòng lưu thông sách báo giữa Hong Kong
và đại lục.
Nay sự thúc đẩy của luật
an ninh đã làm gia tăng sự hoảng loạn và một cảm giác báo trước những điềm xấu.
“Nếu chúng ta chưa nếm
trải chế độ chuyên chế là gì, thì chuẩn bị đi, vì chế độ chuyên chế không dễ chịu
đâu”, Bao Pu, sáng lập viên của nhóm xuất bản truyền thông New Century, một
trong số ít những nhà xuất bản độc lập còn sót lại, nói.
Albert Wan, đồng sở hữu
nhà sách Bleak House, một cửa hàng sách báo độc lập, nói rằng, đã theo dõi chặt
chẽ tất cả các chuyến hàng, bất kể có phải là ấn phẩm chính trị hay không, canh
phòng bất cứ dấu hiệu trì hoãn nào.
Ông nói, cũng phải nâng
cao cảnh giác với những khách hàng lạ, và cố gắng quyết định xem những người
này có đang chọn sách không hay giống như đang “lập hồ sơ” về ông và các nhân
viên.
“Chúng tôi giờ đang
như mắc chứng bệnh hoang tưởng vậy”, Wan nói. “Tôi không biết phải làm
thế nào nữa”.
Với những người xây dựng
cuộc sống và sinh kế quanh các quyền tự do độc đáo của Hong Kong, đạo luật an
ninh đã buộc họ phải cân bằng giữa hai mục tiêu dường như không thể dung hợp
nhau: Giữ gìn sự an toàn của bản thân và không phải sợ hãi.
Bảo tàng 4 tháng 6 lưu giữ
những ghi chép về cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên biểu tình của quân đội ở Bắc
Kinh năm 1989, đã không xây dựng được kế hoạch chuyển các vật tạo tác ra nước
ngoài để giữ an toàn. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã cố dập tắt mọi ký ức về vụ thảm
sát, do đó việc cất giấu các tài liệu lưu trữ có thể sẽ sớm thất bại, Lee
Cheuk-yan, thuộc Liên minh Hong Kong ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước,
cũng là người điều hành bảo tàng, nói.
Nhưng thực tế cũng đã buộc
liên minh bắt đầu gây quỹ online để hỗ trợ việc số hóa các tài liệu lưu trữ của
bảo tàng, gồm video về các cuộc biểu tình và những lá thư người biểu tình viết
gửi về gia đình.
“Tất nhiên là chúng
tôi đang chạy đua với thời gian”, Lee nói.
Sự cấm đoán không chỉ giới
hạn ở các nhóm địa phương. Các tổ chức quốc tế lớn cũng đang phải xem xét tương
lai của mình ở thành phố này. Đạo luật mới nói cụ thể rằng, nhà cầm quyền sẽ
“tăng cường quản lý” các tổ chức phi chính phủ và các hãng thông tấn nước
ngoài.
“Chế độ pháp quyền sắp
phải chịu đựng sự căng thẳng nghiêm trọng ở Hong Kong”, Nicholas Bequelin,
giám đốc hoạt động Hội ân xá Đông Á và Đông Nam Á, nói.
Các mối quan ngại về phạm
vi của đạo luật an ninh cũng buộc nhiều tác giả và những người phản kháng phải
kiểm soát chặt chẽ các dấu vết kỹ thuật số về bất kỳ điều gì mà nay có thể bị
xem là hoạt động lật đổ. Những người hoạt động xóa tài khoản trên Twitter và
Telegram, ứng dụng nhắn tin phổ biến với người biểu tình.
Trong nhiều tuần gần đây,
khoảng một chục tác giả đã đề nghị biên tập viên của InMedia HK, một trang mạng
đăng tải các bài báo ủng hộ dân chủ, lấy xuống một số hoặc tất cả những tài liệu
lưu trữ của họ, Betty Lau, biên tập viên của InMedia HK nói. Các biên tập viên
đã xóa khoảng hơn 100 bài viết, Lau cho hay.
Danh tiếng của Hong Kong
về tự do báo chí lâu nay luôn đứng trái ngược với chế độ kiểm duyệt và sự quấy
rối thường xuyên phóng viên của đại lục. Nhưng đạo luật an ninh mới đã đẩy
tương lai của các hãng truyền thông đầy sống động của thành phố vào mối nghi ngờ.
Hiệp hội Điều hành Tin tức
Hong Kong, một nhóm đại diện cho các biên tập viên hàng đầu của các hãng thông
tấn lớn ở Hong Kong, bày tỏ mối quan ngại về phạm vi tác động sâu rộng của đạo
luật an ninh trước việc phát hành. Câu lạc bộ Cộng tác viên Nước ngoài tuần qua
đã kêu gọi nhà cầm quyền bảo đảm sẽ không tìm cách can thiệp vào công việc của
phóng viên. Nhà cầm quyền không trả lời, nhưng các viên chức đã tìm cách trấn
an công chúng, rằng các quyền tự do dân sự của Hong Kong sẽ được bảo hộ.
Trong cuộc họp cuối học kỳ
tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hong Kong, các
giáo sư đã lớn tiếng tự hỏi đâu sẽ là ranh giới và liệu có một số đề tài nào đó
sẽ phải bị hạn chế, Keith Richburg, giám đốc trung tâm, nói.
“Tôi sẽ là kẻ nói dối
nếu bảo rằng không suy nghĩ đến hai lần về việc đăng tải một điều gì đó lên
Twitter trước khi nhấn nút”, Richburg, cựu cộng tác viên nước ngoài của báo
Washington Post, nói.
Một trong những chỉ dấu
rõ ràng nhất là luật an ninh quốc gia đã có hiệu lực hôm thứ ba 30/6, ngay sau
khi các nhà lập pháp ở Bắc Kinh nhất trí phê chuẩn.
Joshua Wong, 23 tuổi, có
lẽ là nhà hoạt động nổi tiếng nhất Hong Kong, đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng,
sẽ rút lui khỏi Demosisto, một nhóm chính trị của thanh niên do Wong thành lập
năm 2016, viện dẫn những mối lo sợ cho an toàn bản thân. Demosisto, tổ chức đã
kêu gọi quyền tự trị nhiều hơn cho Hong Kong, với nhiều người là khuôn mặt
tương lai của phong trào phản kháng.
Ngay sau đó, ba nhân vật
lãnh đạo khác của Demosisto cũng đã từ chức. Vài giờ sau, nhóm tuyên bố tự giải
thể hoàn toàn.
Trong một bức thư ngắn giải
thích về quyết định của mình, Wong viết: “Không ai có thể chắc chắn về ngày
mai của mình”.
Đám đông người biểu tình
đã ít đi vào hôm thứ tư 1/7 nếu so với hàng trăm ngàn người thường xuyên xuống
đường biểu tình hồi năm ngoái. Nhưng cảnh sát chống bạo động đã nhanh chóng bao
vây họ.
Đối với một số người biểu
tình, đây là cuộc chiến mà họ sẵn sàng tiếp tục, ngay cả điều này có nghĩa là
đi đến chống đối lại Bắc Kinh. “Chúng tôi muốn cho người Hong Kong thấy rằng
luật an ninh quốc gia không thể làm chúng tôi sợ hãi hay nhụt chí”, Avery
Ng, một lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Xã hội, một đảng chính trị, nói. “Chúng
tôi đang chấp nhận những rủi ro nhất định, vì một trong những đòi hỏi của chúng
tôi là chấm dứt chế độ độc tài độc đảng”.
No comments:
Post a Comment