NỘI
DUNG :
.
.
=================================================
.
Khi các vị trí, chức vụ
được lập thành bằng “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ”, tức bằng cách truyền ngôi – nối
ngôi, bằng cánh hẩu và bằng mua bán, tóm lại không phải bằng luật pháp, thì tất
yếu bộ máy ấy sẽ vận hành theo cơ chế phi pháp. Không thể khác được. Con sói sẽ
được sinh ra bởi chó sói và kiếm ăn theo cách của sói. Không có con thỏ nào được
sinh ra bởi bầy sói cả.
Bộ máy công quyền cơ bản
đang được xây dựng theo cách ấy. Dân chủ nhưng người dân không có quyền quyết định
ai sẽ là người “làm thuê” cho mình. Vị trí “nô bộc” ấy là một ân huệ, hoặc một
món hàng quý phải mua bằng rất nhiều tiền. Em tôi (cs) kể rằng, có một cảnh sát
giao thông nọ vì bận đi đám cưới nên đành phải bán lại MỘT buổi “làm nhiệm vụ
trên đường” cho đồng chí của mình với giá 13 triệu đồng!
Một bộ máy được xây dựng bằng phương pháp mafia thì nó phải sống bằng
cách của mafia. Chúng sẽ nuôi lẫn nhau
hoặc triệt hạ nhau theo đúng cái cách mà nó đã được tạo ra. Pháp luật bất lực
và vô vọng bởi người thực thi pháp luật lại cũng được “đưa vào” theo cùng 1
cách như thế. Nếu (nếu thôi) 4 vị cao nhất của TƯ có là những tấm gương đạo đức
trong suốt, chỉ 1 lòng vì dân vì nước, không mảy may nghĩ tới cá nhân mình, cống
hiến hi sinh trọn đời thì cũng không thể nào làm sạch được một hệ thống như thế.
Tình trạng ấy đang đúng tuyệt đối với câu “phép vua thua lệ làng”.
Khi bộ máy được thiết lập
theo kiểu ấy, nó sẽ trở thành 1 hệ thống quan liêu tuyệt đối; hệ thống ấy sẽ tự
nó vận hành bằng cách “thanh lọc / thanh trừng” và “nhân bản vô tính” theo đúng
bản chất đang hiện hữu của nó. Không có “người ngoài” nào có thể lọt được vào,
nếu vào thì cũng buộc phải “biến đổi chất” cho tương thích nếu không muốn bị
nghiền nát. Một bộ máy như
thế, nó tự nhiên trở thành một hệ thống CAI TRỊ, chứ không phải quản trị.
Khi trong tay nó có cả lập pháp, hành pháp, tư pháp thì nó trở nên bất khả xâm
phạm dù đã lộ nguyên bản chất thù địch với nhân dân của nó.
XEM HÌNH : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=781283739347483&set=a.175912436551286&type=3&theater
---------------------------------------------------------------------------
.
Năm 199X, khi tôi đỗ vào
khoa Văn Đại học Tổng hợp, cả nhà rầu rĩ như vừa trượt Vietlott. Hóa ra, cả họ
nhà tôi bao gồm hai bên nội ngoại, hàng xóm láng giềng đều không hiểu học Văn
ra thì làm cc (công chuyện) gì. Mãi đến Tết năm đó, nhà cũng vui hơn khi ông bô
thông tin, ông giám đốc doanh nghiệp xây dựng gần nhà đã hứa “nhận thằng Cử
nhân văn chương khi ra trường”.
Có lẽ ông giám đốc kia
cũng chả có ý định nhận một thằng học Văn về làm tại doanh nghiệp mình. Nhưng
nhìn cách bố mẹ tôi vui thì tôi hiểu rằng, kiếm được một chỗ làm vừa là sứ mệnh
vừa là nhiệm vụ của các bậc cha mẹ.
Rồi chẳng may, tôi cũng
đi làm. Đoạn bị đệ tử của Lê Đức Thúy gạt ra khỏi Thời báo nhà băng kể lúc
khác. Có chuyện này hay xin kể luôn. Đó là tôi có làm vài tháng tại một ngân
hàng quốc doanh. Đến giờ đó vẫn là ngân hàng vật vưỡng to ở đất nước này, nơi cống
hiến cho đất nước một ông tù dự bị (ông này chết trước khi đi tù). Cái ông mà
có giai thoại đấm phó chủ tịch Bình Định í.
Quay lại chuyện xưa. Ngày
đó nghe nhời ông anh cùng phòng, lân la làm quen với ông Trưởng phòng Tổ chức.
Thời cuối những năm 9X, khi vàng còn 500k/chỉ thì lần “làm quen” đầu tiên là 1
triệu phong bì và cân nho Mỹ. Ối chà chà, hồi í nho Mỹ đã xuất hiện nhưng việc
ăn như ăn mận hậu bây giờ vẫn là quá xa xỉ.
Ông Trưởng phòng vui vẻ cầm,
nói chuyện ba láp một hồi. Đến giờ G, tức là sắp đến đợt thi tuyển, vẫn nghe lời
ông anh kia, tôi lại xách chùm nho và phong bì đến nhà Trưởng phòng Tổ chức. Chờ
2 tiếng thì ông về. Vẫn vui vẻ cầm chùm nho và phong bì (x10 mệnh giá).
Hôm sau, không rõ lý do,
ông Trưởng phòng trả lại 10 triệu đồng. Ông anh quen kia khi biết chuyện chỉ hỏi
mỗi câu: Thế sao lão không trả 1 triệu ngày trước nhỉ.
10 triệu được tôi trả
nguyên vẹn cho bố mẹ tôi. Và đó là lần cuối cùng ông bô bà bô bắt được tôi cầm
tiền chạy việc. Vài lần sau số tiền được nhân lên theo giá vàng nhưng tôi đều
không cầm.
Nói vậy để thấy, bố mẹ
nào cũng muốn con cái thành đạt. Thành đạt bất chấp. Ông bà bô tôi có thể không
hiểu rằng, việc đưa tiền chạy việc đã làm mất cơ hội của những thằng Cử nhân
khác không có tiền.
***
Hôm qua một báo giật
tít: Cử nhân cờ vua Nguyễn Nhân Chinh được chỉ định làm Bí thư Thành
uỷ Bắc Ninh. Tờ báo này cho biết, ông Nguyễn Nhân Chinh, Bí thư Tỉnh
đoàn tỉnh Bắc Ninh vừa chính thức được Tỉnh uỷ Bắc Ninh điều động giữ chức Bí
thư Thành uỷ Bắc Ninh là con trai ruột của đương kim Uỷ viên Trung ương Đảng,
Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến.
Có thể đây chỉ là sự
trùng hợp. Có thể do gene. Có thể đây là “hồng phúc dân tộc”. Nhưng chắc chắn,
chúng ta đang có Bí thư bố và Bí thư con. Sau đây, nhiều khả năng Bí thư con sẽ
vào Thường vụ Tỉnh ủy. Vậy là 2 bố con cùng họp. Quyết cái gì cũng đồng thuận.
Nhiều người cho rằng những
vụ cả nhà làm quan đang làm xói mòn niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước,
vào chính thể.
Nhưng có tín hiệu vui, rất
vui từ vụ việc này: Đây là vụ bổ nhiệm quan chức đầu tiên có thể được khẳng định
không có hối lộ, lót tay, cảm ơn.
Có thể nói là “rất trong
sáng”. Cho đến khi Ủy ban Kiểm tra kết luận là có sự “nâng đỡ không trong sáng”
thì Đảng bộ, chính quyền nhân dân Bắc Ninh vẫn hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh
đạo sáng suốt, tài tình của Bí thư Chinh, Bí thư Chiến. Hoặc ngược lại, Bí thư
Chiến – Bí thư Chinh cho đúng tôn ti trật tự.
--------------------------------------------------------------
.
24/07/2020
Thành phố Bắc Ninh vừa có tân Bí thư Thành ủy là ông Nguyễn Nhân Chinh –
con trai của đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh – Nguyễn Nhân Chiến. Ông Nguyễn Nhân Chinh có bằng cử nhân hệ tại
chức môn cờ vua, đã có thời gian làm Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh nêu gương sáng cho thanh niên về
khả năng học hành dốt nát, chơi cờ khôn khéo.
Việc bổ nhiệm ông Nguyễn
Nhân Chinh làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh ở tuổi 36 là một kết quả quá sức tốt đẹp.
Cha là Bí thư Tỉnh ủy mà con được bổ nhiệm Bí thư Thành ủy là cấp dưới,
thì chắc chắn không có chuyện hối lộ để chạy chức, và cũng không có ai nghi ngờ
về động cơ nâng đỡ không trong sáng.
Ngoài con trai Nguyễn Nhân Chinh, gia đình và họ hàng của ông Nguyễn
Nhân Chiến có hơn chục người nắm giữ các vị trí béo bở ở tỉnh Bắc Ninh. Đây là
mô hình kiểu mẫu về lãnh đạo hiện nay, vì luôn đồng thuận và rất tiết kiệm.
Không đồng thuận sao được,
khi cha gật thì con cũng gật, anh gật thì em cũng gật, chú gật thì cháu cũng gật,
chị gật thì thím cũng gật, cậu gật thì dượng cũng gật… Cả nhà cùng gật, dĩ
nhiên mọi quyết sách đều thông qua nhanh chóng và dễ dàng.
Không tiết kiệm sao được,
khi cả nhà chỉ cần mở tiệc cuối tuần là hội đủ bá quan văn võ của tỉnh, không cần
phải tốn kém ngân sách Nhà nước để tổ chức hội nghị, hội thảo. Cái bàn ăn gia
đình mà gánh vác sứ mệnh nghị trường địa phương, thì lợi ích trăm đường.
Ông Nguyễn Nhân Chiến năm
nay đã 60 tuổi. Ông lót đường cho con trai yên vị để thảnh thơi nghỉ hưu chăng?
Nếu vậy, thì đáng tiếc quá. Ông Nguyễn Nhân Chiến cần giữ ghế thêm vài ba nhiệm
kỳ nữa, để cha con đồng lòng đưa tỉnh Bắc Ninh tiến lên phía trước, nếu không
thành “đầu tàu kinh tế” thì cũng thành “thung lũng silicon”.
Không những vậy, mô hình
quyền lực gia đình ông Nguyễn Nhân Chiến phải được “viết sách” cho cả nước học
tập và làm theo, như một giải pháp cải cách hành chính “một cửa một dấu, một
tay che trời”
Xứ quan họ vẫn xôn xao
chân tình “người ơi, người ở, đừng về”. Đối với trường hợp ông Nguyễn Nhân Chiến
thì càng tha thiết “người ơi, giữ ghế, đừng về”, để thiên hạ biết được thành quả kiến tạo từ tha hóa ngầm
đến tha hóa công khai và tha hóa trên diện rộng.
No comments:
Post a Comment