Trọng
Thành -
RFI
Đăng
ngày: 21/07/2020 - 12:44
Sau bốn ngày thương lượng căng thẳng tại Bruxelles,
sáng sớm hôm nay, 21/08/2020, lãnh đạo 27 nước châu Âu đã đạt được thỏa thuận về
kế hoạch chấn hưng, trị giá 750 tỉ euro, với mục tiêu giúp châu Âu thoát thỏi
cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử của khối, do đại dịch Covid-19.
Chủ tịch Hội
Đồng Châu Âu Charles Michel (P) và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der
Leyen tươi cười sau cuộc họp báo tại Bruxelles (Bỉ) ngày 21/07/2020. REUTERS
- POOL
Kế hoạch chấn hưng, với số
tiền trợ giúp không hoàn lại hàng trăm tỉ đô la, do Đức và Pháp thúc đẩy, có lợi
trước hết cho các nước miền nam châu Âu, nạn nhân chủ yếu của đại dịch (trước hết
là Ý và Tây Ban Nha), bị nhóm các nước « khắc khổ » đứng đầu Hà Lan
phản đối quyết liệt. Thượng đỉnh ban đầu dự kiến diễn ra trong hai
ngày, rốt cuộc đã phải kéo dài bốn ngày. Rất nhiều lần thượng đỉnh gần như
đi vào ngõ cụt, thất bại tưởng không tránh khỏi.
Điều chưa từng có đối với
Liên Âu trong thỏa thuận được nhiều người đánh giá là « lịch sử »
này là việc khối 27 nước chấp nhận nguyên tắc « chia sẻ nợ
chung », cùng đóng góp để thanh toán các khoản tiền viện trợ của khối cho
các thành viên lâm nạn. Để đạt được một thỏa hiệp, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, cựu
thủ tướng Bỉ Charles Michel, đóng vai trò người trung gian trong thượng đỉnh
này, đã đề xuất một kế hoạch chấn hưng, ít tham vọng hơn so với dự án ban đầu
tiên. Theo ông, đề xuất dẫn đến thỏa hiệp này là « kết quả của một nỗ lực
phối hợp tập thể hết sức căng thẳng ».
Nhà nghiên cứu Frédéric
Allemand, chuyên gia về châu Âu, Đại học Luxembourg ghi nhận : « chưa
bao giờ, cho đến lúc này, Liên Hiệp Châu Âu lại có được một năng lực tài chính
lớn đến như vậy, ngoài ngân sách hàng năm ». Hài lòng nhất trong số
các lãnh đạo châu Âu có lẽ là tổng thống Pháp và thủ tướng Đức, hai người
đã sát cánh bên nhau bảo vệ đến cùng dự án ngân sách chưa từng có đối với Liên
Hiệp. Thông tín viên Pierre Bénazet từ Bruxelles cho biết cụ thể:
Chúng ta hoàn toàn hiểu được vì sao các lãnh đạo
châu Âu lại hết sức hài lòng như vậy, sau 92 tiếng đồng hồ đàm phán ở đây. Phá
kỷ lục thời gian đàm phán tại Nice cách đây 20 năm (về một hiệp định châu Âu,
giữa 15 quốc gia thành viên Liên Âu vào thời điểm đó).
Tổng thống Emmanuel Macron ghi nhận đây là ‘‘một thời
điểm lịch sử đối với châu Âu’’. Đối với thủ tướng Đức Angela Merkel, họp báo
bên cạnh nguyên thủ Pháp, ‘‘đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu là đáng tin
cậy’’. Cùng một âm hưởng, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên
bố ‘‘đây là một bằng chứng cho thấy Liên Âu có thể làm nên những điều kỳ diệu’’.
Sau 4 ngày
thương lượng, khối 27 nước đã đạt được đồng thuận về hai điểm chính. Trước hết về ngân sách 7 năm của Liên Hiệp Châu Âu, cho phép Liên Âu thực
hiện các chương trình dự kiến, với tổng trị giá 1.074 tỉ euro. Đây là khoản tiền
mà chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đề xuất vào thời điểm khởi đầu đàm
phán, số tiền còn cao hơn cả khoản dự trù cho ngân sách 7 năm đưa ra tại thượng
đỉnh hồi tháng 2/2020, đã không được các thành viên Liên Âu chấp nhận.
Bên cạnh đó là khoản ngân sách cho kế hoạch chấn
hưng, với tổng trị giá 750 tỉ euro. Để đạt được đồng thuận về dự án này, đề xuất
Pháp – Đức phải chấp nhận nhân nhượng : số tiền trợ cấp không hoàn lại bị
giảm xuống còn 390 tỷ euro (từ 500 tỷ euro). Tuy nhiên, đây vẫn là số tiền
rất lớn so với lập trường của các nước thuộc nhóm ‘‘khắc khổ’’, hoàn toàn không
muốn có khoản trợ cấp này. Đổi lại, các nước thuộc nhóm khắc khổ (Hà Lan, Đan Mạch,
Áo, Thụy Điển) được phép giảm phần đóng góp cho ngân sách 7 năm của Liên Hiệp
Châu Âu.
Phản ứng của Ý và Hà Lan
Ý, với 35.000 người chết
do đại dịch Covid-19, sẽ là quốc gia được hưởng hỗ trợ nhiều nhất, với 28%
tổng số tiền của kế hoạch chấn hưng sẽ được dùng để giúp Ý (trong đó có 81 tỉ
euro trợ giúp không hoàn lại và 127 tỉ euro tín dụng). Từ Bruxelles, thủ tướng
Ý Giuseppe Conte gửi đến người dân Ý thông điệp hoan hỉ: khối 27 nước « đã
thông qua được một kế hoạch chấn hưng đầy tham vọng… cho phép chúng ta đối mặt
với cuộc khủng hoảng này một cách hiệu quả ».
Về phần mình, theo AFP,
thủ tướng Hà Lan, quốc gia từng phản đối quyết liệt kế hoạch chấn hưng, cũng tỏ
ra rất hài lòng sau thượng đỉnh. Ông Mark Rutte cho biết : « Tôi
vui mừng về thỏa thuận này, và không có bất cứ thất vọng nào ».
-----------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.
No comments:
Post a Comment