NGÀY
07/07/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Biển Đông: TQ dồn
dập tập trận trong khi Mỹ phô trương hỏa lực (BBC) - Phản ứng trước việc hai nhóm tàu USS Ronald
Reagan và USS Nimitz đến Biển Đông tập trận, ông Triệu Lập Kiên nói rằng nguyên
nhân gây mất ổn định ở đây là do sự phô diễn sức mạnh của một số quốc gia ngoài
khu vực, ám chỉ Mỹ.
·
Biển Đông : Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN (RFI) - Thanh Phương - Trong cuộc họp thượng đỉnh
trực tuyến ngày 26/06/2020, do Việt Nam tổ chức với tư cách chủ tịch luân phiên
ASEAN, các nước Đông Nam Á đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết đối với
Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn
Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới
đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn
tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy
không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc
·
Cường điệu và thực chất: Việt Nam trong vai trò Chủ tịch luân
phiên ASEAN năm 2020 (BoxitVN) - LS Lưu Tường Quang - 2020 là năm có nhiều cơ hội và thử thách cho Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chỉ tiếc là thời điểm nầy trùng hợp với nhiệm kỳ
thủ tướng của ông Nguyễn Xuân Phúc và nhiệm kỳ Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước của
ông Nguyễn Phú Trọng. Người Việt mình thường nói: “Cha nó lú thì chú nó khôn”,
nhưng trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, có lẽ trong số tam trụ triều đình, không
ai đóng vai trò lãnh đạo nổi bật, hoặc cá nhân hay tập thể, để chụp lấy cơ hội
về mặt thực chất, nhưng họ lại rất kiêu ngạo, tự mãn về mặt cường điệu.
·
VNTB
– Ám ảnh Trung Quốc (VNTB) - Mai Lan (VNTB) – Không hiểu từ đâu mà ở nhiều công viên tại Sài Gòn
đang râm ran tin Bắc Kinh đang muốn được Hà Nội mở cửa biên giới, để giúp dân
Trung Quốc sang lánh nạn mưa ngập lụt và đe dọa bể đập Tam Hiệp. Tin đồn còn khẳng
định luôn là hai ông phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã kiên quyết
phản đối chuyện mở cửa biên giới phía Bắc; thậm chí còn có người dậm thêm mắm,
muối là tướng quân đội Ngô Xuân Lịch đã điều binh sĩ của Quân khu 2 ra dàn ở
biên giới phía Lào, nhằm để ngăn người dân Trung Quốc ‘vượt biên’ sang Việt Nam
để lánh ‘đủ thứ nạn’ đang diễn ra bên trong của Trung Hoa lục địa.
·
VNTB – Làm sao đòi lại đất cho chính quyền mượn, bị đăng ký quyền
sử dụng đất? (VNTB) -
Triệu Tử Long (VNTB) – Kể từ sau tháng tư, 1975 có rất nhiều tài sản đất đai của
tổ chức tôn giáo đã được chính quyền mời rất lịch thiệp làm giấy tờ mượn sử dụng
rất đàng hoàng. Thế nhưng sau đó thì lại là câu chuyện dài tập của đòi hoài
không ai chịu trả. Quy định của pháp luật giải quyết ra sao? Ngày 25 tháng 9
năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 188-CP về chính sách xoá bỏ
triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong
kiến ở miền Nam Việt Nam. Theo đó, Nhà nước quốc hữu hoá các đồn điền và ruộng
đất của các tư sản nước ngoài. Như vậy, chuyện đòi lại các tài sản đất đai bị
‘đánh tư sản’ ở thời điểm hiện tại gần như là vô vọng. Thế nhưng trong các trường
hợp mà chính quyền ký giấy mượn tài sản của tổ chức tôn giáo, thì có lẽ theo
nguyên tắc của sự tử tế, cần sòng phẳng trả lại cho đúng mục đích của nơi là chủ
sở hữu gốc.
·
Vụ Đồng
Tâm: Dự kiến tháng Tám xử nhưng 'luật sư chưa được đọc hồ sơ' (BBC) - Tòa Hà Nội dự kiến xử vụ Đồng Tâm vào tháng
8/2020, trong lúc các luật sư bào chữa nói ‘vẫn chưa được tiếp cận’ hồ sơ vụ
án.
·
Tuyên bố phản đối tư pháp Việt Nam về vụ án Đồng Tâm (RFA) - Đã 10 ngày trôi qua kể từ khi Viện Kiểm sát
Nhân dân thành phố Hà Nội ra cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ án ‘giết người,
chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’, các luật sư vẫn chưa được gặp
thân chủ của mình cũng như không được tiếp cận hồ sơ vụ án. Nhận thấy Tư pháp
Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án này,
hôm 5 tháng 7, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ra một bản tuyên bố với nội
dung phản đối Tư pháp Việt Nam. Ngoài công bố trên mạng xã hội, bản tuyên bố
còn được gửi tới chính phủ và các đại diện cơ quan tư pháp với một số yêu cầu cụ
thể
·
Việt Nam:
Trí thức thế này sao xã hội không trì trệ? (BBC) - Ý kiến nói trí thức yếu kém là sản phẩm của
nghìn năm trì trệ và nay còn bị chủ nghĩa bình quân kéo xuống.
·
Trí
thức như tôi thấy (BoxitVN) - (hay một cách nhìn về trí thức đương đại) Thái Hạo - 1. Tiếp xúc nhiều
với những người trí thức và nghệ sĩ cả ngoài đời lẫn trên không gian mạng, tôi
có vài nhận xét sơ bộ, với góc nhìn của “thế giới như tôi thấy", về những ứng
xử xét như là thái độ tinh thần của con người trước cuộc đời. Chủ trương thái độ
sống “cùng tắc độc thiện kì thân” (Nếu đến mức bi đát nhất thì ta chỉ cần giữ
cho bản thân mình được thanh cao). Đây là hành xử của Nho giáo, thống nhất
trong lối xuất – xử, hành – tàng. Những người Nho giáo chủ trương “tu thân”, lấy
tu thân làm gốc và cũng làm “ngọn”, nếu thời thế an định trị bình thì ra “hành
đạo” giúp đời, nếu xã hội động loạn nhiễu nhương thì lui về ở ẩn để giữ tiết
tháo và sự thanh cao của mình
·
Chúng
tôi đã tranh cử (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Việc ứng cử và tranh cử trong các cuộc bầu cử ở
VN, dưới sự lãnh đạo của ĐCS xem chừng như quá lạ lùng. Thế nhưng đã có một
phong trào bầu cử với sự tranh cử sôi nổi. Đó là việc xảy ra ở các trường đại học
vào thời kỳ 1989-1995, dưới thời Bộ trưởng Phạm Minh Hạc và Trần Hồng Quân. Các
trường tổ chức bầu Hiệu trưởng với danh sách ứng cử từ 4 đến 7 người. Mỗi người
phải viết và công bố một bản Đề cương tranh cử (hoặc Kế hoạch hành động), trình
bày những việc muốn làm, phương pháp tiến hành. Các ứng viên được vận động, được
trình bày Đề cương và trả lời chất vấn ở hội nghị cử tri. Nghĩa là các ứng viên
phải thực hiện việc tranh cử.
·
Quyền
lực và bầu cử (BoxitVN) - Nguyễn Đình Cống - Trong NQ của ĐCSVN về cán bộ có nội dung chống lại
những người có tham vọng quyền lực và chạy chức chạy quyền (gọi chung là tham
quyền). NQ yêu cầu loại bỏ ra khỏi cơ quan lãnh đạo người tham quyền, không bầu
cho người có biểu hiện tham quyền. Nghe qua tưởng là hay, là đúng, nhưng thực
chất đây là sản phẩm của những đầu óc quá kém trí tuệ, chỉ thấy một phần hiện
tượng mà không hiểu bản chất. Đây là một quy định phản khoa học. Họ đã đồng nhất
tham quyền với những hành động xấu xa, bỉ ổi là lợi dụng quyền lực để vinh thân
phì gia, để thực thực hiện những mưu đồ đen tối. Người ta không thấy được mặt tốt,
tích cực của việc “mong ước có được quyền cao chức trọng”.
·
“Thế
lực thù địch” ở đâu? (BoxitVN) - Vũ Hữu Sự - Không biết từ bao giờ, câu “thế lực thù địch” đã trở
thành câu cửa miệng của tất cả các vị lãnh đạo từ to đến nhỏ, từ xã phường đến
trung ương của nước ta. Những thằng đấu tranh chống ông bạn “16 chữ vàng” chiếm
Hoàng Sa, Trường Sa, đưa tàu vào xâm phạm lãnh hải của ta, đâm chìm tàu của ngư
dân ta: thế lực thù địch. Những thằng phản đối Foomosa gây ô nhiễm môi trường,
làm chết hết cá biển: thế lực thù địch. Những thằng phản đối dự án Bauxite Tây
Nguyên: thế lực thù địch. Những thằng phản đối dự luật đặc khu Vân Đồn, Phú Quốc,
Vân Phong: thế lực thù địch. Những thằng nói xấu đường sắt đô thị Cát Linh- Hà
Đông: thế lực thù địch. Những thằng phản đối cướp đất ở Thủ Thiêm, Văn Giang, Lộc
Hưng…: thế lực thù địch. Những thằng nói lên sự thực vụ Đồng Tâm: thế lực thù địch.
Những thằng lên tiếng về vụ giám đốc thẩm ngồi xổm lên pháp luật vụ án Hồ Duy Hải,
trong đó có cả những đại biểu quốc hội như Lê Thị Nga, Lưu Bình Nhưỡng, Trương
Trọng Nghĩa…: thế lực thù địch. Tóm lại là tất cả những ai cất lên tiếng nói
đúng “lòng dân” nhưng trái với “ý đảng” thì đều là thế lực thù địch. Bất cứ ai,
đã tót lên được cái ghế lãnh đạo, từ lãnh đạo xã phường trở lên, là nhìn đâu
cũng thấy thế lực thù địch.
·
“Đánh bóng” thanh danh khi lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải?
(RFA) - Bài viết có tựa đề
“Xin đừng tát nước theo mưa”, của tác giả Đào Minh Khoa, đăng tải trên Báo Công
an Nhân dân Online hôm 5/7, khẳng định rằng rất là đáng tiếc khi một số người
có danh vị xã hội, bao gồm cả cán bộ và đảng viên đã lên tiếng về vụ án Hồ Duy
Hải. Tác giả bài viết cho là “đáng tiếc” vì những cá nhân đó không nên “đánh
bóng” mình bằng cách “tát nước theo mưa’. Tác giả Đào Minh Khoa lập luận rằng
những cá nhân, nếu không tỉnh táo khi phát ngôn về vụ án Hồ Duy Hải,
“đang vô tình trở thành công cụ cho một số thế lực phản động, lợi dụng vụ án để
kích động, chia rẻ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình”
·
Vì sao có hỗ trợ, nhưng kinh tế VN vẫn bị COVID-19 thổi bay nỗ
lực tăng trưởng suốt 30 năm? (RFA) - Theo Tổng cục Thống kê, chưa bao giờ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm
trong gần 30 năm qua của Việt Nam lại thấp như hiện nay, thất nghiệp tăng cao,
nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2020.
Vì sao lại như vậy dù chính phủ Hà Nội đã áp dụng nhiều gói cứu trợ nhằm khắc
phục hậu quả do dịch Covid-19 gây nên?
·
Cookie
Dương: Cô gái gốc Việt mong đến gần với thế hệ trước (BBC) - Đến Mỹ lúc 11 tuổi, Cookie Dương, thuộc thế
hệ Z, đã từng đối thoại êm đềm với bố về chính trị, nhưng giờ đây mẹ cô sợ những
cuộc nói chuyện chính trị của hai bố con, vì biết họ sẽ bất đồng dữ dội.
·
Việt Nam: ‘Cả nước thiếu việc làm, thất nghiệp tràn lan’
(BoxitVN) - Số liệu GDP nửa năm đầu
1,81% là mức thấp nhất kể từ Đổi mới, bằng nửa của GDP năm 1986. Thực trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm, xin trợ cấp xảy ra trên toàn quốc do hệ lụy của đại dịch
Covid-19, truyền thông tại Việt Nam đưa tin. Gần 8 triệu người mất việc, nghỉ
việc luân phiên do Covid-19, trong đó số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập
lên tới hơn 17 triệu người. Đáng chú ý là ở các tỉnh miền Trung nơi các tỉnh có
khu công nghiệp và mạnh về du lịch dịch vụ gần như không có lối thoát nào khác
ngoài viết đơn xin trợ cấp thất nghiệp
·
Núi rác Cam Ly sạt lở lần 2 (RFA) - Bãi rác Cam Ly lớn nhất thành phố Đà Lạt vừa
bị sạt lở vào sáng 6/7. Theo tin báo trong nước loan đi thì hàng trăm tấn rác
thải và nước thải phát sinh đổ xuống gần khu vực nhà dân. Tin cho biết, đợt sạt
lở lần này có vị trí trùng với đợt sạt lở vào tháng 8/2019. Như vậy, trong chưa
đầy 1 năm nhưng bãi rác đã bị sạt lở hai lần. Theo ghi nhận của báo trong nước,
vụ sạt lở mới không gây ảnh hưởng nhà kính và hoa màu của người dân. Tuy nhiên,
tại vị trí núi rác sạt lở, xuất hiện nhiều dòng chảy có màu nước đen kịt bốc
mùi hôi rất khó chịu bắt đầu áp sát vào khu vực sinh sống và canh tác nông nghiệp
của người dân với khoảng cách chừng 50m.
·
Bầu cử 2020 (Bài 11): Đám cử tri lừng khừng (swing voters)
(BoxitVN) - Đoàn Hưng Quốc - Chỉ
còn 4 tháng nữa là đến ngày bầu cử ở Mỹ. Những người ủng hộ Trump đã quyết định
lá phiếu và không đổi ý trong mọi trường hợp. Ngược lại phe chống Trump ngày
thêm phẫn nộ vì tình trạng hỗn loạn trong nước Mỹ về cả dịch bệnh lẫn vấn nạn
màu da mà họ cho là Trump gánh phần lớn trách nhiệm. Nếu dựa theo các thăm dò ý
kiến thì đảng Dân Chủ sẽ thắng lớn, không những ở số phiếu phổ thông (55/40) mà
quan trọng hơn cả là số phiếu cử tri đoàn, và còn thêm cơ hội hốt trọn gói từ
Nhà Trắng đến Thượng và Hạ viện.
·
Virus
corona: Giám đốc FDA không ủng hộ dự đoán vaccine của Trump (BBC) - Không giống Tổng thống Trump, Tiến sĩ
Stephen Hahn, giám đốc FDA, nói rằng ông "không thể dự đoán" khi nào
sẽ có vaccine cho Covid-19.
·
Iran xây hầm ngầm chứa tên lửa phòng không (RFI) - Minh Anh - Một hệ thống kho ngầm chứa tên lửa
phòng không Iran đã được quân đội Iran cho lắp đặt dọc theo các bờ biển vịnh Ba
Tư và vùng biển Oman. Hãng tin tư nhân Tasnim của Iran dẫn lời một viên tướng
chỉ huy Vệ Binh Cách Mạng cho biết như trên. Theo khẳng định của tướng Alireza
Tangsiri với Tasnim, được trang mạng Sputnik của Nga ngày 05/07/2020 thuật lại,
ngoài hệ thống hầm chứa tên lửa phòng thủ địa đối không, quân đội Iran còn triển
khai 428 đơn vị hải quân và hơn 23.000 binh sĩ dọc theo 2.200km vịnh Ba Tư. Vị
tướng này cảnh báo rằng những lực lượng này sẽ hiện diện khắp nơi trong vùng Vịnh,
và đây sẽ là một « cơn ác mộng » cho kẻ thù.
·
Trung Quốc rút quân khỏi vùng biên giới có tranh chấp với Ấn Độ
(RFI) - Minh Anh - Reuters
trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ chính phủ Ấn Độ cho biết hôm nay,
06/07/2020, Trung Quốc bắt đầu cho rút quân dọc theo biên giới có tranh chấp với
Ấn Độ. Ba tuần sau vụ đụng độ đẫm máu làm thiệt mạng 20 binh sĩ Ấn và một số
đông lính Trung Quốc, nhưng con số cụ thể không được tiết lộ, nhiều nhóm lính
Trung Quốc bắt đầu cho tháo dỡ lều trại và các cơ sở tại vùng thung lũng
Galwan, khu vực xảy ra xô xát giữa hai bên. Nhiều phương tiện cũng đã được rút
ra khỏi khu vực này, cũng như là tại hai vùng biên giới khác có tranh chấp :
Hotsprings và Gogra.
·
Bất chấp Covid-19, Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục chạy đua vũ
trang (RFI) - Thùy Dương - Đại dịch
Covid-19 cho dù gây nhiều thiệt hại nặng nề nhưng vẫn không thể dập tắt sự cạnh
tranh chiến lược giữa hai cường quốc láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ, điển hình
là cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước
hôm 15/06/2020, nhưng ẩn sau cuộc chạy đua vũ trang khu vực này là gì ? RFI Việt
ngữ trích lược bài viết của hai nhà nghiên cứu Eléa Beraud và Capucine
Bourget-Olanier được đăng trên trang Asialyst của Pháp, ngày 27/06. Chi tiêu
quân sự của Trung Quốc và căng thẳng ở Biển Đông
·
Lãnh đạo ngoại giao châu Âu thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh căng
thẳng Paris – Ankara (RFI) - Minh Anh - Lãnh đạo ngoại giao cấp cao Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph
Borrell ngày 06/07/2020 công du Ankara trong một bối cảnh căng thẳng, đặc biệt
là giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Phát ngôn viên của lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp
Châu Âu, Peter Stano, cho biết, cuộc đàm thoại giữa đôi bên sẽ đề cập đến mọi
khía cạnh trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu chuyến
thăm Ankara lần này của ông Josep Borrell là « tìm kiếm các giải pháp cho nhiều
hồ sơ ». Phát ngôn viên ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu còn lưu ý rằng « Thổ
Nhĩ Kỳ là một ứng viên quan trọng cho việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời
là một đồng minh của khối NATO », một chi tiết không thể bỏ qua.
·
Paris không cấm nhưng chặn đường Hoa Vi tham gia mạng 5G tại
Pháp (RFI) - Thu Hằng - Sau Mỹ, Anh
và Úc, tương lai của Hoa Vi (Huawei) trên thị trường mạng 5G của Pháp cũng
không mấy khả quan. Pháp “sẽ không cấm hoàn toàn” tập đoàn công nghệ Trung Quốc
tham gia vào thị trường mạng 5G nhưng những điều kiện được đặt ra cho thấy ngược
lại. Hiện có ba nhà cung cấp thiết bị viễn thông - Nokia, Ericsson của châu Âu
và Hoa Vi của Trung Quốc - có khả năng cung cấp trang thiết bị mạng 5G tương
lai tại Pháp. Tuy nhiên, trái với Nokia và Ericsson, trang thiết bị mạng 5G của
Hoa Vi là đối tượng duy nhất bị đưa ra nghiên cứu trước khi quyết định từ chối
hoặc cấp phép
·
Giáo sư
luật chỉ trích chính quyền bị bắt ở Bắc Kinh (BBC) - Ông Hứa Chương Nhuận, người chỉ trích cách
TQ xử lý Covid-19 và đổi luật để ông Tập có thể tại vị trọn đời, bị bắt tại
nhà riêng.
·
TQ cảnh báo
Anh 'chớ can thiệp', tòa Hong Kong xử ba nhà hoạt động trẻ (BBC) - Đại sứ Lưu Hiểu Minh nói Anh đang 'can
thiệp thô bạo' chuyện Hong Kong, trong lúc nhà hoạt động Hoàng Chi Phong kêu
gọi quốc tế giúp đỡ.
·
Anh Quốc sẽ
đơn phương trừng phạt các cá nhân vi phạm nhân quyền (BBC) - Các biện pháp trừng phạt hậu Brexit đầu tiên
để trừng phạt những người bị buộc tội vi phạm nhân quyền sẽ được công bố.
·
Lạm bàn về văn bia ở tháp Kim Lăng – Trung Quốc (BoxitVN) - Nguyễn Thái Nguyên - Chuyện đập Tam Hiệp thì
cả ở Trung Quốc (TQ) và thế giới đã bàn tán nhiều năm rồi. Kẻ bảo không nên làm
mà tiêu biểu nhất là chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý, người mà nếu ở vào triều
đại vua chúa có thể xếp vào hàng “Gián nghị Đại phu”. Ông không những can chính
phủ TQ không nên làm mà còn liệt kê ra 12 điều gọi là hậu quả nếu làm. Dân mạng
bảo đúng 11 điều rồi, còn lại điều 12 là chưa xẩy ra: Thượng nguồn lũ lụt
nghiêm trọng, đập Tam Hiệp sẽ nổ tung! Ông này chỉ tha thiết xin được gặp Tổng
Bí thư hay Thủ tướng 30 phút để trình bày lý do không thể làm con đập này mà
không được. Người nhà của ông nói lúc lâm chung, ông không nói gì khác ngoài lẩm
bẩm câu không thể làm đập Tam Hiệp!
·
Giấc
mộng báo điềm gì? (BoxitVN) - KTS Trần Thanh Vân - Đêm hè, lúc chập tối tôi còn cảm thấy nóng ngột
ngạt, nằm ngủ phải bật quạt. Nhưng đến gần sáng, tôi bỗng thấy lạnh khi có một
cơn gió từ Hồ Tây thổi vào, Trời trở gió, mưa bắt đầu rơi. Nhỏm dậy đi tắt quạt
và tôi không sao ngủ được nữa. Giấc mộng hãi hùng vừa chợt đến thì tôi đã tỉnh
dậy. Một bức tường thành cao ngất vừa đổ sập xuống dòng nước chảy xiết. Không
phải tường thành, một cái cống rất to, không phải cống, một đập nước hùng vĩ vừa
đổ sập, tôi nhìn thấy con ngựa gỗ màu đen bị gãy làm đôi, trôi đi… tôi nghe lao
xao hai tiếng Lan Châu…
·
Có nên loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới?
(BoxitVN) - Đăng ngày: 25/06/2020 –
12:40 Thụy My - Đại dịch virus corona đã cho thấy sự tăng tiến về sức mạnh kinh
tế và quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà tư vấn doanh nghiệp
Francis Journot trên Le Figaro, một khi Bắc Kinh không tôn trọng quy định của
các tổ chức quốc tế, thì không được chiếm một chiếc ghế nào tại đây. RFI xin giới
thiệu bài viết. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc : Trung Quốc đã đầu tư vào các định chế quốc
tế, nhưng lại vi phạm những quy định của các tổ chức này. Chế độ độc tài ngạo mạn
trước đây chủ trương « quyền lực mềm », nay muốn thống trị thế giới, và « lấy
thịt đè người » chừng như là nguyên tắc hàng đầu. Vì vậy cần phải lo ngại trước
ảnh hưởng chính trị và sức mạnh quân sự ngày càng lớn của Bắc Kinh.
·
Cách thức
lên máy bay sẽ thay đổi thế nào do Covid-19 (BBC) - Dịch bệnh Covid đã khiến toàn bộ ngành hàng
không phải thay đổi nhất là trong khâu rủi ro cao nhất là cho khách lên máy bay
làm sao mà hạn chế tối đa tiếp xúc với người khác.
·
Covid-19:
13 trường đại học Anh 'có thể phá sản’ trừ khi được cứu trợ (BBC) - 13 trường đại học đối mặt với nguy cơ vỡ nợ
do cuộc khủng hoảng virus corona.
No comments:
Post a Comment