NGÀY
26/07/2020
BÀI MỚI
*
*
·
Biển Đông : Hải Quân Indonesia tập trận thách thức Trung Quốc
(RFI) - Thùy Dương - 24 tàu
chiến của Indonesia đã tham gia đợt thao dợt 4 ngày ở Biển Đông nhằm thách thức
các yêu sách « đường chín đoạn » của Bắc Kinh. Hải Quân Indonesia hôm qua
24/07/2020 cho biết như trên. Đợt diễn tập bắt đầu vào hôm thứ Ba 21/07, trong
số 24 tàu chiến tham gia, có hai tàu khu trục tên lửa và bốn tàu hộ tống. Đợt
diễn tập trên biển lần này được tiến hành cùng với hoạt động huấn luyện trên đất
liền. Một phần của cuộc thao dợt được tổ chức gần quần đảo Natuna của
Indonesia. Đường ranh giới vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Natuna
trùng với bản đồ « đường 9 đoạn » mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Trang Nikkei Asian Review ngày 25/07/2020 dẫn lời chuẩn đô đốc Ahmadi Heri Purwono
cho biết hoạt động của quân đội Indonesia không bị ảnh hưởng vì dịch Covid-19.
Trong một thông cáo, Hải quân Indonesia cho biết cuộc diễn tập gần quần đảo
Natuna lần này nhằm xây dựng các phương án và chiến lược bảo vệ Natuna.
·
Lựa chọn nào cho Biển Đông? (BoxitVN) - Zack Cooper & Bonnie S. Glaser Khánh An
dịch - Chính sách của Hoa Kỳ không chỉ nhằm bảo vệ tự do hàng hải mà còn đảm bảo
tự do trên biển và quyền hàng hải của tất cả các quốc gia ở Biển Đông. Chính
sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông đã không ngăn được sự chèn ép của Trung Quốc đối với
các nước láng giềng, vì vậy chính quyền Trump đang tăng cường phản đối. Thứ hai
tuần trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tuyên bố “chiến dịch bắt nạt” của
Trung Quốc ở Biển Đông và cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ “không cho phép Bắc Kinh coi
Biển Đông là đế chế hàng hải của họ”. Ngày hôm sau, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao
David Stilwell khẳng định rằng Hoa Kỳ “ sẽ không còn trung lập với những vấn đề
hàng hải này”, và cảnh báo rằng “không có gì là không thể”. Người phát ngôn của
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, cho rằng các bình luận là rất thảm hại
và cảnh báo, “Nếu Mỹ muốn gieo bão, thì cứ để cho bão nổi lớn hơn lên”. Nói là
làm, Trung Quốc sau đó đã điều máy bay quân sự đến đảo Phú Lâm với ít nhất tám
máy bay chiến đấu, bốn trong số đó là máy bay ném bom chiến đấu chống hạm.
Trong khi đó, hai tàu sân bay của Hoa Kỳ và các nhóm tấn công của họ đang đi
thuyền ở Biển Đông. Liệu sự thay đổi trong Chính sách Biển Đông của chính quyền
của Trump có ý nghĩa? Những biện pháp bổ sung nào có thể có kết quả?
·
VNTB
– Cuộc chiến công hàm (VNTB) - Nguyễn Nam (VNTB) – Từng có lo ngại Việt Nam ‘đứng một mình’ nếu
Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không ở Hoàng Sa, giờ cũng tạm thời bớt lo
rồi… Thế giới không thể an toàn cho đến khi Trung Quốc thay đổi. “Chính phủ Úc
bác bỏ tất cả các yêu sách của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển năm 1982 (UNCLOS), cụ thể là các yêu sách vùng biển không tuân thủ
quy định công ước về đường cơ sở, các vùng biển và phân loại những thực thể”,
Úc nhấn mạnh trong công hàm ngày 23-7 (*) Công hàm Úc cũng nhấn mạnh cái gọi là
quyền lịch sử và quyền hàng hải “đã được thiết lập từ lâu” mà Trung Quốc đưa ra
để biện minh cho đường 9 đoạn là “trái với UNCLOS” và “vô giá trị”. Canberra khẳng
định phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS đã
làm rõ điều này. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay Trung Quốc vẫn phớt lờ, thậm chí gọi
tòa án và phán quyết của tòa là “bất hợp pháp”.
·
Môi đã hở, liệu răng có lạnh? (BoxitVN) - Nguyễn Nam - Có lẽ Việt Nam giờ không còn
quan hệ ‘môi - răng’ như hồi nào vẫn hay được tuyên truyền Một thế giới sông liền
sông, núi liền núi, cùng chung văn hóa lý tưởng cộng sản và cùng chung ‘môi hở
răng lạnh’, một thế giới của ‘sơn thủy tương liên, lý tưởng tương thông, văn
hóa tương đồng, vận mệnh tương quan’. Vậy thì vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam lại
im lặng trước việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị ‘dập te tua’ của ‘liên
quân’ từ nhiều quốc gia rải đều trên các châu lục? Và đâu chỉ là im lặng, cơ
quan Tuyên giáo Trung ương Đảng đã phá bỏ thói quen lâu nay trong giới hạn của
‘tôn chỉ mục đích’, để mặc tình các tòa soạn báo liên tục cập nhật tin tức về
chuyện không chỉ ‘môi hở’, mà còn mô tả tỉ mỉ hơn sự bầm dập của cả ‘môi’, ‘mắt’
của Nhà nước cộng sản Trung Quốc.
·
Vụ án Hồ Duy Hải và vụ án Dreyfus (BoxitVN) - Đặng Đình Cung Kỹ sư tư vấn - Ngày 13 tháng
1 năm 2008 tại Bưu cục Cầu Voi, tỉnh Long An, hai nữ nhân viên bưu điện bị cắt
cổ chết. Một tháng sau, công an bắt một nghi phạm tên là Hồ Duy Hải. Trong bản
khai đầu tiên thì ông này nhận tội[1]. Nhưng ở phiên tòa sơ thẩm thì ông kêu
oan và cho tới nay ông vẫn liên tục kêu oan[2]. Mặc dù luật sư bào chữa đã đưa
ra nhiều nhiều bằng chứng cơ quan tố tụng đã rút bớt hoặc không đưa vào kết luận
điều tra, cáo trạng những bằng chứng, hồ sơ có lợi cho ông[3], ông vẫn bị tòa
án Long An tuyên án tử hình. Tất cả các cấp xét xử tiếp theo đều xác nhận tội
trạng của ông Hồ Duy Hải và y án tử hình.
·
Tản mạn chung quanh cuốn Gia đình của Phan Thúy Hà
(BoxitVN) - Trần Văn Chánh - Tôi chọn
lối “tản mạn” luận bàn về cuốn Gia đình của Phan Thúy Hà là để cho phép mình được
tự do nghĩ đâu nói đấy không cần phải có tính hệ thống mạch lạc khoa học. Khi mới
lướt qua cái bìa sách, do không được thông tin gì trước, tôi cứ tưởng đây chỉ
là một cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống đời thường đầy xáo trộn của các gia
đình người Việt Nam trong thời hiện đại, như khá nhiều tác phẩm hiện nay mà
chúng ta thường thấy trưng bày trong các hiệu sách hoặc được quảng cáo trên mạng
Internet. Nhưng khi lật vào trong, đọc bài “Những nếp nhà những phận người” của
Đại tá Nhà văn Thái Kế Toại, viết như thay cho lời tựa sách, mới biết đây là một
sách viết riêng về cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) vốn có tiếng là kinh thiên động
địa và độc ác đã diễn ra ở miền Bắc Việt Nam khởi đầu lai rai từ 1946 và đạt đến
cao điểm trong những năm 1954-1956.
·
VNTB – Quảng Trị: Sân bay dân dụng 8.000 tỷ “phục vụ tâm linh
là số 1”?! (VNTB) - Mỹ Thuận (VNTB) – Hơn
8.000 tỉ đồng vốn đầu tư cho sân bay có quá sức với nhu cầu của một tỉnh nhỏ
như Quảng Trị? Một tỉnh như Quảng Trị với vị trí địa lý cách sân bay Đồng Hới
(Quảng Bình) và sân bay Phú Bài (Thừa Thiên Huế) chỉ chưa đến 100 cây số – thì
việc xây dựng sân bay có hợp lý không, và con số hơn 8.000 tỉ đồng vốn đầu tư
cho sân bay này có quá sức với nhu cầu của một tỉnh nhỏ như Quảng Trị? Phục vụ
tâm linh là số 1. Trong bài báo đăng trên Tuổi Trẻ, số phát hành ngày
24-7-2020, có tựa Nói về sân bay 8.000 tỉ của tỉnh, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị:
‘Phục vụ tâm linh là số 1’
·
Ông Nguyễn
Phú Trọng: 'Thống nhất quan điểm xử lý về Nhật Cường, Sagri, Sabeco' (BBC) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
khẳng định đã chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất quan điểm xử lý đối
với các vụ án lớn.
·
Covid-19:
Thủ tướng Phúc nói không để Đà Nẵng “vỡ trận” (BBC) - Thủ tướng Việt Nam nói “có một bộ phận chủ
quan, lơ là” không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch.
·
Virus
corona: VN dừng nhập khẩu động vật hoang dã (BBC) - Chỉ thị do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân
Phúc ban hành cũng yêu cầu đóng cửa các chợ động vật hoang dã, bao gồm các chợ
trực tuyến.
·
Rồng Việt
Nam đang bị ‘tham nhũng đè cổ’ (BBC) - Ít nhất trong tám năm qua, việc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn hầu
như chưa giải quyết được gì nhiều, theo bình luận của kinh tế gia Bùi Kiến
Thành từ Việt Nam.
·
Hợp tác vì kế hoạch 750 tỉ euro: ‘‘Liên bang châu Âu’’ và sức mạnh
dân chủ (RFI) - Trọng Thành - Nghị Viện
Châu Âu đe dọa bác kế hoạch 750 tỉ euro, mà lãnh đạo 27 nước vừa thông qua sau
4 ngày đàm phán cam go; LHQ đề xuất ''thu nhập tối thiểu tạm thời'' giúp 2,7 tỉ
dân nghèo, ở 132 nước, sống qua đại dịch; Nghị Viện Đài Loan ra nghị quyết sửa
hộ chiếu, để dân Đài không bị lầm là người Trung Quốc; ''Đơn giản là người da
đen'', một trong ba phim ăn khách nhất ở Pháp mùa hậu phong tỏa. Trên đây là
các chủ đề chính tạp chí Thế Giới Đó Đây. Ngày 21/07/2020, vào lúc 5 giờ 28
phút sáng lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu cuối cùng đã đạt thỏa
thuận về kế hoạch chấn hưng 750 tỉ euro, cùng ngân sách 7 năm của khối, sau gần
92 giờ thương lượng kín căng thẳng, có lúc tưởng như đổ vỡ. Tuy nhiên, niềm hân
hoan không kéo dài.
·
Viễn đông Nga : Biểu tình rầm rộ chống Putin (RFI) - Thùy Dương - Cuộc biểu tình quy mô lớn chưa
từng có chống tổng thống Vladimir Putin trong ngày 25/07/2020 đã làm rung chuyển
vùng Khabarovsk, miền Viễn Đông Nga, sát biên giới Trung Quốc. Người biểu tình
tập trung trước trụ sở chính quyền vùng Khabarovsk, trên quảng trường Lênin,
giương cao lá cờ của vùng, các biểu ngữ phản đối chủ nhân điện Kremlin và hô khẩu
hiệu « Tự do », « Putin, hãy từ chức ! », « Thật đáng xấu hổ ! » ... Cho dù có
lệnh cấm tụ tập để phòng chống Covid-19, lực lượng cảnh sát vùng vẫn để người
dân tuần hành. Theo chính quyền vùng Khabarovsk, có khoảng 6.500 người tham gia
biểu tình, còn theo các phương tiện truyền thông ủng hộ phe đối lập, số người
biểu tình lên tới khoảng 90.000 người. AFP cho biết các phóng viên tác nghiệp tại
chỗ nhận định đây là cuộc biểu tình lớn nhất từ khi phong trào biểu tình nổ ra
hồi đầu tháng Bảy.
·
Covid-19 : Vác-xin chưa có đã tranh mua tranh bán (RFI) - Anh Vũ - Các tuần báo chính của Pháp ra tuần
này tiếp tục xoay quanh đại dịch Covid-19. Các chủ đề chính tập trung vào những
biến đổi sâu rộng trong đời sống xã hội trên khắp hành tinh vì trận dịch kéo
dài dai dẳng hơn nửa năm qua. Với tựa lớn trang nhất « Nên chăng ta thay đổi cuộc
sống ? » Courrier International đưa độc giả qua các thành phố lớn từ New York,
Bruxelles, Paris cho tới Tokyo, nơi có những người dân đang tính đến việc thay
đổi căn bản cuộc sống vì khủng hoảng dịch virus corona. Đợt phong tỏa gần như
toàn cầu để chống dịch Covid-19 vừa qua đã để lại những dấu tích trong cuộc sống
con người nhất là ở các đô thị. Chia tay với thành phố. Courrier International
lấy lại một loạt các bài phóng sự của những tờ báo lớn của châu Âu và Mỹ, ghi
nhận thực tế mới là ngày càng đông người dân muốn rời các thành phố lớn về sống
ở nông thôn hay ra ngoại ô, để được sống rộng rãi trong không khí thoáng đãng
hơn
·
Liên Âu hạn chế xuất khẩu công nghệ giám sát sang Hồng Kông
(RFI) - Thu Hằng - Sau thông
tin Liên Hiệp Châu Âu đang nghiên cứu biện pháp trừng phạt Trung Quốc về vấn đề
nhân quyền ở Tân Cương, hãng tin Anh Reuters ngày 24/07/2020 tiết lộ Bruxelles
chuẩn bị một dự thảo trừng phạt Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia đối với đặc
khu hành chính Hồng Kông. Từ Bruxelles, thông tín viên Jérémy Audouard cho biết
thêm : “Tài liệu trên tiết lộ 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu muốn hạn chế
xuất khẩu công nghệ giám sát. Mục đích là tránh để Bắc Kinh chuyển hướng sử dụng
nhiều máy móc hoặc phần mềm nhằm ngăn chặn các cuộc giao tiếp.
·
Houston lo ngại đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc (RFI) - Thanh Hà - Bốn giờ chiều ngày 24/07/2020,
tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, bang Texas chính thức đóng cửa dưới sự giám
sát của cảnh sát Mỹ và trong tiếng vỗ tay của một số người bài Trung Quốc.
Thông tín viên đài RFI, Thomas Harms, có mặt tại chỗ tường thuật về những giây
phút cuối cùng lãnh sự quán đầu tiên của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, được khánh
thành năm 1979, nay bị chính quyền Trump cáo buộc là ổ gián điệp. « Cả ngày Thứ
Sáu hôm 24/07 nhân viên tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston tiếp tục chất lên xe
tải không biết bao nhiêu là những bao rác, bao tải và vali. Trên đường phố vài
người biểu tình thuộc nhóm Pháp Luân Công và kể cả những người Hoa chống cộng
thuộc một hiệp hội do cựu cố vấn và cũng là quân sư của Donald Trump, ông Steve
Bannon, lập ra.
·
Thêm một gián điệp Trung Quốc sa lưới Tư Pháp Hoa Kỳ (RFI) - Thanh Hà - Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ ngày
24/07/2020 cho biết đã bắt được nhà nghiên cứu Trung Quốc Juan Tang từng trốn
trong tòa lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco. Bà là một trong 4 người bị Cục
Điều Tra Liên Bang cáo buộc dùng hộ chiếu giả nhập cảnh vào Mỹ và che giấu liên
hệ với quân đội Trung Quốc. Một quan chức bộ Tư Pháp Mỹ xác nhận với báo giới,
« Một người chạy trốn vào tòa lãnh sự Trung Quốc ở San Francisco trong đêm Thứ
Năm 23/07/2020 đã bị bắt ». Đương sự đang bị tạm giam và trình diện trước một
tòa án nội trong ngày 24/07. Quan chức này cho biết thêm người vừa bị bắt là
Juan Tang, người Trung Quốc. Bà là một chuyên gia về bệnh ung thư và từ tháng
Giêng 2020 đã làm việc tại Đại Học California. Cục Điều Tra Liên bang Mỹ vừa
phát hiện nhân vật này cùng 3 người khác đã sử dụng hộ chiếu giả, đội lốt các
nhà khoa học để dọ thám Hoa Kỳ. Bản thân bà Juan Tang từng phục vụ trong một bệnh
viên quân y Trung Quốc. Mục tiêu những người này nhắm tới là dọ thám các cơ sở
kinh tế của Mỹ
·
Một người
Singapore thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ (BBC) - Đây là sự cố mới nhất trong một cuộc đối đầu
ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
No comments:
Post a Comment