·
Báo chí chính thống rầm rộ
đưa tin "Khám xét chỗ ở lái xe của Chủ tịch Hà Nội" thử xem đằng sau
nó là cái gì.
Tại tất cả các nước cộng
sản, ĐCS luôn muốn dân nghĩ nó đoàn kết, thống nhất và vững như bàn thạch và
đàn áp thẳng tay bất cứ tiếng nói bất đồng nào. Dân chúng tin vậy và sống trong
khiếp sợ: TUYỆT VỌNG và đó chính là cái ĐCS muốn (Stalin đã muốn vậy, Tập và
các đồ đệ của ông đang muốn vậy nhất là sử dụng công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo,...
để siết chặt sự kìm kẹp và làm cho nhân dân càng TUYỆT VỌNG hơn). Đấu tranh với
chế độ cộng sản quả là như trứng chọi đá.
Đấy là tâm lý của số đông
người dân sống dưới chế độ cộng sản.
ĐCS có THỐNG NHẤT không?
Có vững như BÀN THẠCH không? Cuộc đấu tranh với chế độ cộng sản có cơ hội nào
không hay TUYỆT VỌNG?
Tất nhiên các chế độ cộng sản rất muốn nhân dân tin như vậy vì nó củng cố chế độ cộng sản.
Nhưng suy nghĩ đó HOÀN
TOÀN SAI và người vạch ra suy nghĩ sai lầm đó trong năm 1971 là một nhà triết học,
cựu Đảng viên ĐCS Ba Lan Leszek Kołakowski. Ông đã bị buộc phải đi lưu
vong sang Paris cuối những năm 1960. Tiểu luận ngắn rất súc tích của ông
"HY VỌNG và TUYỆT VỌNG" thực sự đã dẫn dắt cuộc đấu tranh của nhân
dân Ba Lan đến thắng lợi 1989, góp phần chính vào việc làm sụp đổ bức tường
Berlin và phá vỡ hệ thống Soviet.
Theo Leszek Kołakowski, nếu
nhân dân suy nghĩ như ĐCS muốn nó suy nghĩ, đại loại ĐCS là đá nguyên khối (bàn
thạch) vững mạnh, đoàn kết, đàn áp thẳng tay thì cuộc đấu tranh cho dân chủ là
VÔ VỌNG, dân sống TUYỆT VỌNG. Nhưng ông chỉ ra suy nghĩ này SAI hoàn toàn.
Chế độ cộng sản không phải như khối đá tảng, nó là một cấu trúc có thể nói như gồm nhiều hòn đá gộp lại. Các hòn đá đó có góc cạnh chứ không được mài nhẵn như các tảng đá dùng để xây dựng các công trình cổ xưa. Có NHIỀU LỖ HỔNG, KẼ HỞ giữa các hòn đá đó. Nếu nước chảy từ từ sẽ làm cho các lỗ hổng, kẽ hở đó toác ra và đến một lúc bản thân hệ thống sụp đổ.
(Xem tiểu luận tại đây: http://tapchidantri.org/hy-vong-va-tuyet-vong/)
Nhất là khi các hòn đá ẩn
dụ ấy là các nhóm lợi ích khác nhau, chúng biết suy nghĩ, tranh giành quyền lực
với nhau, "đốt" lẫn nhau, biến kẻ không thuộc phe cánh mình thành củi,
thì các lỗ hổng, kẽ hở ấy có thể trở nên dễ thấy.
Nói chung chế độ cộng sản
là thế, chiếc khiên bảo vệ nó, lực lượng Còn Đảng còn Mình cũng thế. Việc thanh
trừng nội bộ chẳng còn là bí mật quốc gia nữa mà đang được phơi bày trên báo
chí chính thống hàng ngày!
Ông thiếu tướng công an
Chung, đã trở thành thị trưởng Hà Nội, rất có khả năng ông sẽ lọt vào BCT của
ĐCSVN và thế thì rất có khả năng ông sẽ quay lại Bộ CA làm bộ trưởng (tất cả những
khả năng ấy chỉ là các phỏng đoán) và chắc chắn có các "đồng chí" của
ông không thích vậy, thế thì ngáng đường có thể là một chiêu. Vụ Nhật Cường, rồi
đến lái xe... chính là dấu hiệu còn đảng còn mình cũng có thể có năm bè bảy
phái.
Và cái ông Chung phản lại
cụ Kình và nuốt lời ở Đồng Tâm cũng đáng bị nhốt lắm! Các đồng chí cứ thịt nhau
đi, còn nhiều trò hay để xem trước đại hội,
------------
Leszek
Kolakowski - Tạp
chí Dân trí
09/07/2017
Tóm tắt: Tạp chí Cộng sản-Bất đồng chính kiến Pháp, tờ Politique
Aujourd’hui, đã đăng toàn văn của một phân tích về những triển vọng cho sự
thay đổi chính trị ở Đông Âu, mà nhà triết học lưu vong Ba Lan, Leszek
Kolakowski, đã viết cho tạp chí Kultura. Trong “Luận đề về Hy vọng và
Tuyệt vọng” của mình Kolakowski đã xem xét các lý lẽ của việc cho rằng “hệ thống
xã hội chủ nghĩa bạo ngược” hiện nay, dựa trên mô hình Soviet, là “không thể cải
tạo nổi” – đáng chú ý rằng sự trấn áp quan liêu (hướng chủ yếu chống lại giai cấp
lao động) là đặc tính vốn có (được cài sẵn) của một hệ thống thứ bậc quyền lực
mà kiểm soát tất cả những nguồn thông tin trong nước, có thể ngăn sự thảo luận
tự do và sự phát triển của chủ nghĩa đa nguyên chính trị, và không dám chịu những
rủi ro vốn có trong “dân chủ hóa.” Nhưng, ông tiếp tục để tranh luận, những mâu
thuẫn không thể tránh khỏi của bản thân hệ thống và khoảng cách giữa các giáo
điều và thực tế, tuy vậy, có mở ra một triển vọng về sự thay đổi từ từ đến một
trật tự xã hội có thể chịu đựng được hơn – với điều kiện là các chế độ phải chịu
những áp lực kiên định của một công chúng biết những khả năng phản kháng cái
nguyên trạng.
Dưới đây là bản dịch đầy
đủ của một bài báo của Leszek Kolakowski, có tiêu đề “Trong các nước của
Stalin: Các luận đề về Hy vọng và Tuyệt vọng,” được công bố trong số tháng Bảy-tháng
Tám, 1971 của tạp chí Cộng sản bất đồng chính kiến Pháp, Politique
Aujourd’hui (Paris). Bài gốc tiếng Ba Lan đã xuất hiện trong Paris Kultura,
No.5-6, 1971. Các chú thích, nhấn mạnh và tiêu đề con là của Politique
Aujourd’hui.
No comments:
Post a Comment