03.07.2020 4:28
Tháng 6 năm 2020
Kính thưa Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc,
Chúng tôi, các tổ chức
nhân quyền quốc tế được ký tên dưới đây, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng
tôi về vụ bắt giữ người bảo vệ nhân quyền Tiến sĩ Phạm Chí Dũng vào tháng 11
năm 2019 và các đồng sự của ông gần đây. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan có trách
nhiệm trong chính phủ bảo đảm trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là
sáng lập viên và là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) từ năm 2014.
Ông bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh với tội danh
“làm, tàng trữ, truyền bá thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm mục đích chống lại
Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự
Việt Nam (BLHS) ).
Sau khi ông Phạm Chí Dũng
bị bắt, một số người đã bị quấy rối dưới nhiều khác nhau và kể cả việc bắt giữ
và truy tố các thành viên IJAVN. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2020, hai thành
viên IJAVN khác, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ và sinh viên luật Lê Hữu Minh Tuấn,
đã bị bắt với cùng tội danh tại Hà Nội và tỉnh Quảng Nam.
Từ năm 2013 đến khi bị bắt,
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã viết các bài phân tích và bình luận hàng ngày cho các
phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế về các vấn đề nhân quyền và lập
pháp quan trọng – đáng chú ý là quyền tự do ngôn luận, việc giam giữ các nhà đấu
tranh nhân quyền, thiếu liên đoàn lao động độc lập và các quyền lao động khác
cũng như việc quấy rối xã hội dân sự độc lập.
Là một tiến sĩ kinh tế,
nhiều bài viết của ông trong năm 2019 đã tập trung vào công đoàn lao động, Luật
Lao động Việt Nam, phê chuẩn Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Hiệp
định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA).
Chúng tôi e rằng việc ông Dũng bị bắt là tùy tiện và vì đã thực thi các quyền tự
do cơ bản của ông, những quyền đã được bảo vệ theo luật nhân quyền quốc tế.
Đáng chú ý là Tiến Sĩ Phạm
Chí Dũng đã bị bắt tùy tiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2012 với tội danh “âm
mưu lật đổ chính quyền” và sau đó được đổi thành “tuyên truyền chống lại nhà nước
xã hội chủ nghĩa”. Ông Dũng được thả ra mà không có lời giải thích vào tháng 2
năm 2013 sau bảy tháng ngồi tù và không được xét xử. Năm 2014, ông Phạm Chí
Dũng cũng đã được đề cập đến trong một kháng thư của Uỷ
ban điều tra đặc biệt sau khi ông bị cấm xuất cảnh sang Geneva để tham
gia một sự kiện bên lề liên quan đến vòng hai của chu kỳ Đánh giá Định kỳ Toàn
cầu (UPR) về Việt Nam. Hộ chiếu của ông đã bị tịch thu để ngăn ông Dũng đi lại
kể từ đó.
Vào tháng 1 năm
2020, bốn
chuyên viên thuộc uỷ ban điều tra đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
bày tỏ mối quan ngại của họ về việc bắt và giam giữ tùy tiện ông Phạm Chí Dũng
với Chính phủ Việt Nam. Trong thư phúc đáp ngày 18 tháng 2 năm 2020, Phái
đoàn thường trực nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại LHQ đã
xác nhận cáo buộc Tiến sĩ Phạm Chí Dũng theo Điều 117 BLHS khi cho rằng ông đã
“đăng 63 bài báo xuyên tạc sự thật, kích động các cá nhân trỗi dậy và lật đổ
chính quyền nhân dân, kích động hận thù và cực đoan, đánh lừa mọi người về tình
hình kinh tế xã hội nhằm mục đích gây lo lắng công cộng và bất ổn xã hội.” Thư
phúc đáp trích dẫn Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam để biện minh cho việc
giam giữ ông tuỳ tiện, dù điều khoản này là vi phạm các biện pháp bảo vệ tố tụng
cơ bản và nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính
trị (ICCPR).
Chúng tôi tin rằng việc bắt
giữ Tiến sĩ Phạm Chi Dũng hiện tại liên quan đến việc phê chuẩn EVFTA và EVIPA
của Nghị viện Châu Âu (EP). Vào năm 2019 và đặc biệt là vào tháng 11 năm 2019
ngay trước khi bị bắt, ông Dũng đã nhiều lần yêu cầu EP hoãn việc phê chuẩn
không phải vì ông phản đối EVFTA và EVIPA mà vì ông muốn liên kết việc phê chuẩn
với yêu cầu cải thiện nhân quyền hữu hình, đặc biệt là việc trả tự do cho “tù
nhân chính trị” và thực hiện các khuyến nghị theo Nghị quyết EP
2018/2925 (RSP). Ông tin rằng các bài viết của ông về quyền con người hoàn
toàn tuân thủ quyền tự do ý kiến và biểu đạt, tự do báo chí và tự do lập hội được
bảo hộ theo Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam và các Điều 19, 21 và 22 của ICCPR.
Chúng tôi xem vụ bắt vào
ngày 21 tháng 11 năm 2019 và giam giữ Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là trái với khuyến
nghị số 26, 46, 50 và 52 của Ủy ban Nhân quyền LHQ trong Đánh giá định kỳ thứ
ba của Việt Nam vào ngày 28 tháng 3 năm 2019 và theo các tiêu chí do
Nhóm công tác của Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện thông qua.
Việt Nam là một quốc gia
tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước
chống tra tấn và các hình thức trừng phạt đối xử tàn ác vô nhân đạo hạ thấp
nhân phẩm (CAT), và có nghĩa vụ phải bảo vệ quyền của tất cả những người bị tước
đoạt tự do.
Việc giam giữ Tiến sĩ Phạm
Chí Dũng kéo dài, cho tới nay đã gần bảy tháng, cũng cấu thành việc vi phạm một
lệnh cấm tra tấn và đối xử tệ bạc khác theo Điều 7 ICCPR và CAT, quyền tự do
theo Điều 9 của ICCPR cũng như Điều 10 của ICCPR bảo đảm cho những người bị tước
quyền tự do của họ có quyền được đối xử với nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.
Mặc dù Điều 74 của Luật Tố
tụng Hình sự về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng quy định về việc đình
chỉ người bào chữa tham gia tố tụng trong các trường hợp liên quan đến tội xâm
phạm an ninh quốc gia cho đến khi kết thúc điều tra, bản thân điều khoản này vi
phạm quyền tiếp cận luật sư theo luật nhân quyền quốc tế, cụ thể là Điều 14 của
ICCPR ở trên.
Điều 117 của BLHS là một
hành vi phạm tội mơ hồ và được sử dụng nhằm hạn chế quyền tự do ý kiến và biểu
lộ được Điều 19 của ICCPR bảo hộ. Cáo buộc xuất bản nội dung với ý định chống lại
chính phủ có bị cáo buộc từ việc Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ra khỏi Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền năm 2013. Ông Dũng đã bị một tờ báo của Công
an Việt Nam cáo buộc là “hạt giống đỏ đổi màu” ngay sau khi ông bị bắt
giữ và Điều 117 mới dường như được sử dụng để làm nhụt chí người khác chống đối
hoặc bất đồng.
Một báo
cáo năm 2019 của Ủy ban luật sư quốc tế cho thấy Điều 117 của BLHS và
các điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia khác trong luật hình sự của Việt
Nam không tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam, cả về mặt hình
thức lẫn thực thi. Báo cáo kêu gọi sự chú ý đến các điều khoản mơ hồ và quá mức;
cũng như các hình phạt quá nặng. Điều đó thể hiện sự thiếu vắng của các cơ chế
giám sát hoặc trách nhiệm độc lập hiệu quả trong các quy định của luật hình sự
này, bao gồm Điều 117, vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp và tương xứng
theo luật quốc tế như thế nào.
Chúng tôi xin nhắc lại rằng
theo Tuyên bố của LHQ về quyền và trách nhiệm của các cá nhân, nhóm và tổ chức
xã hội nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và quyền tự do cơ bản được
công nhận trên toàn cầu (Tuyên bố về người bảo vệ nhân quyền), Việt Nam có
trách nhiệm bảo vệ và tạo điều kiện cho người bảo vệ nhân quyền chứ không phải
là tước đoạt quyền của họ.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng là
một người bảo vệ nhân quyền, thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình để bảo vệ
quyền lợi của người khác, và đã bị giam giữ chỉ vì niềm tin và thực thi các quyền
được bảo vệ theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ
Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Nguyễn
Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn và chấm dứt quấy rối các nhà hoạt động xã hội-cộng
sự của ông.
Trân trọng,
Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW
Ủy ban luật sư quốc tế
VETO! Mạng lưới người bảo vệ nhân quyền
***
Tin bài liên quan:
No comments:
Post a Comment