09/07/2020
Blogger Lê Anh Hùng, một
cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, bị chính quyền Việt Nam giam cầm
hơn hai năm vẫn chưa được xét xử. Gia đình của nhà báo tự do này cho biết trong
thời bị giam giữ ông bị công an Hà Nội cưỡng bức điều trị bệnh tâm thần mặc dù
sức khỏe của ông bình thường.
Blogger Lê Anh
Hùng, một cộng tác viên thường xuyên của VOA Tiếng Việt, bị chính quyền Việt
Nam giam cầm từ ngày 05/07/2018 cho đến nay đã hơn hai năm nhưng vẫn chưa được
xét xử.
Hôm 8/7/2020, bà Trần Thị
Niêm cho VOA biết bà đã thăm gặp con trai bà vào ngày trước đó và sức khỏe của
ông vẫn bình thường. Bà nói thêm rằng đã nhiều lần yêu cầu chính quyền giải
thích nguyên nhân vì sao họ chậm xét xử trường hợp của con bà nhưng chưa nhận
được trả lời.
“Cho đến nay vẫn chưa có gì mới. Con tôi ở trong đó
chịu đựng hơn hai năm qua mà chưa được xét xử. Họ không cho biết lý do vì sao
con tôi chưa được xét xử. Tôi cũng đã gửi đơn, làm đủ cách.”
Ông Lê Anh Hùng bị công
an Hà Nội bắt giam vào ngày 5/7/2018 theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự với tội danh
“Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Theo Luật Tố tụng hình sự
Việt Nam 2003, thời hạn tạm giam tối đa để điều tra đối với “tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng” là 16 tháng, bao gồm cả 3 lần gia hạn tạm giam, mỗi lần không quá
4 tháng.
VOA đã liên lạc Công an
và Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội để tìm hiểu lý do vì sao ông Lê Anh
Hùng chưa được xét xử, nhưng chưa được phản hồi.
Bà Niêm cáo buộc rằng
trong thời gian qua ông Lê Anh Hùng bị trại giam đưa vào Viện Pháp y Tâm thần
Trung ương để “đầu độc” làm cho trí nhớ ông “suy tàn.”
“Họ bảo là Hùng bị hoang tưởng. Nhưng từ nhỏ đến nay
nó vẫn làm báo, viết lách bình thường. Tại sao họ lại bảo là hoang tưởng chứ? Họ
trói chân, trói tay bắt phải uống thuốc, rồi họ bắt tiêm thuốc.
“Họ đầu độc để cho Hùng khỏi viết lách hay nói lên sự
thật, họ đầu độc cho suy tàn về trí tuệ để không còn nói lên được sự thật nữa.”
VOA đã liên lạc Viện Pháp
y Tâm thần Trung ương I để tìm hiểu về cáo buộc của bà Niêm nhưng chưa được phản
hồi.
Bà Niêm nói thêm:
“Lê Anh Hùng chả có tội gì hết! Nó chỉ nói lên sự thật
thôi. Họ che giấu sự thật thì họ bắt thôi. Nó tố cáo ông Hoàng Trung Hải và ông
này cũng đã bị đình chỉ công tác rồi. Nó chỉ nói lên sự thật chứ có làm gì trái
đâu!”
Bà Trần Thị Niêm, mẹ
của nhà báo tự do Lê Anh Hùng. Photo YouTube via The 88 Project.
Vào tháng 6 vừa qua, các
cựu viên chức nhà nước và nhà hoạt động cho nhân quyền trong và ngoài nước đã gửi
thư ngỏ cho Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, kêu gọi chính quyền
ngưng lạm dụng điều trị tâm thần và trả tự do cho nhà báo tự do Lê Anh Hùng.
Bức thư có đoạn viết:
“Sau một thời gian Lê Anh Hùng bị bắt, thay vì khởi tố vụ án Lê Anh Hùng tố cáo
hoặc tiếp tục truy tố Hùng với tội danh khi bắt giam, Lê Anh Hùng đã bị đưa đi
giám định tâm thần hai đợt (cuối tháng 10/2018 và tháng 4/2019), và bị cưỡng ép
đưa vào Viện Pháp Y Tâm thần Trung ương, Thường Tín điều trị. Việc giám định và
cưỡng ép chữa bệnh đối với Lê Anh Hùng đã không hề trao đổi, thông báo cho gia
đình.”
Các nhà báo Nguyễn
Văn Hóa, Trương Duy Nhất, Lê Anh Hùng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, là những
cộng tác viên của VOA và RFA thuộc USAGM, đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.
Nhà báo độc lập Tôn Phi, một người ủng hộ cho các hoạt động vì tự do
báo chí và đấu tranh cho lẽ phải của ông Lê Anh Hùng, nói với VOA:
“Tôi rất lấy làm tiếc khi chính phủ Việt Nam bắt bớ
cầm tù những người cầm bút để lên tiếng đòi công bằng cho xã hội. Trong số những
người đang bị bắt giữ, tôi bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc nhất đối với ký giả Lê
Anh Hùng, vì trong tất cả các blogger, nhà báo tự do bị bắt thì anh lại bị đối
xử như một bệnh nhân tâm thần và bị tiêm thuốc tâm thần. Đây là trường hợp đáng
thương nhất và đáng quan tâm nhất!”
Cơ quan Truyền thông Quốc
tế Hoa Kỳ (USAGM), cơ quan giám sát đài VOA, liên tục lên tiếng kêu cầu chính
quyền Việt Nam trả tự do cho ông Lê Anh Hùng, cùng các cộng tác viên khác đang
bị giam cầm như Nguyễn Văn Hóa, Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất, và Nguyễn Tường
Thụy.
No comments:
Post a Comment