BTV
Tiếng Dân
23/07/2020
Tin Biển Đông
VOA đưa tin: Đại sứ Kritenbrink: Mỹ muốn ‘hỗ trợ ngư dân Việt Nam’.
Hôm 22/7, đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink cho biết, Mỹ “mong muốn hợp tác cùng
Việt Nam nhằm phát triển nghề cá một cách bền vững và hỗ trợ ngư dân Việt Nam
trước những đe doạ bất hợp pháp trên biển”. Đại sứ Kritenbrink không nói rõ
các mối “đe dọa”, nhưng hồi tháng 4, Mỹ từng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” vụ TQ
đâm chìm tàu cá VN gần quần đảo Hoàng Sa.
Báo Thanh Niên cho biết, hai oanh tạc cơ Mỹ bay đến Biển Đông khi Lầu Năm Góc lên án hoạt
động của Trung Quốc. Dẫn tin từ website của Lực lượng không quân Thái
Bình Dương (PACAF) của Mỹ đưa tin, hôm 21/7, hai oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ
bay đến Biển Đông, cùng ngày BTQP Mỹ Mark Esper lên án các hoạt động gây hấn của
Trung Quốc trên Biển Đông.
Báo Dân Trí có bài: Chuyên gia nêu 3 khả năng Mỹ hành động nếu Trung Quốc quấy rối
ở Biển Đông. GS Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales của Úc, nhận
định, Mỹ có thể hành động nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối các nước ven biển và
các hoạt động thăm dò dầu khí của họ, qua ba cách:
Một là, Mỹ sẽ hỗ trợ trên
phương diện ngoại giao dưới dạng các tuyên bố bằng lời nói hoặc văn bản. Hai
là, Mỹ có thể thực hiện các hành động đơn phương nhằm ủng hộ một nước ven biển.
Ba là, Mỹ có thể kết hợp với các nước ven biển để thực hiện các hoạt động chung
nhằm ngăn chặn Trung Quốc. Khả năng thứ ba ít xảy ra nhất, vì các nước ven biển
có thể lo ngại Trung Quốc sẽ trả đũa, ảnh hưởng tới lợi ích của họ.
Còn báo Pháp Luật TPHCM dẫn
tin từ trang War on the Rock, phân tích năm “bước đi thông minh” sắp tới của Mỹ tại Biển Đông.
Đó là: 1- Trừng phạt kinh tế Trung Quốc; 2- Tăng cường tuần tra; 3- Hỗ trợ trực
tiếp đồng minh và đối tác; 4- Xây dựng năng lực của đồng minh và đối tác; 5-
Thúc đẩy các tuyên bố chung cứng rắn.
Mời đọc thêm:
.
Quan hệ Mỹ – Trung
căng như dây đàn
Báo Axios của Mỹ đưa tin,
lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, California đang chứa
chấp nhà nghiên cứu quân sự TQ mà FBI truy nã. Bà Tang Juan người TQ, đến Mỹ
bằng visa J-1, với tư cách là nhà nghiên cứu ở trường Đại học UC Davis. Trong
đơn xin thị thực, bà Tang nói bà không có bất kỳ mối liên hệ nào với Quân đội
TQ (PLA).
Nhưng
một cuộc điều tra cho thấy, bà Tang làm việc tại Học viện Quân y Không quân TQ
(FMMU), một trường đại học liên kết với Quân đội Trung Quốc và bà được coi là một
quân nhân tại ngũ. FBI có lệnh khám nhà bà, tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ
của bà với PLA, bà bị buộc tội gian lận visa. Các công tố viên cho rằng, bà
đang trốn trong LSQ Trung Quốc tại San Francisco, nơi FBI tin rằng bà ta vẫn
còn ở trong đó.
Hôm qua 22/7, báo chí đưa
tin, chính quyền Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán TQ ở Houston,
Texas, trong vòng 3 ngày để “bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin
riêng tư của người Mỹ“. Hôm 21/7, người dân trong khu vực thấy khói lửa bốc lên trước sân LSQ.
Cứu hỏa được gọi tới, nhưng họ không được phép vào bên trong.
VOA đưa tin: Truyền thông Trung Quốc đồng loạt phản pháo vụ Mỹ ra lệnh đóng
cửa lãnh sự quán. Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đồng loạt
nói rằng, chính phủ Mỹ ra lệnh Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston “là
một nỗ lực nhằm đổ lỗi cho Bắc Kinh về những thất bại của Hoa Kỳ trước cuộc bầu
cử tổng thống tháng 11″, VOA dẫn nguồn từ Reuters.
Báo China Daily của TQ mô
tả việc đóng cửa LSQ “là bước khởi đầu trong trò chơi mới của chính quyền
Hoa Kỳ nhằm tô vẽ Trung Quốc như một tài tử ác độc trên sân khấu thế giới, từ
đó biến nó thành một kẻ ngoài vòng pháp luật đối với cộng đồng quốc tế”.
Quan hệ song phương Mỹ – Trung đang ở mức xấu nhất kể từ năm 1979, là năm hai
nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
Mời đọc thêm:
.
Tin nhân quyền
Nhân quyền là ưu tiên ‘xuyên suốt’ trong 25 năm quan hệ
Việt – Mỹ, là bài viết trên VOA.
Trong suốt 25 năm Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, “nhân
quyền luôn là một trong các ưu tiên hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ“,
cho dù có khác biệt giữa các chính quyền Mỹ, nhưng mục tiêu của
Washington vẫn “xuyên suốt” trong thời gian qua, các nhà hoạt động thâm
niên nói với VOA.
GS Nguyễn Mạnh Hùng ở
trường Đại học George Mason của Mỹ, nhận định: “Nhân quyền là thành phần cố
hữu của chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng nó không phải là nhân tố quan trọng
nhất. Quan hệ đối ngoại của Mỹ gồm nhiều khía cạnh: chính trị, chiến lược, kinh
tế và nhân quyền. Thông thường, khi những quan tâm về chiến lược và kinh tế lên
cao thì quan tâm về nhân quyền tương đối giảm đi. Nói cách khác, vấn đề nhân
quyền có thể gây khó khăn lớn trong quan hệ Việt – Mỹ hay không tùy thuộc về
cách xử lý của hai bên về vấn đề này”.
Cũng tin nhân quyền, các
nhà hoạt động phát động chiến dịch cáo buộc các công ty hưởng lợi từ việc bóc lột
nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương, qua lời
kêu gọi ngưng sử dụng ‘lao động cưỡng bức’, BBC đưa tin. Các chính trị
gia và các nhà hoạt động nói, các công ty cần phải làm nhiều hơn, nếu không muốn
bị trở thành đồng lõa với chính phủ TQ trong việc vi phạm nhân quyền.
Cô Chloe Cranston, thuộc
tổ chức chống nô lệ Anti-Slavery International, một trong hơn 180 tổ chức liên
quan đến chiến dịch này, nói: “Các thương hiệu và chuỗi bán lẻ nên rời bỏ từ
lâu, nhưng họ chưa và đó là lý do tại sao lời kêu gọi hành động công khai này
là quan trọng và cần thiết. Đây không chỉ là việc chấm dứt mối quan hệ với một
nhà cung cấp. Nó thực sự là về cách tiếp cận toàn diện“.
RFI có bài phân tích: Trấn áp người Duy Ngô Nhĩ: Trung Quốc ngang nhiên vì không sợ bị
xét xử. Các cáo buộc cho biết, khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị nhốt
trong các ‘trung tâm dạy nghề’ ở Tân Cương từ năm 2013; mức tăng dân số ở Tân
Cương từ năm 2015-2018 giảm 84% vì chính sách cưỡng ép triệt sản; tộc người thiểu
số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo đang bị Hán hóa, thậm chí bị ‘diệt chủng.
Có vẻ như luật pháp quốc
tế bất lực đối với chính quyền Trung Quốc trong vụ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở
Tân Cương và rằng hồ sơ Tân Cương khó có thể đi xa hơn ngoài những biện pháp trừng
phạt và lên án, cho nên Trung Quốc thẳng tay đàn áp người Duy Ngô Nhĩ mà không
sợ bị xét xử.
Mời đọc thêm:
– Trung Quốc phản đối Anh cấp quyền công dân cho người Hồng
Kông, cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế (SGĐT).
.
Cả nhà làm quan: Vẫn
lại là gia đình bí thư Bắc Ninh
Báo Tiền Phong hôm 22/7
đưa tin, Thành ủy Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về công tác cán bộ, theo đó ông Nguyễn Nhân Chinh, Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh được điều động làm Bí thư Thành ủy Bắc
Ninh.
Bà Đào Hồng Lan
trao quyết định cho ông Nguyễn Nhân Chinh. Ảnh: Báo Bắc Ninh
Điều đặc biệt là, Nguyễn
Nhân Chinh chính là con trai ông Nguyễn Nhân Chiến, đương kim bí thư tỉnh
ủy Bắc Ninh, là người mà mấy năm trước từng bị tố cáo “cả họ làm quan” gây bức xúc dư luận.
Nhà báo Bạch Hoàn có bài
viết, nhắc lại phát biểu của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch UBND thành Hồ: “Đó là hồng phúc của dân tộc”. Bài viết điểm lại những
ưu và khuyết điểm, thuận lợi và khó khăn khi ông Chinh được bố đẻ Nguyễn Nhân
Chiến nâng đỡ từ khi còn là chủ tịch tỉnh, nay lại được đảng ủy nơi ông Chiến đứng
đầu đề bạt, bổ nhiệm.
Facebooker Phạm Ngọc Hưng bình luận: “Soi chiếu lại lịch sử, thì sự bất bình đẳng
cơ hội đó tất yếu dẫn đến bất ổn xã hội cùng với một bộ máy cai trị thiểu năng,
là những tiền đề cho sự thay đổi triều đại. Thế nên, nhìn gương xưa để thấy những
ngày chúng ta đang sống rất có thể là đêm giao thừa của một cuộc đổi thay chính
trị”.
Mời đọc thêm:
– Ông Nguyễn Nhân Chinh được điều động làm Bí thư Thành ủy Bắc
Ninh (VNN). – Lãnh đạo TPHCM phân trần việc Phó Giám đốc Sở vừa bổ nhiệm đã bị
bắt (RFA).
.
Chính thức tháo dỡ
nhà thờ Bùi Chu
Thánh đường Bùi Chu 135
năm tuổi chính thức được tháo dỡ từ ngày 17/7/2020, nhưng không được nhiều báo chí đăng tải. Có lẽ việc tháo dỡ
nhà thờ lâu đời nhất ở Việt Nam bị nhiều người yêu quý di sản phản đối, nên việc
phổ biến thông tin không được rộng rãi.
Nhà báo Nguyễn Thông bình luận về việc “hạ giải” nhà thờ Bùi Chu: “Tưởng
chỉ có chính quyền cách mạng mới biết dùng uyển ngữ, gọi nhà tù
là trại cải tạo, trung tâm phục hồi nhân cách, gọi đi tù là đi học
tập…, hóa ra bên mấy đức cha quản giáo xứ Bùi Chu cũng rành vụ này.
Họ phá nhà thờ cổ Bùi Chu tuổi đời 135 năm để làm lại, xây mới trên
nền cũ, họ gọi là… hạ giải.
Tôi cam đoan, dù họ có cẩn thận bóc từng viên
gạch, tháo từng viên ngói đã hơn trăm niên ấy, nhưng chả dùng đâu, chỉ
màu mè một chút thế thôi, đỡ eo sèo dư luận. Nếu thấy tòa nhà đã
xuống cấp quá nguy hiểm, không thể duy trì được, cần phải phá thì
cứ nói là phá, xây mới ‘đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’, cần quái gì
phải quanh co uyển ngữ, hạ giải mới chả thượng giải”.
Nhà thờ Bùi Chu đã
chính thức bị tháo dỡ. Ảnh: Báo TT
Thật ra, điều mà nhà báo
Nguyễn Thông nêu đã được chính linh mục Giuse Nguyễn Đức Giang trả lời báo Tuổi Trẻi: “Nhà
thờ mới sẽ được xây dựng trên nền nhà thờ cũ, theo hình dáng bên ngoài giống
nhà thờ cũ nhưng kích thước lớn hơn và vật liệu thì mới hoàn toàn”.
.
Công an oan?
Gần đây, trên mạng xã hội
xuất hiện nhiều clip của đại úy Lê Chí Thành, là người trong sắc phục công an Việt
Nam, xác nhận việc tố cáo trên mạng là “Những gì chúng tôi làm là đấu tranh
tranh, chống tiêu cực, chống lạm quyền, chống quan liêu, chống hách dịch để làm
trong sạch bộ máy, lấy [lại] niềm tin yêu trong nhân dân”.
Trong nhiều clip, đại úy Thành đã tố cáo đích danh đại tá Lê Bá Thủy,
lãnh đạo trại giam Thủ Đức; Nguyễn Trọng Tuấn, giám thị trại giam Xuyên Mộc đã
“cướp” 16ha điều của một gia đình “đồng chí” khác.
Nhà báo Đoàn Bảo Châu cho biết, “sau bao nỗ lực thì mấy cậu này cũng được cấp trên quan
tâm”. Ông Châu bình luận: “Đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình
là một việc cần thiết. Nếu mình không dũng cảm, không quyết tâm gánh vác gánh nặng
đổ vào vai thì công lý không bao giờ tự đến, cũng không có ai đấu tranh hộ mình
cả đâu… Đồng chí với nhau mà còn vậy thì bảo sao người dân thấp cổ bé họng
không rơi vào tuyệt vọng khi bị chèn ép?”
***
Thêm một số tin:
No comments:
Post a Comment