BTV
Tiếng Dân
22/07/2020
Tin Biển Đông
Báo Tuổi Trẻ đưa
tin: Brunei phá vỡ im lặng về tranh chấp ở Biển Đông sau tuyên bố của
Mỹ. Trong tuyên bố hiếm hoi ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Brunei nhấn mạnh,
nước này luôn cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Trong vòng hai tuần sau
tuyên bố cứng rắn của Mỹ, tất cả các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gồm
Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, đều bác bỏ các yêu sách biển
phi lý của Trung Quốc.
BBC có bài về phát biểu Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ: ‘TQ
không có quyền biến Biển Đông thành đế chế hàng hải của mình’. Dẫn nguồn
từ trang NDTV của
Ấn Độ, cho biết, trong buổi hội thảo online về an ninh hôm 21/7, Bộ trưởng QP Mỹ
Mark Esper lên án các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực và ‘tiếp
tục hành vi hung hăng ở khu vực phía Đông và trên Biển Đông‘.
Về việc TQ bồi đắp các đảo
ở Biển Đông và các cuộc tập trận quân sự bất hợp pháp quanh các thực thể đang
tranh chấp, ông Esper nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục các hoạt động
vi phạm luật pháp, các hành vi chèn ép và các hoạt động ác ý khác một cách có hệ
thống… Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quyền biến vùng biển quốc tế thành
một khu vực độc quyền hoặc đế chế hàng hải của riêng mình“.
RFI đưa tin: Chống Trung Quốc trên Biển Đông: Các sứ quán Mỹ nhập
cuộc. Sau tuyên bố cứng rắn của ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông, các đại
sứ quán Hoa Kỳ trong khu vực đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích hành động của
Trung Quốc. Đây là sự kiện chưa từng thấy, theo các nhà phân tích, cho
thấy sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ, chống lại sự bành trướng của
Trung Quốc.
Trong khi đó, Việt Nam và
Trung Quốc tổ chức phiên họp Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung
Quốc lần thứ 12, báo Chính phủ đưa tin. Phiên họp tổ chức trực tuyến
sáng 21/7, giữa hai người đứng đầu là Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm
Bình Minh với ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc.
Ngọai trưởng Việt
Nam Phạm Bình Minh và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong hội nghị trực tuyến
ngày 21/07/2020. Nguồn: AFP/ Nhac Nguyen
Trong phiên họp, hai bên
trao đổi các vấn đề về biên giới lãnh thổ. “Về biên giới trên đất liền, hai
bên đánh giá tình hình cơ bản ổn định, quản lý tốt đường biên, mốc giới và các
cặp cửa khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh tế biên giới”. Về vấn đề trên biển,
hai bên “ghi nhận các thành quả về hợp tác trong lĩnh vực ít nhạy cảm trên
biển. Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về tình hình trên biển thời
gian qua và những điểm còn khác biệt về vấn đề trên biển“.
Sau cuộc họp, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao TQ Uông Văn Bân, nói rằng, “về tổng thể, các mối quan hệ
Trung Quốc-Việt Nam đang trên một quỹ đạo tích cực”, VOA đưa tin. Ông
Uông không nói gì tới những xung đột gần đây giữa hai nước trên Biển Đông, khiến
bộ ngoại giao hai nước nhiều lần lên tiếng cáo buộc lẫn nhau về chủ quyền lãnh
thổ.
VIDEO :
Mời đọc thêm:
Căng thẳng Mỹ –
Trung
Sau tuyên bố hôm 13/7 của
ngoại trưởng Mỹ, lên án Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, căng thẳng giữa
hai nước tiếp tục leo thang. Hôm nay, Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston trong
vòng ba ngày, VOA dẫn nguồn từ Reuters.
Trong một thông cáo, bà
Morgan Ortagus, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói, Hoa Kỳ yêu cầu đóng cửa để
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ: “Hoa Kỳ sẽ
không dung thứ cho các vi phạm chủ quyền và dọa nạt người dân chúng tôi của
Trung Quốc cũng như chúng tôi từng không dung thứ cho các hành động thương mại
không công bằng, việc đánh cắp việc làm của người Mỹ và hành vi nghiêm trọng
khác của Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Uông Văn Bân lên án yêu cầu của Mỹ và đe dọa trả đũa. Ông Uông
nói: “Trên thực tế, xét về số các sứ quán và lãnh sự quán của Trung Quốc và
Hoa Kỳ ở trên đất của nhau và số nhân viên ngoại giao và lãnh sự, Hoa Kỳ có nhiều
nhân viên làm việc ở Trung Quốc hơn rất nhiều“, theo BBC.
Một nguồn tin nói với Reuters rằng, Trung Quốc cân nhắc đóng cửa lãnh sự quán Mỹ
ở thành phố Vũ Hán.
Mời đọc thêm:
Hà Nội lại nóng
Chiều nay, báo chí loan
tin, lái xe của chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung bị bắt với
lý do “chiếm đoạt tài liệu mật trong vụ án Nhật Cường”. Việc lái xe của
“sếp” bị bắt đồng nghĩa rằng “Đám cháy đã lan đến tận cửa thành và người bên
trong cái cửa thành ấy, khó có thể thoát được khói lửa trước kì đại hội”,
như nhận xét của nhà báo Bạch Hoàn.
Thành viên tổ thư ký và lái xe của chủ tịch Nguyễn Đức
Chung. Ảnh trên mạng
Còn nhà báo Việt Thắng,
là người thường xuyên sớm rò rỉ thông tin “mật” ở cung đình thì cho rằng: “Có thể đình chỉ anh sớm! Sau đình chỉ là khởi tố”.
Trong khi đó, ông Nguyễn
Đức Chung tiếp tục nổ: Cần đề cao trách nhiệm nêu gương, nhất là người đứng đầu,
báo Nông Nghiệp VN đưa tin. Ông Chung chỉ đạo quận Đống Đa cần tập trung xây dựng
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ quận đề ra trong nhiệm kỳ tới. “Đảng bộ quận cần đề cao trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp...”
Mời đọc thêm:
- Cựu thư ký UBND TP Hà Nội bị khởi tố (PLTP)
– Thành viên tổ thư ký, tài xế của chủ tịch Hà Nội bị bắt vì chiếm
đoạt tài liệu mật vụ Nhật Cường (TT)
– Vì sao cán bộ giúp việc thân cận và lái xe của Chủ tịch Hà Nội
Nguyễn Đức Chung bị bắt? (Sputnik).
Cập nhật tin vụ án
Hồ Duy Hải
Vụ án này tiếp tục nhận
được sự quan tâm của dư luận khi đây được coi là thời điểm tốt nhất để tìm ra sự thật cho
vụ án và cứu Hồ Duy Hải. Tác giả viết: “Khi bắt một ai đó phải chứng minh
mình NGOẠI PHẠM, thì người đó phải có lý do để phải chứng minh mình NGOẠI PHẠM.
Không ai thấy Hải ở hiện trường. Không có bất cứ dấu vết hay vật chất nào liên
quan đến Hải có ở hiện trường. Vậy thì lấy cái gì là phạm để bắt Hải phải chứng
minh mình ngoại phạm?”
Vụ án Hồ Duy Hải được Facebooker Nguyễn Đăng Khoa tổng kết bằng câu hỏi:
“Vụ án bưu cục Cầu Voi với kiểu phá án ngược ngạo, phi lý của CQĐT Long An nếu
được nhân rộng thành đại trà, chắc có lẽ mỗi công dân Việt Nam không biết vào một
ngày tối trời nào đó thức dậy, mình sẽ cho vào diện nghi can giết người chỉ vì
CQĐT lôi lên đồn hỏi: ‘Tối ngày X cách đây 2 tháng anh làm gì?’ mà không nhớ được
hay lỡ nói ‘tối đó tôi ở nhà ngủ một mình’.”
Trong khi đó trên trang
Báo Sạch, dẫn nguồn từ Viện KSNDTC, cho biết, quá trình điều tra xét xử vụ Hồ
Duy Hải có
nhiều sai sót. Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự, thuộc VKSND Tối cao, khẳng định, “kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND Tối cao
là ‘có căn cứ, đúng pháp luật, hoàn toàn cần thiết’.”
Mời đọc thêm:
Vụ bỏ ra gần 13 tỷ
xây chuồng bò ở Nghệ An
Báo Nhà Đầu Tư có
bài: Nghệ An chi gần 13 tỷ xây chuồng cho đàn bò hơn 5 tỷ.
Năm 2017, tỉnh Nghệ An chi 120 tỷ đồng cho đề án “Hỗ trợ phát triển kinh tế
– xã hội dân tộc Ơ Đu” của huyện Tương Dương. Trong đó trích ra gần 13 tỷ đồng
để xây dựng 67 chuồng bò, trong khi kinh phí đầu tư đàn bò chỉ 5,1 tỷ đồng.
Mỗi chuồng gia súc
như thế này có giá trị lên tới 236 triệu đồng. Ảnh: Báo NĐT
Nhà báo
Trương Châu Hữu Danh cho
biết, Hồ sơ dân tộc Ơ Đu có 45 hộ với 231 nhân khẩu. Tuy nhiên trong quá trình
kiểm tra thực tế “không phát hiện thấy bất kỳ… người Ơ Đu nào sinh sống tại
bản”.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh
Nghệ An đã bắt tạm giam 4 tháng với ông Kim Văn Bốn, để điều tra về tội tham ô
tài sản. Báo Pháp Luật TPHCM đưa tin, đêm 21/7, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Nghệ An cùng cơ quan chức năng khám xét chỗ ở của ông Bốn tại
Chung cư Golden City 6, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An. Cơ quan điều tra xác định,
số tiền ông Bốn chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng.
Người dân đang ở tranh tre nứa, còn chuồng bò được
xây kiên cố chẳng khác nào “biệt thự”. Ảnh: Báo TQ
Mời đọc thêm:
***
Thêm một số tin:
– Phóng viên ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai ngừng kiện chính phủ Việt
Nam, bảo tàng Sơn Mỹ tạm đóng cửa (VOA).
– Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có kế hoạch thăm Trung Quốc (Cali
Today).
No comments:
Post a Comment