BTV
Tiếng Dân
14/07/2020
Sáng nay, tức chiều 13/7,
giờ Washington DC, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một tuyên bố cứng rắn bất ngờ của
Ngoại trưởng Pompeo: Lập trường của Hoa Kỳ về yêu sách biển ở Biển Đông.
Trong đó, Mỹ bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và đứng
về các nước trong khu vực trong cuộc chiến trên biển chống lại Bắc Kinh.
Hình ảnh giám sát từ
năm 2017 cho thấy, Trung Quốc quân sự hóa các bộ phận trên Biển Đông. Ảnh:
Inquirer.net/ Philippine Daily Inquirer
Tuy nhiên, tuyên bố của Mỹ
có một điểm gây tranh cãi: “Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với
vùng biển ngoài lãnh hải 12 hải lý, xuất phát từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền
ở quần đảo Trường Sa (không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia
khác đối với các đảo như vậy)“.
Bài viết trên trang
American Military News: Lần đầu tiên, Mỹ chính thức bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của
Trung Quốc ở Biển Đông, có đoạn: “Hoa Kỳ công nhận yêu sách của
Trung Quốc đối với Trường Sa, nhưng bác bỏ mọi yêu sách mà Trung Quốc đưa
ra vượt quá giới hạn 12 hải lý trên quần đảo Trường Sa“.
Nguyên
văn: “The U.S. does recognize China’s claim to the Spratly
Island, but rejects any claim China makes beyond a 12-nautical mile limit of
the Spratly Islands”.
Nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn bình luận: “Hoa Kỳ bác bỏ những đòi hỏi
về chủ quyền hàng hải (maritime) của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, Hoa
Kỳ không bác bỏ sự đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc (và các quốc gia khác) đối
với quần đảo Trường Sa. Như vậy, Hoa Kỳ khẳng định rằng Biển Đông không phải là
lãnh hải của riêng Trung Quốc, mà đó là vùng biển quốc tế và tàu thuyền của mọi
quốc gia đều có quyền tự do hàng hải trên đó.
Tuy nhiên,
Hoa Kỳ không can thiệp vào những tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia
khác về chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông. Nói cách khác: Hoa Kỳ để
mặc cho Trung Cộng xây dựng đủ thứ công trình trên quần đảo Trường Sa, và mặc
tình cho Việt Nam và các nước khác tranh cãi. Hoa Kỳ chỉ tự khẳng định quyền tự
do hàng hải trên Biển Đông, chứ chuyện Trường Sa thì sống chết mặc bay“.
Báo Dân Trí dẫn từ
Reuters, có bài: Thách thức yêu sách ở Biển Đông, Mỹ “giáng đòn ngoại giao” vào
Trung Quốc. Ông Gregory Poling, Giám đốc AMTI, thuộc Trung tâm Chiến lược
và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) nói: “Điều cơ bản Mỹ nói đó là Mỹ tiếp tục
trung lập về vấn đề chủ quyền đối với các đảo hoặc bãi đá ở Biển Đông, nhưng
chúng ta không còn im lặng về các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở
Biển Đông”.
Ông Polling cho rằng,
tình hình sẽ phụ thuộc vào những hành động sau tuyên bố này của Washington.
Báo Tuổi Trẻ đưa
tin: Philippines lên tiếng sau tuyên bố của Mỹ bác yêu sách của
Trung Quốc ở Biển Đông. Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng
Philippines Delfin Lorenzana đưa ra tuyên bố: “Chúng tôi nhất trí mạnh mẽ với
lập trường của cộng đồng quốc tế rằng nên có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển
Đông.
Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của
Tòa trọng tài thường trực (PCA), và tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển
(UNCLOS) mà Trung Quốc vốn là bên đã ký kết. Sẽ là lợi ích tốt nhất cho sự ổn định
của khu vực khi Trung Quốc chú ý tới lời kêu gọi của cộng đồng các quốc gia
trong việc tuân theo luật pháp quốc tế và tôn trọng các thỏa thuận quốc tế hiện
hành“.
Phản ứng của Trung Quốc
ra sao sau tuyên bố cứng rắn của Mỹ? Website Đại sứ quán Trung Quốc có đăng lời phát biểu của người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc về
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về Biển Đông. Trung Quốc cho rằng, “Hoa
Kỳ đang xâm phạm một cách táo bạo vào lãnh thổ và không phận của các quốc gia
khác và thực hiện ảnh hưởng và quyền hạn ở khắp các vùng biển trên thế giới“.
Báo Tuổi Trẻ có
bài: Đáp trả Mỹ, bà Hoa Xuân Oánh tung loạt tweet… ‘quái dị’ về
Hoàng Sa, Trường Sa. Một trong những tweet quái dị của người phát ngôn
Bộ Ngoại giao TQ là: “Cách đây hơn 70 năm, Trung Quốc đã thu hồi hợp pháp quần
đảo Nam Sa và Tây Sa bị Nhật chiếm đóng bất hợp pháp và tiếp tục thực thi chủ
quyền. Thực tế, các tàu quân sự mà Trung Quốc sử dụng để thu hồi các đảo này là
do Mỹ cung cấp“.
VOA đưa tin: Nhật tố Trung Quốc lợi dụng dịch Covid, đẩy mạnh yêu sách chủ
quyền Biển Đông. Nhật công bố Sách Trắng Quốc phòng hàng năm, cáo buộc
Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để đẩy mạnh yêu sách lãnh thổ trên biển. Về Biển
Đông, Sách trắng quốc phòng Nhật nói, “Bắc Kinh đang củng cố các yêu sách
lãnh thổ bằng cách thiết lập các khu hành chính xung quanh các đảo đang tranh
chấp, buộc các nước đang cố tập trung chống dịch phải đáp ứng“.
Mời đọc thêm:
– Bắc Kinh cáo buộc Mỹ gây chia rẽ trong khu vực, Philippines ủng
hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông (RFA).
.
Hài hước vụ án tại
Tổng công ty Sabeco
Theo VOV, tại Cơ quan điều tra, ông Vũ Huy Hoàng chỉ thừa nhận trách nhiệm với
vai trò người đứng đầu Bộ Công Thương, còn trách nhiệm chính thì ông đổ thừa
cho bà Hồ Thị Kim Thoa. Ông Hoàng nói rằng, ông chỉ “nêu chủ trương chứ không kết
luận”, còn việc “làm giá” tại dự án thuộc Sabeco khi đó là do bà Thoa chịu
trách nhiệm.
Ông Vũ Huy Hoàng đổ
tội cho bà Hồ Thị Kim Thoa trong việc để xảy ra những sai phạm tại Sabeco. Ảnh:
Báo GT
Trong khi đó, bà Hồ Thị
Kim Thoa đã bỏ trốn ra nước ngoài mà cư dân mạng cho biết, bà đã có quốc tịch
Pháp. Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết: “Nghĩ mà cười
ra nước mắt: Đồng chí Hồ Thị Kim Thoa trốn mất qua Pháp, có quốc tịch Pháp rồi.
Nếu ở Việt Nam có khả năng sẽ bị Phó Tổng Thanh tra
chính phủ Trần Văn Thanh thanh tra! Nếu ra Tòa có khả năng sẽ gặp Phó Chánh án
TAND Tối cao Nguyễn Thúy Hiền. Ông Thanh là chồng bà Hiền. Con trai ông Thanh
bà Hiền là rể đồng chí Thoa!”
VietNamNet đưa tin: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị ung thư, được đề nghị giảm nhẹ tội.
Sau khi giúp chuyển khu đất vàng từ tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang tài
sản doanh nghiệp tư nhân, bị đề nghị khởi tố, thì bị can Vũ Huy Hoàng phát bệnh.
Có lẽ do ông ăn đất nhiều quá nên bị bệnh chăng?
Bài báo cho biết: “Kết
luận điều tra cho rằng, quá trình điều tra vụ án, các bị can có thái độ khai
báo thành khẩn, tích cực hợp tác với CQĐT; có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu,
quá trình công tác đều có thành tích, được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng
khen. Bị can Vũ Huy Hoàng bị các bệnh lý về tim, ung thư tiền liệt tuyến. Bị
can Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc sở KH&ĐT) bị ung thư thực quản“.
Báo Dân Trí có bài: Kiến nghị xử lý Thứ trưởng Cao Quốc Hưng. Liên quan tới
vụ án Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương, cơ quan điều tra nhận thấy
chưa đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Quốc Hưng, Thứ
trưởng Bộ Công Thương, nhưng đề nghị xem xét, xử lý về mặt Đảng, chính quyền đối
với ông Hưng.
Vụ tội phạm tham nhũng trốn
ra nước ngoài, báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Trốn truy nã ở nước ngoài, nếu bắt được dẫn độ về Việt Nam
ra sao? Bài báo cho biết, sau khi bị cách chức, cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã trốn ra nước ngoài, nên khi bị khởi
tố về hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng
phí, bà Thoa không còn ở Việt Nam.
Dẫn lời LS Diệp Năng
Bình, Đoàn luật sư TP.HCM, nói: “Các trường hợp như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân
Thanh hay vụ Vũ ‘nhôm’ trốn hụt và thậm chí là cả giám đốc Nhật Cường Mobile
cũng đã biến mất, hay gần đây nhất là cựu thứ trưởng Bộ Công thương… khiến dư
luận không thể không lo ngại về tình trạng người phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài“.
LS Đặng Văn Cường, Đoàn
luật sư Hà Nội, cho rằng hiện nay quy định về dẫn độ tội phạm bỏ trốn
ra nước ngoài đang gặp nhiều khó khăn. Ông Cường đề xuất: “Để ngăn chặn
tình trạng tội phạm bỏ trốn ra nước ngoài và tạo thuận lợi trong việc dẫn độ,
cần nghiên cứu ban hành đạo luật chuyên biệt về dẫn độ với điều kiện
phải bảo đảm các yêu cầu về chính trị, ngoại giao, pháp luật“.
VOV
cũng vừa đăng tải một số hình ảnh khu “Đất vàng” khiến ông Hoàng và bà Thoa vướng vòng lao lý. “Đây
là khu đất có diện tích 6.000 m2 và 4 mặt tiền, nằm ở vị trí đắc địa bậc nhất
ở TP HCM“.
Mời đọc thêm:
– Ông Vũ Huy Hoàng đổ tội cho cấp dưới (NLĐ).
***
Thêm một số tin:
No comments:
Post a Comment