BTV Tiếng Dân
10/07/2020
Tin Biển Đông
Báo Pháp luật TP.HCM có
bài: Nhật, Úc chia sẻ lo ngại tình hình Biển Đông. Dẫn từ
báo The Times of Indian, trong cuộc họp qua mạng hôm 9/7, Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Úc Scott Morrison chia sẻ các quan ngại
sâu sắc về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Sau cuộc họp, chính phủ
Úc ra thông cáo cho biết: “Họ (hai nhà lãnh đạo Úc và Nhật) bày tỏ
quan ngại sâu sắc về những diễn biến tiêu cực ở Biển Đông, bao gồm tình trạng
liên tục quân sự hóa các thực thể tranh chấp và việc sử dụng tàu tuần duyên
cũng như ‘dân quân biển’ mang tính cưỡng ép và nguy hiểm”.
Trang Zing có bài: Thông điệp rõ ràng từ động thái của Mỹ trên Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc, nhận
định: “Cuộc tập trận của hai tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông gửi thông điệp
rõ ràng tới Trung Quốc: Mỹ có thể đột xuất tập trung lực lượng hải quân, không
quân ở Biển Đông”.
BBC đặt câu hỏi: Biển
Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc? TS
Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược
Singapore nhận định: “Thật là một đáng tiếc lớn khi mà Covid-19 đã khiến
tiến trình đàm phán (COC) bị đình lại. Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam, lẽ ra
đã có thể giúp củng cố thống nhất nội bộ trong ASEAN quanh vấn đề này.
Nhưng như bạn biết, không thể tổ chức các cuộc đàm
phán COC do Covid-19, mà phải đợi cho đến khi tình hình dịch bệnh được giải quyết.
Đến lúc đó, Việt Nam không còn ở ghế chủ tịch nữa. Một lần nữa, điều đó thật
đáng tiếc vì so với các quốc gia thành viên ASEAN khác, Việt Nam có thể đáng được
trông cậy hơn trong việc thể hiện lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông”.
Báo VnExpress cho biết: Chuyên gia Trung Quốc hạ thấp khả năng lập ADIZ trên Biển Đông.
Bài viết do tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông thuộc Viện Nghiên
cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng hôm 8/7, cho biết:
“Không có bằng chứng cho thấy chính phủ Trung Quốc dự
định thông báo thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông trong thời
gian tới. Những giả thuyết này chỉ gây căng thẳng ngoại giao và nguy cơ đụng độ
ngoài ý muốn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN”. Nhóm tác giả bài này cho rằng: “Đây là
nỗ lực ‘nhằm gây chia rẽ’ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trong khu vực
và để “cản trở hợp tác”.
Hôm qua, RFI đặt câu hỏi: Biển Đông: Trung Quốc muốn gì khi nối lại đàm phán về COC? Trong
hội nghị tham vấn ASEAN –Trung Quốc hôm 1/7, Bắc Kinh đề xuất khởi động lại đàm
phán COC, trong khi Trung Quốc khởi động đợt tập trận quy mô ở Hoàng Sa, cho thấy,
Bắc Kinh chơi đòn “vừa đấm vừa xoa”, nhắm vào các nước ASEAN.
Giáo sư Stephen Nagy, Đại
Học Công Giáo Tokyo, cho rằng, đề nghị của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm
này cho thấy Bắc Kinh tin tưởng sẽ quay trở lại bàn đàm phán ở “thế
mạnh”, trong lúc nhiều nước ASEAN đã bị Covid-19 làm suy yếu, nhất là về mặt
kinh tế.
Mời đọc thêm:
- Trung Quốc trỗi dậy dựa trên vũ lực (RFI).
– Thế cờ mới trên Biển Đông (TT).
.
Quan tham bị khởi
tố
Truyền thông trong nước
đưa tin tối nay: Khởi tố cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng.
Sau nhiều lần nâng lên, đặt xuống, cuối cùng ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ
Công thương, cũng đã bị khởi tố để điều tra tội “vi phạm quy định về quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí“.
Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công thương. Nguồn:
TP
Dù bị khởi tố, nhưng ông
Vũ Huy Hoàng vẫn chưa bị bắt, mà được tại ngoại hầu tra, cấm đi khỏi nơi cư
trú. Hồi năm 2016, ông Hoàng đã bị đảng kỷ luật, bằng hình thức cách chức
“nguyên” Bộ trưởng và bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương giai đoạn
2011-2016.
Nhà
báo Trương Châu Hữu Danh cho biết, ngoài ông Hoàng, hai thuộc cấp
khác của ông cũng bị khởi tố, một người bị bắt giam, người kia được cho tại ngoại.
Cũng tin khởi tố quan
tham, trang web Bộ Công an đưa tin: Khởi tố bị can đối với 2 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại
Công ty Nhật Cường. Hai nhân vật bị khởi tố lần này là Bùi Quốc Việt,
anh trai của Bùi Quang Huy và là nhân viên Công ty Nhật Cường, tội buôn lậu; và
Võ Việt Hùng, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Đông
Kinh, tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Còn Bùi Quang Huy, ông chủ Nhật Cường, dù đã có lệnh khởi tố
và bắt tạm giam từ tháng 5/2019, nhưng đã trốn thoát ngay trước mũi công an một
cách ngoạn mục. Hơn một năm qua, dù có lệnh truy nã của Bộ Công an, nhưng Bùi Quang Huy vẫn biệt
vô âm tín.
Mời đọc thêm:
Đọc lại: Ông Vũ Huy Hoàng có khi đi nước ngoài tới 163 ngày/năm (PLTP).
.
Tin Nhân quyền
Nghiệp đoàn Độc lập Việt
Nam bác bỏ các cáo buộc nói tổ chức này là “nghiệp đoàn quốc doanh” hay “cánh
tay nối dài của Tổng Liên đoàn Lao động VN (TLĐLĐVN)”. Thông cáo được đưa ra vào hôm 9/7, Nghiệp đoàn Độc lập
VN khẳng định:
“Mục tiêu của bất cứ nghiệp đoàn nào được lập ra là
để phục vụ người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Nghiệp đoàn Độc lập VN được lập ra không ngoài mục đích trên. Hiện nay, tại Việt
Nam chỉ có TLĐLĐVN là tổ chức công đoàn duy nhất được nhà nước CHXHCN Việt Nam
công nhận. Nếu TLĐLĐVN thực hiện đúng chức năng của một nghiệp đoàn là bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người lao động thì có cùng mục tiêu với chúng
tôi…
Chúng tôi đặt tên của tổ chức là Nghiệp đoàn Độc lập
Việt Nam cũng là để nhấn mạnh sự độc lập của chính mình. Rất tiếc, một vài cá
nhân, tổ chức chưa tìm hiểu cặn kẽ nên đã hiểu lầm và thậm chí còn quy chụp rằng
‘đây cũng là một tổ chức lao động trá hình nằm trong thủ đoạn nói một đằng làm
một nẻo của ĐCSVN’… Chúng tôi – Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam – không phải và sẽ
không bao giờ là một tổ chức ngoại vi của bất cứ đảng phái chính trị nào và
càng không phải là một tổ chức nghiệp đoàn quốc doanh trá hình”.
Bà Phạm Đoan Trang rời khỏi Nhà xuất bản Tự Do. Thông báo được chính bà Trang đưa trong bối
cảnh các cộng sự của bà đang bị đàn áp. Bà Trang viết: “Tôi nghĩ rằng với
tư cách là người đại diện và tác giả chính của NXB Tự Do, tôi cũng phải chịu
trách nhiệm cho việc anh chị em NXB (và cả độc giả – tức là những người không
phải thành viên NXB) bị trấn áp, sách nhiễu, và đứng trước rủi ro bị bắt bất cứ
lúc nào…
Sau khi bàn bạc với các cộng sự, tôi đi đến quyết định:
rút khỏi NXB Tự Do. Kể từ hôm nay (10/7/2020), tôi không còn là đại diện hay
thành viên của NXB Tự Do, không tham gia bất cứ công việc nào của NXB Tự Do nữa…”
Hôm 3/6, Tiếng
Dân đưa tin, Nhà xuất bản Tự do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA)
trao tặng giải thưởng Prix Voltaire 2020, nhằm tôn vinh sự dũng cảm của họ
trong việc phổ biến những cuốn sách có giá trị cho độc giả.
BBC có bài: Việt
Nam: Không ‘đánh thức và dẫn đường’ thì không phải là trí thức. Tiến
sĩ, bác sĩ Trần Tuấn từ Hoa Kỳ chia sẻ quan điểm: “Câu hỏi
chính yếu đặt ra với tầng lớp này, là họ có còn là trí thức nữa hay không? Hay
chỉ mang danh, còn thực chất trí tuệ và phẩm chất đặc trưng của giới trí thức
(được hiểu chung trong khoa học xã hội) là “rất mờ” ở họ, khiến họ không thực
thi được hai chức năng mong đợi cơ bản là thứ nhất ‘đánh thức xã hội’… và hai
là ‘dẫn đường’ xã hội hành động…”
VOA đưa tin: 346 người Việt ‘kẹt’ ở Mỹ về nước, hơn 10.000 người vẫn chờ
hồi hương. Truyền thông trong nước loan báo, Việt Nam đưa thêm 346 người
Việt từ thủ đô Washington của Mỹ về nước trong hai ngày 8 và 9 tháng 7. Trong
khi đó, vẫn còn hơn 10.000 người Việt ở Mỹ đăng ký được hồi hương,
song hiện phải chờ đợi giữa lúc chưa có đường bay thương mại nào được
thiết lập.
Mời đọc thêm:
.
Quan chức Trung Quốc
“vi phạm nhân quyền” bị trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky, còn quan chức
Việt Nam?
BBC đưa tin: Mỹ trừng
phạt quan chức TQ vụ đàn áp người Uighur ở Tân Cương. Tên của 4 quan chức
này là: Ông Trần Toàn Quốc, Bí thư đảng Cộng sản khu tự trị Tân Cương; Chu Hải
Luân, cựu Phó Bí thư đảng Cộng sản khu tự trị Tân Cương; Vương Minh Sơn, Giám đốc
và Bí thư đảng ủy cục công an Tân Cương; Hoắc Lưu Quân, cựu Bí thư đảng ủy cục
công an Tân Cương.
Trang VnExpress đưa
tin: Mỹ trừng phạt bí thư đảng ủy Tân Cương. Bốn quan chức
có tên trong lệnh trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky, được xác định “chịu
trách nhiệm hoặc đồng lõa việc giam giữ, ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, người dân
tộc Kazakhstan và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương“. Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo tuyên bố hôm 9/7: “Mỹ sẽ không đứng yên khi Trung Quốc vi phạm nhân
quyền nhắm vào các nhóm này”.
Theo Đạo luật Magnitsky, những quan chức vi phạm nhân quyền
nghiêm trọng hoặc tham nhũng trên khắp thế giới sẽ bị trừng phạt bằng cách
phong tỏa tài sản, cấm làm ăn, và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với gia đình họ.
Ngay lập tức, Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả sau khi Mỹ cấm vận 4 quan chức
cao cấp, báo Thanh Niên cho hay. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay tuyên
bố, nước này sẽ áp đặt biện pháp đáp trả đối với những tổ chức và cá nhân Mỹ có
hành vi xấu về khu tự trị Tân Cương, nhưng không nêu rõ biện pháp đáp trả này
là gì.
Mời đọc thêm:
No comments:
Post a Comment