BTV
Tiếng Dân
01/07/2020
Tin Biển Đông
Hôm nay là ngày đầu tiên
Trung Quốc tập trận ở Biển Đông, kéo dài đến hết ngày 5/7. Báo Tiền Phong có
bài: Trung Quốc tập trận trái phép ở Hoàng Sa. Đây là đợt tập
trận có quy mô lớn của Trung Quốc, với sự tham gia của các máy bay tiêm kích
J-10, J-11, Su-30 và máy bay do thám Y-8. Tất cả các tàu bè nước ngoài bị cấm
đi vào khu vực tập trận.
Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết, “qua hình ảnh
từ vệ tinh, có thể nhận thấy một số tàu quân sự TQ đã cập một cầu cảng trên đảo
Phú Lâm, ngoài tầu đổ bộ (thuộc 071 type), chuẩn bị cho cuộc tập trên tại QĐ
Hoàng Sa và vùng biển lân cận. Trong số tầu cập cảng đảo Phú Lâm dường như có một
vài tầu chở các xe tăng, xe bọc thép…”
Báo Thanh Niên đưa
tin: Hải quân Mỹ thao diễn rầm rộ ở Biển Đông và vùng lân cận.
Sau khi điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, USS Nimitz và
USS Ronald Reagan cùng nhiều tàu khác đến cửa ngỏ Biển Đông, Hải quân Mỹ liên
tiếp có nhiều hoạt động thao diễn trong những ngày qua.
Hoạt động diễn tập
tấp nập trên tàu sân bay USS Ronald Reagan trong đêm. Nguồn: Hạm Đội Thái Bình
Dương của Mỹ
Về tàu Hải Dương 4 của
Trung Quốc, trang Dự án ĐSK Biển Đông đưa tin, sau mấy ngày ở quanh
khu vực Đá Chữ Thập và Châu Viên, sáng nay tàu này “đã di chuyển vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khoảng 10h sáng 1/7/2020, Hải Dương 4 di
chuyển với tốc độ 1,5 hải lý/giờ tại vị trí cách Đảo Phú Quý khoảng 192 hải lý.
Đến 8h tối nay, tàu đã di chuyển sâu thêm 10 hải lý, cách đảo Phú Quý khoảng
182 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 192 hải lý. Qua bản đồ AIS, có thể quan sát
được 1 tàu kiểm ngư của Việt Nam vẫn đang theo sát di chuyển của tàu Hải Dương
4“.
Mời đọc thêm: Biển Đông trong Tuyên bố Chủ tịch ASEAN 2020 có gì đáng chú ý? (VOV).
– Quan tâm cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông, chuyên gia
Australia ủng hộ gia tăng chi tiêu quốc phòng (TG&VN). – Khi Trung Quốc đòi gây chiến với nhiều bên (TN).
– Úc sẽ mua hỏa tiễn tầm xa, lo xung đột xảy ra (BBC).
.
Tin Nhân quyền
LS Trần Đình Dũng đưa tin
về vụ nhảy lầu tự tử sau tuyên án chiều nay: Nỗi uất nghẹn dưới thềm công lý! Vụ việc xảy ra tại
Tòa án TP HCM, sau khi tuyên xử, bà Trần Thị Mỹ Hiệp, đã nhảy lầu tự tự vì cho
rằng Tòa án xử quá bất công đối với vợ chồng bà.
LS Dũng cho biết: “Vụ
tự tử được một nhà báo phát hiện và mọi người can thiệp kịp thời nên không xảy
ra thiệt mạng như vụ ông Lương Hữu Phước ở tỉnh Bình Phước mới đây mà dư luận
chưa nguôi ngoai”. Mời xem video clip tự tử bất thành: https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/07/Nh%E1%BA%A3y-l%E1%BA%A7u.mp4?_=1
LS Dũng bình luận: “Tự
tử là ứng xử cuối cùng khi không còn con đường nào có thể đi trong cuộc đời
này. Tự tử sau tuyên án, một nỗi uất nghẹn tột cùng. Tòa án là nơi mà người dân
có thể trông đợi Công lý đến với mình. Nhưng không thể có Công lý ở nơi này thì
người dân biết tìm ở đâu. Họ
chọn cái chết dưới thềm Công lý vì Nỗi uất nghẹn đang xâm chiếm hết tâm trí.
Ngày càng nhiều những Nỗi uất nghẹn dưới thềm công lý!”
Vụ ông Lưu Hữu Phước tự tử,
báo Lao động đưa tin: Gia đình ông Lương Hữu Phước đã nhận được quyết định giám đốc
thẩm. Tin cho hay, tất cả các bản án sơ thẩm, phúc thẩm liên quan đến vụ
tai nạn giao thông của ông Lương Hữu Phước, người nhảy lầu tự tử tại Tòa án Bình Phước, đều bị tuyên hủy.
Vụ án được chuyển cho Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM để điều tra lại.
Hôm qua, VOA đưa
tin: Báo cáo viên đặc biệt LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình về ‘sách
nhiễu’ tự do tôn giáo và nhân quyền. Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn
giáo hay niềm tin và Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của những người bảo vệ
nhân quyền, yêu cầu Việt Nam trả lời về các hành vi:
“Hăm doạ, sách nhiễu, cấm xuất cảnh, theo dõi và sử
dụng bạo lực đối với các cộng đồng tôn giáo độc lập và những người bảo vệ nhân
quyền vì họ tìm cách tham gia hoặc đã tham gia hội nghị quốc tế về tự do tôn
giáo hay niềm tin khu vực Đông Nam Á năm 2019, diễn ra tại Bangkok (Thái Lan)”.
Đề án Dân quyền Việt Nam
thông báo, sáng nay, năm người Ê Đê theo đạo Tin Lành đã bị áp giải lên đồn công an huyện
Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk, vì tham gia ký thư chung gửi đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm
6/4.
Bốn công an mặc thường
phục tham gia áp tải những người sắc tộc thiểu số Êđê theo đạo Tin lành ở Đắk Lắk
hôm 1/7. Ảnh DADQVN
Năm người bị đưa lên đồn
làm việc là: Y Khiu Niê, Y Ruet Mlô, Y Đinh Êban, Y Yut Êban, YLychan Êban.
Ngoài việc tham gia ký thư chung gửi đến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm người
này được cho biết là đang hợp tác với Liên Hiệp Quốc về báo cáo vi phạm nhân
quyền tại Việt Nam. Tin nói rằng, việc làm của chính quyền tỉnh Đắk Lắk
là “đang trả thù những người viết báo cáo vi phạm nhân quyền đang hợp
tác với LHQ tại Việt Nam”.
Một tổ chức độc lập bảo vệ
cho người lao động là Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam vừa tuyên bố ra mắt
hôm 1/7, trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu
lực. Trang web của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam có địa chỉ: nghiepdoandoclapvn.org
BBC tiếp tục có cuộc trao
đổi với những nhà hoạt động, bất đồng
chính kiến VN: chia sẻ về mưu sinh và viễn kiến. TS Nguyễn Quang A nhận
định: “Cộng sản ở mọi nơi luôn đánh vào cái dạ dày của các nhà hoạt động và
tạo cho họ nhiều khó khăn về mưu sinh, nhưng thời nay có ngàn vạn cách để né cú
đòn đó của nhà cầm quyền. Người Việt Nam chí ít cũng đã đòi lại được một số quyền
kinh tế và về phương diện này các nhà hoạt động thời nay có thuận lợi hơn các vị
tiền bối rất rất nhiều”.
Nói về viễn kiến dân chủ
trong tương lai, ông Quang A nói tiếp: “Đừng mong đợi sự thay đổi hay điều
kiện, hãy góp phần tạo ra sự thay đổi và các điều kiện đó! Vì cuộc đấu tranh là
lâu dài gian khổ nên chưa thể mong có thay đổi “lớn lao” trong thời gian ngắn nếu
chúng ta không hành động mà chỉ mong ước hay than phiền, nhưng có thể xây dựng
một số yếu tố của xã hội dân chủ, tự do ngay trong lòng chế độ độc tài, đó là
cách tích cực, không có nó thì cả ngàn năm nữa cũng không có dân chủ và tự do”.
Hôm qua, RFA có
bài: Thư gửi thủ tướng Úc về trường hợp tù chính trị Châu Văn Khảm tại
Việt Nam. Tin cho hay, gần 50 hội đoàn của người Việt tại Úc ký tên vào
thư chung gửi thủ tướng Úc Scott Morrison, kêu gọi ông cần có những hành động cấp
thiết để cứu ông Châu Văn Khảm, 71 tuổi, công dân Úc gốc Việt hiện đang bị phía
Việt Nam giam giữ với nhiều chứng bệnh được cho là nguy hiểm tới sinh mạng của
ông.
Cũng tin trên RFA, hôm
qua có bài: Gia đình tù nhân lương tâm khiếu nại việc đối xử thô bạo, nhục
mạ bởi quản giáo. Chiều 30/6, ông Nguyễn Văn Đức Ấn, anh trai của ông
Nguyễn Văn Đức Độ cho biết về tình trạng của người tù chính trị này, như sau:
“Độ báo là bây giờ như
vậy là chân đi lại rất là khó khăn, Độ nói là yêu cầu được đi khám y tế theo
quy định nhưng mà bị từ chối. Bây giờ Độ nói là nghi bị đứt dây chằng, bây giờ
chân bị sưng vì khi bị cùm 2 ngày 1 đêm, Độ chịu không nổi nữa la lên và nói rằng
là nếu không tháo cùm ra là chỉ có đập đầu tự tử chết thôi chứ còn không chịu đựng
nổi nữa thì khi đó họ mới tháo cùm ra”.
No comments:
Post a Comment