10/07/2020
Từ nữ đại tá Nga cho tới thống tướng Myanmar, nước
Anh hậu EU lần đầu tiên đã quyết định trừng phạt gần 50 nhân vật vi phạm nhân
quyền trên thế giới bằng cách cấm họ vào Anh cũng như phong toả tài sản của họ
tại vương quốc này.
Danh
sách gồm 47 cá nhân ở Nga, Arab Saudi, Myanmar và hai tổ chức của Bắc
Triều Tiên.
Trang
web của chính phủ Anh nêu chi tiết:
·
25 công dân Nga liên quan
tới việc ngược đãi và cái chết của kiểm sát viên Sergei Magnitsky, người phát
hiện ra vụ tham nhũng hàng loạt tại Nga của một nhóm các quan chức thuế và cảnh
sát.
·
20 công dân Arab Saudi
liên quan tới cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi
·
2 tướng quân đội cao cấp
của Myanmar liên quan tới bạo lực tàn ác và có hệ thống đối với người Rohingyia
và các sắc dân thiểu số khác.
·
2 tổ chức liên quan tới
lao động cưỡng bức, tra tấn và giết người tại các trại cải tạo của Bắc Triều
Tiên.
Nữ Đại tá Nga Natalya Vinogradova là cục phó chuyên điều tra tội phạm tài chính
và sở hữu ở Bộ Nội vụ Nga. Người phụ nữ sinh năm 1973 này bị tố cáo liên quan tới
việc đối xử tệ bạc với ông Magnitsky khiến ông chết trong khi bị giam giữ hôm
16/11/2009. Vị đại tá nằm trong nhóm điều tra vốn không xem xét các khiếu nại của
ông Magnitsky về chuyện bị ngược đãi trong trại giam và đã hỗ trợ cho những thuộc
hạ trực tiếp có các hành động ngược đãi. Anh cấm bà đại tá vào nước Anh cũng
như phong toả tài sản. Một nữ thẩm phán Nga, Svetlana Ukhnalyova, cũng sinh năm
1973, chịu trừng phạt tương tự vì đã ra quyết định gia hạn tạm giữ ông
Magnitsky.
Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar
là quan chức cao cấp nhất trong danh sách 47 người bị cấm tới Anh và bị phong
toả tài sản. Ông Hlaing là người đứng sau hai chiến dịch quân sự ở tỉnh Rakhine
hồi năm 2017 và 2019 vốn gây ra các vụ thảm sát, tra tấn và hãm hiếp người
Rohingya.
Bộ trưởng Ngoại giao Anh
Dominic Raab, người từng là luật sư về nhân quyền, nói Anh sẽ tiếp tục cho thêm
vào danh sách trừng phạt các cá nhân vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở bất kỳ
đâu trên thế giới. Điều này có nghĩa là các quan chức độc tài và tàn ác ở mọi
quốc gia, kể cả ở Việt Nam, cũng đều có thể bị đưa vào danh sách.
Vụ Đồng Tâm xảy ra hồi đầu năm nay trong đó một cụ già bị bắn chết tại chỗ, vợ ông
bị đánh đập, con ông có những dấu hiệu bị tra tấn có tiềm năng bị đưa vào tầm
ngắm. Dĩ nhiên điều này còn tuỳ thuộc vào sự vận động của các tổ chức dân sự
khác nhau đối với chính giới Anh cũng như quan hệ của Anh với Việt Nam. Hai tổ
chức dân sự, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền hôm
7/7 đã
lên tiếng về vụ Đồng Tâm và nói quy trình xét xử quốc tế và các tiêu
chuẩn xét xử công bằng không được áp dụng cho những người bị giam giữ. Họ nói
các quan chức Việt Nam đã không điều tra vụ giết chết ông Lê Đình Kình mà lại
chính trị hoá việc xử lý vụ việc.
Dựa vào danh sách những
người mới bị Anh trừng phạt, người ta có thể thấy London sẵn sàng ra tay với bất
cứ ai liên quan tới những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng dù đó là thẩm phán,
coi ngục hay tướng tá. Nước Anh không còn bị ràng buộc bởi quy chế quyết định tập
thể của EU và sẽ có các quyết định chóng vánh hơn đối với những quan chức vi phạm
quyền sống, quyền được đối xử tử tế và quyền không bị cưỡng bức lao động. Điều
này chắc chắn buộc những chính thể cộng sản muốn trục lợi từ quan hệ với các cường
quốc trên thế giới phải cân nhắc mỗi khi có những vi phạm nhân quyền trắng trợn.
Không loại trừ trường hợp các quan chức đang xử lý vụ Đồng Tâm, vụ mà nhà
văn Nguyên Ngọc nói là “tội ác trời không dung đất không tha”, sẽ có
ngày có tên trong danh sách.
No comments:
Post a Comment