17/06/2020
Không chỉ giật mình, mà
phẫn nộ với bài báo có tiêu đề “Trung Quốc tố Ấn Độ vượt biên, tấn công binh lính”
đăng trên Vnexpress ngay 16/6/2020.
Khu vực biên giới
tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT
1. TRUNG QUỐC “TỐ” NHƯ THẾ NÀO?
“Trung Quốc tố Việt Nam
vượt biên tấn công Trung Quốc nên Trung Quốc buộc phải phản kích tự vệ bằng 60
vạn quân trên toàn tuyến biên giới Việt -Trung hơn 1200 km vào ngày 17/2/1979”.
“Trung Quốc tố tàu cá ngư
dân Việt Nam chủ động đâm tàu hải cảnh của Trung Quốc nên bị chìm.”
“Trung Quốc tố Việt Nam
xâm phạm Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc”.
Trung Quốc đã nhiều ngàn
lần “tố” Việt Nam mà không thể viện dẫn ra ở đây.
2. NGUYÊN TẮC ĐÓN NHẬN THÔNG TIN TỪ BẮC KINH
Từ ngàn năm, Trung Quốc nổi
tiếng với những kế sách vu oan giáo họa, gắp lửa bỏ tay người, mà kế sách thứ
12 trong Binh pháp Tôn tử “Di thể giá họa – đưa vật để vu khống” chỉ là mẹo vặt.
Từ khi nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa ra đời, thì khả năng vu cáo của Trung Quốc cộng sản vượt ngàn lần
thời Trung Quốc phong kiến.
Bởi vậy, cần có nguyên tắc
đón nhận thông tin từ Bắc Kinh như là một định lý hay là câu thần chú: “Không
tin ngay bất kỳ thông tin nào của chính quyền cộng sản Trung Quốc – trước khi tự
mình kiểm nghiệm được sự thật”.
3. KHÔNG LÀM PHƯƠNG HẠI ĐẾN QUAN HỆ VỚI ẤN ĐỘ
Trung Quốc tuyên bố chủ
quyền lãnh thổ trên đất của tất cả các nước có biên giới chung với Trung Quốc.
Trung Quốc dùng bạo lực quân sự với tất cả các nước có chung biên giới để chiếm
đất. Trung Quốc thậm chí to gan đến mức gây chiến tranh biên giới với các nước
lớn để chiếm đất. Đó là chiến tranh biên giới với Liên Xô năm 1969. Đó là chiến
tranh biên giới với Ấn Độ năm 1962. Còn với Việt Nam, nước bé hơn, thì Trung Quốc
thích đánh lúc nào là đánh. Kết cục là Trung Quốc đã gieo họa cho Việt Nam bằng
cuộc chiến tranh biên giới Trung – Việt tang thương dằng dặc 10 năm 1979-1989.
Nay căng thẳng biên giới Ấn
– Trung đang gia tăng. Tại sao báo Vnexpress lại có thể tin vào điều Trung Quốc
tố Ấn Độ vượt biên tấn công binh lính Trung Quốc? Sao không trích dẫn báo Ấn Độ
mà đưa tin? Sao không trích báo các nước khác mà đưa tin?
Hãy cứ tưởng tượng, Ấn Độ,
Hoa Kỳ, EU đưa tin “Trung Quốc tố Việt Nam vượt biên, tấn công binh lính Trung
Quốc” thì mới cảm nhận hết được sự nổi giận.
Dẫn tin “Trung Quốc tố Ấn
Độ vượt biên, tấn công binh lính” là không tốt cho Ấn Độ. Đưa tin kiểu này sẽ
làm phương hại đến quan hệ Việt Nam – Ấn Độ. Chưa nói đến khía cạnh Ấn Độ là
thành viên quan trọng trong ‘Liên minh Kim cương’ mà Việt Nam rất cần có quan hệ
nồng ấm hơn nữa.
4. SỰ TRÙ MẬT CỦA GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC
Trung Quốc cài cắm gián
điệp khắp nơi trên thế giới. Trung Quốc mua chuộc được cả người Mỹ lẫn người
Nga làm gián điệp cho Trung Quốc.
Tháng 1/2020 lộ diện 3
nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc. Trong số đó có giáo sư Charles Lieber của Đại học Harvard.
Gần đây nữa, Chủ
tịch Viện hàn lâm Khoa học Bắc cực của Nga là Valery Mitco cũng bị bắt vì
cung cấp cho Trung Quốc các kết quả khoa học về thủy âm học và phương pháp phát
hiện tàu ngầm.
Với Việt Nam thì gián điệp
của Trung Quốc trù mật khắp mọi nơi. Hãy cảnh giác với gián điệp Trung Quốc.
5. HÃY THẬN TRỌNG KHI DẪN NGUỒN TIN TỪ TRUNG QUỐC
Báo Vnexpress trước đây
cũng từng để lọt bài ca ngợi Trung Quốc trong chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng
2/1979. Rằng “Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động
lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt – Xô quan hệ khăng khít”.
Đây không chỉ ca ngợi
Trung Quốc, mà còn cố ý chê bai Liên Xô và hạ thấp quan hệ Việt – Xô trong chiến
tranh biên giới tháng 2/1979.
Việc Trung Quốc phải rêu
rao chiến tranh hạn chế để Liên Xô , Hoa Kỳ, và thế giới biết trước mà không phản
ứng mạnh thì ai cũng rõ. Nhưng mục đích chính là để Liên xô không mở mặt trận ở
biên giới Xô – Trung. Điều này rõ như ban ngày. Đến trẻ con cũng biết. Việc gì
phải ca ngợi Trung Quốc phán đoán đúng ý định của Liên Xô. Lại còn đưa câu
“Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt –
Xô quan hệ khăng khít” để chê bai Liên Xô và chê bai quan hệ Việt – Xô.
Việt Nam biết trước đến mức
tướng Lê Trọng Tấn đã nói với TBT Lê Duẩn trước khi mang quân sang Campuchia:
“Trung Quốc nhiều năm chưa động binh, quân giải phóng Trung Quốc không quen trận
mạc, chỉ cần bố trí vài sư đoàn chủ lực là đủ đối phó. Giải quyết vấn đề
Campuchia trong vòng 2 tuần. Điều quân về vẫn kịp”.
Việt Nam biết trước đến mức
không cần bố trí hết quân chủ lực, càng không cần mở mặt trận thứ 2 ở biên giới
Xô – Trung. Một cuộc chiến tranh luôn phải hạn chế. Không để cho chiến tranh
lan rộng. Đó mới xứng đáng đứng vào vị trí người cầm quân.
Cũng chính vì thế, Việt
Nam đã bố các quân đoàn chủ lực để phản công chiếm lại Lạng Sơn cùng tên lửa
chuẩn bị san phẳng Bằng Tường, nhưng Việt Nam đã không tấn công khi Trung Quốc
tuyên bố rút quân.
Xin hãy thận trọng khi dẫn
nguồn tin của Trung Quốc. Nhất là tin tức về tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc.
Bởi vì, vô tình sẽ làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với các nước có lãnh
thổ bị Trung Quốc tranh chấp.
No comments:
Post a Comment