Công cuộc tranh đấu đòi
quyền bình đẳng của người Mỹ Da Đen chưa bao giờ ngưng nghỉ, bắt đầu khi 19 người
Da Đen bị bắt cóc từ Phi Châu do người Anh đem đến Point Comfort, thuộc tiểu
bang Virginia vào năm 1619 rao bán, cho mãi đến ngày hôm nay vẫn chưa dứt. Mặc
dù ngày 6 tháng 12 năm 1865, mấy tháng sau khi cuộc Nội Chiến ở Hoa Kỳ kết
thúc, luật pháp Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ chế độ Nô lệ và trả Tự Do cho nhiều đời
Nô Lệ Da Đen trên đất Mỹ. Thế
nhưng, chế độ hà khắc, dã man và tàn bạo của người da trắng đối xử với người Da
Đen ở Mỹ, CHƯA BAO GIỜ THỰC SỰ CHẤM DỨT.
Rất dễ dàng
để những người Việt tỵ nạn vào những tháng năm sau này, đặt chân đến Mỹ nghĩ rằng,
giá trị Công Dân của họ, giá trị Nhân Bản của họ, và giá trị Đạo Đức của họ, tự
động được xếp hạng cao hơn của những người Da Đen ở Mỹ. Họ không thèm đếm xỉa đến. Họ lờ đi những công
lao. Họ chối bỏ những kết quả do người Da Đen ở Mỹ tranh đấu để họ được thừa hưởng
những quyền lợi mà họ có được ở ngày hôm nay trên đất nước này. Mặc dù có không
biết bao nhiêu là người Da Đen đã phải đổ những giọt nước mắt đắng cay, đã phải
đổ biết bao nhiêu giọt máu đào và đã ngã xuống cho công cuộc tranh đấu, chỉ để
đòi được bình đẳng như Con Người sống trên đất Mỹ.
Nếu phải kể ra tội “ăn
cháo đái bát”, tội “phản trắc bất nhân” của một số người Việt ở Mỹ với bản chất
kỳ thị ăn sâu trong máu, khi họ bênh vực cái sai phạm nghiêm trọng của 4 người
cảnh sát, nhất là của người cảnh sát mang tên Derek Chauvin, chấn nguyên sức nặng
thân mình qua đầu gối chặn ở gáy nạn nhân cho đến chết, trong suốt cái quá
trình 8 phút 46 giây đồng hồ, mặc cho những van xin của nạn nhân thì phải nói,
trên đời này, có lẽ không còn điều sai phạm, chẳng còn cái ác nào, chẳng còn
giá trị đạo đức nào đáng được đặt ra được nữa.
Chẳng những thế, có nhiều
người lại còn kết án nạn nhân với cái bản “tội trạng dài dằng dặc” của người chết
tìm thấy từ những trang da trắng kỳ thị chế biến lại, như để trưng bày tội ác của
… cộng sản. Theo những con người không có lương tâm, không có nhân bản và không
có trái tim này, thì cái chết của anh ta là đúng rồi. Họ chẳng những chấp nhận
mà còn cổ súy cho kẻ giết người, suốt 8 phút 46 giây đồng hồ bóp hết sự sống của
người khác mà không một cái chau mày, không một cái nháy mắt, không một chút
nghĩ ngợi kia như là một việc làm đúng đắn.
Suốt thế kỷ thứ 20 nhất
là trong những thập niên 40s, 50s, 60s người Da Đen bị giết bất kỳ lúc nào, mà
chỉ cần một nhóm người da trắng muốn, mà không cần phải đối mặt với tòa án và với
bất kỳ luật lệ gì. Người da trắng kỳ thị có toàn quyền xử chết người Da Đen
không cần quan tòa, không cần công tố viện, không cần chứng cớ và họ xử ngay tại
chỗ, giết người Da Đen còn tệ hơn một con vật. Đó là cái tội ác gọi là “mob lynching”, chỉ
cách đây chưa đầy nửa thế kỷ.
Trong những thập niên của
thiên niên kỷ mới này, mọi sự vẫn thế. Mỗi năm vẫn có hàng trăm người Da Đen bị
đối xử bất công, bị đàn áp, bị đánh đập và bị giết chết một cách hợp pháp dưới
bàn tay của những người thề hứa “Bảo Vệ và Phục Vụ”. Cái kết quả vẫn chẳng khác
xưa, vẫn MỘT QUỐC GIA và 2 HỆ THỐNG – vẫn DA TRẮNG và DA ĐEN, một cách bất công
khủng khiếp.
Có biết bao nhiêu cái chết
oan sai được đem ra trước cái gọi là Tòa Án Công Lý? Ở đó thường là 12 người Bồi
Thẩm Đoàn da trắng, ở những quận hạt mà người da trắng chiếm hơn 70% với những
người Thẩm Phán Bảo Thủ da trắng, những người thẩm phán bảo thủ này, không bảo
vệ truyền thống tốt đẹp cổ kính nhưng họ bảo thủ cho sức mạnh và quyền lực của
người da trắng. Cái kết vẫn luôn là những bản án ầu ơ, nhẹ hơn tội ăn cắp trong
siêu thị, hoặc được tha bổng, hoặc chỉ vài ba tháng tù và đuổi việc ở quận hạt
này, lại luôn có kèm giấy giới thiệu tới những quận hạt khác, thành phố khác hoặc
tiểu bang khác để lại tiếp tục tung hoành. Cái kết quả là sự dồn nén, áp bức của
những oan sai chồng chất dẫn đến những vụ bạo loạn như hiện nay, không thể nào
tránh khỏi.
Ngay cả trong những lúc
oán hận ngút trời này, người ta đã thấy rõ sự dàn xếp của Công Lý ở Mỹ của người
da trắng. Từ cái Bản Báo Cáo Khảo Sát Tử Thi của chính quyền, thì người ta đã
thấy việc đổ tội cho nạn nhân nhằm bao che giảm tội cho can phạm khá rõ ràng
“Chết Do Nhiều Tiền Bệnh. Chết Do Bệnh Tim Có Sẵn. Chết Do Rượu Bia và Ma Túy”
và không hề có liên quan gì đến việc bị chặn cổ trong 8 phút 46 giây chết vì ngạt
thở cả. Nếu không có những cuộc bạo loạn như hiện nay, và cho dù ngay cả khi có
những cuộc xuống đường như hiện nay, liệu 5-7 tháng hoặc 1-2 năm ngâm tôm sau
này, bản án sẽ là gì? Chẳng cần đoán, người ta cũng biết là nếu không tha bổng
và trả lại tất cả những quyền lợi đã mất cho tội phạm, thì kẻ giết người mang đồng
phục của cảnh sát kia, cũng chỉ bị mất việc nơi này, ung dung sang nơi khác tiếp
tục.
ĐÓ CHÍNH LÀ
LÝ DO mà KHÔNG CHỈ NGƯỜI DA ĐEN nhưng là MỌI SẮC DÂN CÙNG HỌ XUỐNG ĐƯỜNG 4 HÔM
NAY mà KHÔNG HỀ TIN VÀO 2 CHỮ CÔNG LÝ LÀ THẾ.
Ngay cả tội phạm người da
trắng cũng luôn được đối xử rất nhã nhặn và rất tình người, cho dù đó là những
tên sát nhân giết người hàng loạt. Cảnh sát da trắng luôn tìm mọi cách để những
tên sát nhân này tự nguyện đầu thú, cho dù chúng được báo là nguy hiểm và có
mang theo vũ khí. Cùng một lúc, những người cảnh sát này sẵn sàng nả mấy chục
viên đạn vào thân thể nạn nhân người Da Đen, bất kỳ họ có mang theo vũ khí hay
không và 90% là không.
Thế nhưng sau hơn 40 năm ở Mỹ, đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt chứng
kiến con số rất lớn người da trắng và các sắc dân khác cùng tham gia xuống đường
biểu tình ủng hộ người Da Đen đấu tranh cho Công Lý.
Và đây,
cũng là lần đầu tiên, tôi chứng kiến trên Facebook con số những người Việt Nam
lên án những người Da Đen đã sống chết đấu tranh để họ có được ngày hôm nay …
đông đảo đến thế. Và cũng chỉ đến ngày hôm nay, tôi mới hiểu tại sao trong ngôn
ngữ tiếng Việt, chữ Cuồng lại luôn có chữ Điên đi theo ngay sau nó.
Dưới đây chỉ là 1 trong
hàng trăm thí dụ, khi một tội phạm da trắng giết người (9 người) khơi khơi, vào
năm 2015 ở South Carolina, được cảnh sát đón nhận bằng những vòng tay “yêu
thương tha thứ” khi được kêu gọi ra đầu hàng, thay vì bằng 9 phát đạn như đã giết
Philando Castile dưới sự chứng kiến của vợ con anh ta đang ngồi chung trong xe
không cần lý do, sau khi anh này bị thổi còi chận xe lại … cũng ở tiểu bang
Minnesota chưa đầy một năm sau đó, năm 2016.
CÓ MỘT AI ĐÓ
ĐÃ GỌI NGƯỜI VIỆT là LOÀI PHẢN TRẮC, HÌNH NHƯ CŨNG KHÔNG SAI LẮM (lẽ dĩ nhiên, không phải là tất cả).
*
RoofShooting
Jun 1, 2020
Cách tội phạm da trắng được đối xử khác với da đen
thế nào.
No comments:
Post a Comment